Tưởng tượng và kể lại cuộc gặp gỡ với nhân vật anh thanh niên trong tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa

Mùa đông năm nay gia đình tôi quyết định sẽ đi Sa Pa để tận hưởng không khí lạnh ở trên đó. Từ trước đến nay Sa Pa vẫn là nơi có thể đón tuyết đầu tiên ở Việt Nam. Du khách đến với Sa Pa – mảnh đất trong sương không chỉ ấn tượng bởi những cảnh đẹp, những dinh thự cao tầng mà còn ấn tượng bởi sự hiếu khách, hồ hởi của người dân nơi đây. Là một lữ khách nhỏ tuổi từ thủ đô Hà Nội, cùng gia đình lên thăm Sa Pa, tôi mới thực sự cảm nhận sự đón tiếp nồng hậu, chân tình, cởi mở của người thị trấn giản dị “Sa Pa”. Đặc biệt, tình cảm ấy được khởi nguồn từ cuộc gặp gỡ, trò chuyện với nhân vật thanh niên trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của nhà văn Nguyễn Thành Long.

Chiếc xe của chúng tôi dừng lại dưới chân núi nghỉ lại thị trấn Sa Pa. Dọc theo con đường đất đỏ lên núi, được biết cách đây là đỉnh Yên Sơn – ngọn núi khá cao tại Sa Pa này. Chao ôi! Khung cảnh nơi đây thật đẹp. Từng dải núi uốn lượn trập trùng bao trùm là cả màu xanh bạt ngàn của núi rừng. Những dải mây vắt ngang núi như những dải lụa đào uốn lượn, bồng bềnh và huyền ảo. Hình như vẻ đẹp mộng mơ này tôi đã gặp ở đâu rồi thì phải, sao quen quá!

Tôi không tài nào nhớ nổi, hai bên là những cây thông chỉ cao quá đầu, thấp thoáng vài căn nhà nhỏ kiểu nhà sàn. Những bông hoa tử kinh màu tím khẽ đung đưa theo chiều gió như đang e ngại ngập ngừng núp trong làn sương mù ảo, thật nên thơ và gợi cho người ta cảm giác thoải mái, khoan khoái, không náo nhiệt, ồn ào tấp nập như nơi đô thị. Theo con đường mòn nên núi, trong đầu tôi xuất hiện bao ý nghĩ vẩn vơ, thú vị, bỗng có một giọng nói vang lên từ bên trái tôi, tôi giật mình quay lại. Xuất hiện trước mắt tôi là bác trạc bốn mươi tuổi, vóc dáng khỏe mạnh, khuôn mặt chữ điền, trên tay còn cầm một chiếc máy bộ đàm. Bác niềm nở đến cạnh tôi vui vẻ, thân thiện đến dễ mến, trong tôi cảm thấy khác lạ. Có lẽ, tôi gặp người cởi mở, dễ dãi và vui tính như bác là lần đầu tiên, lại cảm giác y như lần đầu nhìn thấy Sa Pa và lần này rõ hơn.

Chẳng lẽ đây đúng là Sa Pa lặng lẽ với anh thanh niên trong Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long. Tôi cảm thấy e ngại mất dần và như đã thân thiện với bác, tôi quen dần và thấy đã thân thiện với bác lâu lắm rồi. Tôi gạn hỏi và đúng rồi, bác chính là anh thanh niên. Bác rất vui vẻ khi trả lời: - Đúng đấy, bác chính là hình ảnh anh thanh niên trong Lặng lẽ Sa Pa mà Nguyễn Thành Long đã viết đấy. Thật không ngờ tôi lại được gặp bác – người thanh niên luôn âm thầm, lặng lẽ cống hiến cho đất nước, cho dân tộc. Bác dẫn tôi đến nơi ở của bác. Trước mặt tôi là một căn nhà nhỏ ba gian, bên ngoài quét sơn xanh, có một chiếc bàn nhỏ và mấy chiếc ghế xinh xắn. Căn nhà nằm gọn trên một khu đất thoải trên đỉnh đồi bao trùm cả một màu xanh của lá rụng, xen dưới những tia nắng lấp lánh yếu ớt, mây mù trắng xóa chỉ cách ba mét là mọi vật nhòa đi trong sương. Tôi vội bước nhanh đến trước căn nhà ngắm kỹ và muốn ôm nó vào lòng, đẹp quá, đẹp đến bình dị và thơ mộng. Đằng sau căn nhà là một vườn hoa đầy hương sắc. Bác mỉm cười rồi nhẹ nhàng ra ngắt mấy bông hoa thược dược, hoa dơn bác trao cho tôi, tôi vội đến lấy, trong lòng biết bao vui sướng. Bác mời tôi vào nhà,  căn nhà đẹp quá, sạch sẽ, đơn sơ, gọn gàng. 

- Bác chỉ ở một mình thôi ạ?

- Ừ! Gia đình bác ở dưới thị xã còn bác ở trên đây một mình công tác. Bác vừa nói vừa pha trà, ấm trà nóng thoang thoảng lại vừa ấm áp lại mát mẻ, bác rót vào một cái tách nhỏ rồi đem đến cho tôi.

- Cháu xin ạ! Bác cứ mặc cháu.

- Thế cháu lên đây chơi hay là ở hẳn?

- Dạ cháu đi du lịch cùng gia đình thôi ạ!

- Lên Sa Pa cũng thú vị lắm cháu ạ. Nhưng cũng có cái buồn tẻ, lạnh lẽo, có khi nó làm cho con người ta cô đơn. Tôi lặng đi một lúc, trầm ngâm suy nghĩ: Chắc hẳn bác là một người rất yêu nghề và gắn bó với mảnh đất này. Như để đáp lại cái suy nghĩ thầm kín của tôi, bác nói tiếp:

- Quả thực, đôi lúc bác cảm thấy rất buồn, nhất là lần đầu tiên công tác ở đỉnh Yên Sơn. Bác nhíu đôi mày lại như đang suy tư về một điều gì đó. Không khí thật yên tĩnh, thỉnh thoảng có làn gió nhẹ thoảng qua đem theo mùi hoa lẫn mùi cây cỏ, mùi đất của Sa Pa. Một chú chim cất tiếng hót, nó đậu lên cửa sổ, bác khẽ đến bên nó rồi vội nói:

- Nhưng không hẳn Sa Pa buồn và lặng lẽ thế đâu cháu ạ. Bác rất vui vì tìm được thú vị, sự say mê trong công việc, hiểu được trách nhiệm của mình với quê hương, mọi vật ở đây đều là bạn của bác. Chúng gắn bó với bác suốt mấy chục năm qua.

- Tài thật bác nhỉ, Sa Pa đem lại cho cháu sự ngạc nhiên không chỉ vẻ đẹp của nó mà còn bởi… Tôi vừa nói vừa đi lên giá sách, chưa kịp nói hết, bác đã tiếp lời:

- Có phải là những con người ở đây không?

- Dạ đúng ạ.

- Cháu có biết  bác kĩ sư su hào không?

- Cháu biết! Cháu biết qua lời giới thiệu của bác với ông họa sĩ già. Tôi cười tinh nghịch, bác ngờ ngợ rồi:

- À thì ra là thế. Bác nhớ ra rồi nhưng để bác nói cho cháu nghe nhiều hơn nhé. Bác ấy đến nhận công tác ở đây sớm hơn bác rất nhiều, bác chăm chỉ lắm. Bác thật là người khiêm tốn, y như nhân vật anh thanh niên ấy. Rồi bỗng tôi nảy ra ý nghĩa.

- Bác ơi! Thế cảm giác của bác khi được nhà văn Nguyễn Thành Long đưa vào nhân vật chính của tác phẩm thế nào ạ? Bác vui vẻ đáp: - Lúc ấy quả thật bác không ngờ mình lại được vinh hạnh ấy. Vì bác làm ở đây có gì đâu so với người khác… Bác dừng lại đôi chút, giọng vụt lại buồn buồn. - Chắc bây giờ bác kĩ sư su hào, những đồng đội… họ không còn nữa. Có người đã hi sinh trong kháng chiến rồi. Tôi thông cảm với nỗi niễm của bác nên không dám gợi lên kỉ niệm buồn. Tôi chợt nhớ đến một chiến công của bác được nhà văn Nguyễn Thành Long từng kể.

- Bác à! Bác đã phát hiện ra đám mây khô và góp phần vào thành công trong mặt trần năm xưa phải không ạ? Khuôn mặt bác rạng rỡ hẳn lên, trông bác như trẻ lại cách đây mười năm.

- Đúng vậy, bác đã phát hiện ra đám mây khô ráo cho bộ đội ta bắn trúng máy bay Mĩ. Bác vui tính thật, trò chuyện với bác ít phút thôi mà thôi cảm thấy bác như người bạn lâu lắm rồi. Một tiếng trôi qua, tôi phải chia tay bác ra về. Bác tiễn tôi ra ngoài cửa:

- Cháu chào bác ạ!

- Ừ!! Thôi về đi kẻo bố mẹ mong, sau này có dịp lại lên đây chơi với Bác nhé. Tôi chia tay bác lòng đầy lưu luyến. Chính bác là người đã cho chúng tôi hiểu về công việc và sự hi sinh thầm lặng là như thế nào? Tôi thầm cảm ơn bác.

Cuộc gặp gỡ ấy sẽ mãi trong lòng tôi. Cuộc gặp gỡ ấy khiến tôi vui mừng và xúc động vô cùng. Bác thật giống với nhân vật anh thanh niên trong Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long đã khắc họa. Bác là tấm gương sáng cho tôi và các bạn noi theo, để tôi hiểu rằng tuổi trẻ cần phải biết cống hiến, hi sinh.

I, Dàn ý tham khảo

1, Mở bài

- Giới thiệu cuộc gặp gỡ giữa em và anh thanh niên

2, Thân bài

- Hoàn cảnh em gặp anh thanh niên

- Cuộc trò chuyện ấy đã diễn ra như thế nào?

- Cảm xúc, tâm trạng của em khi trò chuyện với anh thanh niên

3, Kết bài

- Tình cảm của em dành cho anh thanh niên

II, Bài văn tham khảo

Các bạn đã học bài "Lặng lẽ Sa Pa" của tác giả Nguyễn Thành Long chưa? Còn tôi thì mới được học xong đó. Thật may mắn cho tôi là tôi không những được học tren những trang sách, trang vở, qua lời giảng dạy của cô giáo mà tôi còn được đi trải nghiệm thực tế ở Sa Pa để có cái nhìn rõ nét hơn về hoàn cảnh sống, công việc của anh thanh niên.

Trong chuyến đi Sa Pa ấy, tôi đã trải qua rất nhiều cung bậc cảm xúc. Trước hết, đó sự ngạc nhiên xen lẫn sự vui tươi, hạnh phúc. Ngạc nhiên là bởi đây là lần đầu tiên tôi đi Sa Pa, lần đầu tiên ngắm nhìn và tận hưởng Khung cảnh, đất trời nơi đây. Không khí thật trong lành và dịu mát làm sao! Nhưng ban đêm thì lạnh lắm nhé, đúng như lời anh thanh niên kể vậy đó. Và các bạn có biết tại sao mình lại hạnh phúc không? Hạnh phúc là bởi mình đã được gặp anh thanh niên các bạn ạ. Mình sung sướng lắm. Mình còn nhảy lên và ôm chầm lấy anh cơ. Mình và anh đã có cuộc trò chuyện ngắn ngủi bên nhau. Anh hỏi mình tên gì:

- Em tên là Thanh ạ!

Rồi mình đã hỏi cặn kỹ hơn về hoàn cảnh sống của anh. Anh nói:

- Như em đã biết đấy, anh phải làm việc trên đỉnh núi cao 2600m. Lạnh lắm đó. Sợ lắm đó. Nguy hiểm lắm đó.

Anh nói đến đây mình run lẩy bẩy. Run vì lo cho anh, run vì công việc của anh quá đỗi vất vả, sự sống của anh có thể bị "Thần Chết" đến cướp đi bất cứ lúc nào.

Mình hỏi anh:

- Vậy, tại sao anh lại yêu thích công việc này?

Anh cười khẽ nói:

- Anh cũng không biết nữa. Nhưng anh luôn tự hào về công việc của mình. Thử hỏi xem, nếu không có những người không quản ngại khó khăn, làm công việc đo nhiệt độ thì làm sao chúng ta có thể biết được thời tiết sẽ ra sao? Hay thời tiết của nước chúng ta có gì đáng báo động?

- Ai cũng có nghề, có niềm đam mê với nghề. 

- Vả lại, không chỉ có mỗi mình anh, mà còn rất nhiều người khác. Họ cũng vất vả. Và hơn thế, một mình anh không thể làm hết công việc ở đây được. Anh còn có sự giúp sức của rất nhiều người khác. "Một cây làm chẳng nên non/ Ba cây chụm lại nên hòn núi cao" mà.

Qủa thật, qua câu cuộc gặp gỡ, trò chuyện ấy, mình thêm thán phục, tự hào những người như anh thanh niên. Họ quả cảm, dũng cảm, họ không màng đến cái chết. Họ chỉ sống hết mình và làm việc hết mình. Tôi tự hào lắm!

Sau chuyến gặp gỡ ấy, tôi đã có thêm nhiều trải nghiệm, thêm nhiều bài học. Và tôi - một học sinh, một công dân tương lai của đất nước Việt Nam, tôi sẽ vạch ra cho mình một kế hoạch học tập, không ngừng phấn đấu, rèn luyện bản thân để góp sức, cống hiến cho Tổ Quốc.

Bài làm

Sapa đẹp nổi tiếng, tôi đã nghe từ lâu và luôn ước mong được một lần đặt chân đến đó.Niềm mơ ước đó càng trở lên mãnh liệt hơn khi tôi được học truyện ngắn “ Lặng lẽ Sapa”.Niềm mơ ước đó đã theo tôi vào giấc ngủ.

Giật nảy người, tôi thấy mình đang ở trên một chiếc xe buýt.Ngó ra ngoài cửa sổ tôi thấy chiếc xe khách đang chạy chầm chậm trên một con đường đèo cheo leo uốn lượn quanh co.Tôi đưa mắt nhìn xung quanh. Khung cảnh trước mắt bỗng hiện ra với vẻ đẹp kì lạ. Tôi thấy những cây thông chỉ cao quá đầu,rung tít trong nắng.Nắng len cháy đốt rừng cây. Mây bị nắng xua cuộn tròn lại từng cục, lăn trên các vòm lá ướt sương,rơi xuống đường cái, luồn cả vào gầm xe. Cảnh sao xa lạ quá.

–         Chỉ vài cây số nữa là tới Sapa.

Đang mơ màng tôi bỗng nghe bác lái xe nói.Tôi giật mình, háo hức , tò mò đưa mắt nhìn ra xa lặng lẽ. Tôi đang ở Sapa sao ? Thật hay mơ ? Tôi véo vào mặt mình.Đau quá ! Tôi đang ở Sapa thật.Nhưng ngay lúc đó xe bỗng phanh kít lại. Khách trên xe xôn xao.Bác lái xe bảo là dừng xe lại một lúc để lấy nước và để mọi người nghỉ ngơi ăn lót dạ.Tôi xuống xe để hưởng thức vẻ đẹp của Sapa. Phải công nhận Sapa đẹp thật. Sapa quá đẹp! Khách đi xe bây giờ đã xuống đất tất cả. Kẻ đang vươn vai, người ngồi bệt xuống ven đường giở thức ăn mang theo ra.Đưa mắt nhìn ngôi nhà nhỏ trên đỉnh đèo ẩn trong mây. Tôi tò mò đi lên.Lên tới nơi ,tôi phát hiện ra căn nhà thật đẹp.Căn nhà nhỏ được bao quanh bởi một vườn hoa nở rộ với rất nhiều loài hoa. Trong mây mù ngang tầm với cầu vồng kia,hoa dơn, hoa thược dược …vàng, đỏ, tím, vàng … rực rỡ.Ở giữa vườn có một cháng trai đang chăm sóc hoa.

Nhìn thấy tôi anh thanh niên mỉm cười đi tới chỗ tôi đứng.Anh quệt vội giọt mồ hôi trên sống mũi hỏi nhỏ :

–           Em từ dưới xuôi lên à ! Vào nhà chơi đi em.

Nhìn nụ cười thân thiện của anh tôi cảm thấy rất ấm áp.Lúc này tôi mới nhìn kĩ anh .Anh khoảng hai bảy hai tám gì đó.Dáng người nhỏ bé , nét mắt rạng rỡ. Ánh mắt luôn toát lên vẻ tự tin.Tôi theo anh vào nhà.

–         Anh chỉ sống một mình thôi à ? Nhìn xung quanh nhà tôi hỏi.

–         Ừ ! Gia đình anh ở dưới thị xã , còn anh ở trên đây để công tác.

Xem thêm:  Suy nghĩ về trò chơi điện tử và trò chơi dân gian với học sinh

Anh vừa nói vừa pha trà, ấm trà nóng thoang thoảng vừa ấm áp lại vừa mát mẻ.Anh rót vào một tách nhỏ rồi đem đến cho tôi.

– Cho em xin ạ ! Anh cứ để em tự nhiên.

– Thế em lên đây có việc gì ?

– Em theo cha lên đây thăm bạn ! Tôi trả lời đại vì chính tôi cũng không biết tại sao tôi ở đây.

– Lên Sapa cũng thú vị lắm em ạ. Nhưng cũng có cái buồn tẻ , lạnh lẽo có khi làm cho con người ta cô đơn. Quả thật , anh cảm thấy rất buồn nhất là lúc lần đầu tiên lên công tác ở đỉnh Yên Sơn.

Anh nhíu đôi mày lại như đang suy tư vào một điều gì đó.Không khí thật yên tĩnh. Thỉnh thoảng có làn gió nhẹ thoảng qua đem theo mùi hoa lẫn mùi cây cỏ, mùi đất của Sapa. Một chú chim cất tiếng hót.Nó đậu trên cửa sổ. Lúc này trong đầu tôi vang lên câu nói của bác lái xe trước khi mọi người rời xe : “ Đây là đỉnh Yên Sơn, cao hai nghìn sáu trăm mét. Ở đây có một trong những người cô độc nhất thế gian. Anh ta làm công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu. Cách đây bốn năm, có hôm tôi cũng đang đi thế này chợt thấy một khúc thân cây chắn ngang đường, phải hãm lại. Một anh thanh niên ở đâu chạy đến, hè với tôi và khách đi xe đẩy khúc cây ra một bên cho xe đi. Hỏi ở đây mà ai đẩy cây ra giữa đường thế này, anh chỉ đỏ mặt. Thì ra anh ta mới lên nhận việc, sống một mình trên đỉnh núi, bốn bề chỉ cây cỏ và mây mù lạnh lẽo, chưa quen, thèm người quá, anh ta kiếm kế dừng xe lại để gặp chúng tôi, nhìn trông và nói chuyện một lát. Nhà anh ta trên cái bậc cấp kia.”Lúc này tôi mới nhận ra mình đang nói chuyện với “Anh thanh niên” trong lặng lẽ Sapa.Thật kinh ngạc.Tôi cười tinh nghịch cười hỏi :

– Anh có gặp lại bác họa sĩ và cô kĩ sư trẻ từng tới đây thăm anh lần trước không ?

Anh ngờ ngợ nhìn tôi.Tôi vội nói :” Em từng được gặp bác họa sĩ trong một buổi triển lãm tranh và bác có kể chuyện của anh.Em đã xem bức tranh vẽ anh rồi.Nó đẹp lắm.Bác nói anh rất “thèm người”.

Anh nhìn tôi,cười vui vẻ :

– Đúng là anh thèm người mà ai chẳng thèm người.Đúng không em. Nhất là khi công việc của anh cũng quanh quẩn ở mấy chiếc máy ngoài vườn này thôi. Anh ở đây có nhiệm vụ đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất, dự vào việc báo trước thời tiết hằng ngày, phục vụ sản xuất, phục vụ chiến đấu. Anh lấy những con số, mỗi ngày báo về “nhà” bằng máy bộ đàm: bốn giờ, mười một giờ, bảy giờ tối, lại một giờ sáng. Bản báo ấy trong ngành gọi là “ốp”. Công việc nói chung dễ, chỉ cần chính xác. Gian khổ nhất là lần ghi và báo về lúc một giờ sáng. Rét, rét lắm. Ở đây có cả mưa tuyết đấy. Nửa đêm đang nằm trong chăn, nghe chuông đồng hồ chỉ muốn đưa tay tắt đi. Chui ra khỏi chăn, ngọn đèn bão vặn to đến cỡ nào vẫn thấy là không đủ sáng. Xách đèn ra vườn, gió tuyết và lặng im ở bên ngoài như chỉ chực mình ra là ào ào xô tới. Cái lặng im lúc đó mới thật dễ sợ: nó như bị chặt ra từng khúc, mà gió thì giống những nhát chổi muốn quét đi tất cả, ném vứt lung tung… Những lúc im lặng lạnh cóng mà lại hừng hực như cháy. Xong việc, trở vào, không thể nào ngủ lại được. Vì vậy anh thèm nghe chuyện dưới xuôi lắm.

Tôi lặng đi, trầm ngâm suy nghĩ chắc anh phải là người yêu nghề và gắn bó với mảnh đất này lắm. Tôi cảm nhận sâu sắc tinh thần trách nhiệm cao với công việc .niềm say mê lao động của anh.Từ giã cuộc sống đô thị, nơi xa hoa, lộng lẫy, anh tình nguyện trở về quê hương – mảnh đất Sa Pa, lên đỉnh Yên Sơn lạnh giá làm việc khiến chúng ta ai cũng trân trọng và cảm phục . Anh – một con người vô danh nhưng thực là một con người với mọi ý nghĩa tốt đẹp của danh từ ấy, bởi anh đã sống với ý thức trách nhiệm đầy đủ của một con người.Như để đáp lại suy nghĩ thầm kín của tôi,anh nói tiếp :

– Nhưng không hẳn Sapa buồn và lặng lẽ thế đâu em ạ! Khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được? Huống chi việc của anh gắn liền với việc của bao anh em, đồng chí dưới kia. Công việc của anh gian khổ thế đấy, chứ cất nó đi, anh buồn đến chết mất. Anh rất vui vì tìm được thú vui,sự say mê trong công việc,hiểu được trách nhiệm của mình đối với quê hương.Mọi vật ở đây đều là bạn của anh.Chúng gắn bó với anh suốt mấy năm trời.

– Sapa đã đem lại cho em sự ngạc nhiên không chỉ bởi vẻ đẹp của nó mà còn bởi …

Vừa nói tôi vừa đi đến bên giá sách. Chưa kịp nói hết, anh đã tiếp lời :

– Anh không ngờ bác họa sĩ lại vẽ anh. Anh làm ở đây có là gì so với người khác ….Em có biết có nhiều người nhận công tác ở đây còn sớm hơn anh rất nhiều như Bác kĩ sư su hào ở Sapa đó.

Anh dừng lại đôi chút ,giọng lại buồn buồn :

– Không biết giờ bác họa sĩ ở đâu.Lâu lắm rồi anh không gặp lại bác nhất là cô kĩ sư.

Tôi thông cảm với nỗi niềm của anh nên không dám nói thêm.Tôi chợt nhớ đến một chi tiết trong truyện tôi đã đọc.

– Anh à ! Anh đã phát hiện ra đám mây khô và góp phần vào thành công trong mặt trận Cầu Hàm Rồng phải không ạ ?

Khuôn mặt anh rạng rỡ hẳn lên.

– Đúng vậy.Anh đã phát hiện ra đám mây khô báo cho bộ đội ta bắn trúng máy bay Mĩ. Đối với anh thật là đột ngột, không ngờ lại là như thế. Từ hôm ấy anh sống thật hạnh phúc

Bỗng có tiếng còi xe vang lên.Tôi đành phải chia tay anh.Chỉ trò chuyện với anh ít phút thôi mà tôi cảm thấy như người bạn lâu lắm rồi. Anh tiễn tôi ra ngoài cửa .

– Em chào anh em đi .

– Ừ! Thôi đi nhanh đi kẻo ba mong, sau này có dịp lại lên đây chơi với anh nhé.

   Tôi theo bậc cấp bước xuống đồi, đến mặt đường nhìn lên, không thấy anh đứng đấy nữa. Anh ta đã vào trong nhà. Lúc bấy giờ, nắng đã mạ bạc cả con đèo, đốt cháy rừng cây hừng hực như một bó đuốc lớn. Tôi lững thững đi về phía chiếc xe đỗ, im lặng nghĩ suy: Anh chính là tấm gương tiêu biểu cho thế hệ trẻ Việt Nam đang xây dựng đất nước với lối sống đầy tình cảm. Một con người với lý tưởng cao đẹp: Sống và cống hiến…. Chính điều đó đã tạo cho tôi lòng tin yêu vào cuộc sống. Phải chăng anh chính là Mai An Tiêm trong thời đại ngày nay. Tôi lên xe, tiếp tục cuộc hành trình và lại thiếp đi.

   Bốp! Tôi giật nảy mình, mở mắt ,thấy anh Hai đang đứng kế bên.Thì ra tôi ngủ quên lúc đang học bài.Nhưng hình như hơi ấm và mùi trà vẫn còn thoang thoảng đâu đây.Tôi biết cuộc gặp gỡ này sẽ ở lại mãi trong lòng tôi.Anh đúng là tấm gương sáng cho tôi và các bạn noi theo,để tôi hiểu rằng tuổi trẻ cần phải biết cống hiến và hi sinh.Và khúc ca của Thanh Hải chợt vọng lại trong lòng tôi:” Một mùa xuân nho nhỏ – Lặng lẽ dâng cho đời…