Uống nước biển khô nhiều có tốt không

Tiêu chảy là một bệnh không thể bớt ngay một cách ngoạn mục như khi dùng một kháng sinh hiệu nghiệm để trị một bệnh nhiễm trùng.

Một số thuốc chống tiêu chảy khác như các men vi sinh chỉ có lợi trong trường hợp tiêu chảy do loạn khuẩn ruột (dùng kháng sinh kéo dài làm tiêu diệt quần thể vi khuẩn có lợi sống thường trú ở ruột).

Các hãng thuốc cũng giải thích cơ chế ‘cạnh tranh’ giữa các men này với tác nhân gây bệnh, nhưng giải thích chỉ là... giải thích, vì các thử nghiệm lâm sàng không chứng minh hiệu quả rõ rệt. Thuốc ‘Tây’ (Pháp) cũ lại có loại ‘sát trùng đường ruột’ như ercefuril, enterix... nhưng cũng không chứng minh được hiệu quả thực tế qua các thử nghiệm lâm sàng (cũng có nghĩa ‘giải thích chỉ để giải thích’ cho nghe lọt lỗ tai). Tất cả các thuốc này đều bị Tổ chức Y tế thế giới loại khỏi danh sách thuốc thiết yếu, tuy chưa cấm, nhưng khuyên không nên sử dụng.

Trong ba thập niên qua, loại thuốc được xem là trị tiêu chảy hiệu nghiệm nhất là... nước biển khô, hay còn gọi là dung dịch ‘muối đường’, dung dịch ‘điện giải’, phổ biến nhất là gói ORESOL (ORS) của Tổ chức Y tế Thế giới.

Uống nước biển khô nhiều có tốt không

Ảnh minh họa

Gói thuốc này có nhiều phiên bản khác nhau ở mỗi nơi, mỗi nước. Có nơi thì thuốc là một bình nước pha sẵn, có mùi dâu, mùi nho, vị lờ lợ. Có khi lại là gói thuốc bột pha với một lít nước chín hoặc nước đóng chai. Có lúc là một gói thuốc hoặc một viên sủi bọt pha 200ml nước có mùi nước dừa, mùi chuối. Tựu trung, nhà sản xuất tìm cách khắc phục vị lờ lợ, nửa ngọt, nửa mặn của nó để em bé dễ uống. 

Thành phần cơ bản của các phiên bản nước biển khô này là đem lại một sự cân đối hoàn hảo, bổ sung vào lượng các chất muối mà cơ thể mất đi khi tiêu chảy, hoặc khi nôn trớ nhiều. Các chất muối và đường trong thuốc bột này khi pha với số lượng nước nhất định (cần tôn trọng tuyệt đối tỷ lệ pha loãng này) sẽ tạo ‘áp lực thẩm thấu’ tối ưu, hạn chế sự mất nước qua thành ruột. 

Người bệnh được uống ‘nước biển’ khi mất muối và nước sẽ cảm thấy lại sức nhanh chóng. Ngoài ra, có nhiều người, kể cả trong giới chuyên môn không để ý tới tác dụng quan trọng này: nước biển khô còn làm giảm đau bụng, giảm ói kéo dài.

Thật vậy, như chúng ta biết, khi ói nhiều, ai cũng ngại ăn uống, vì càng ăn uống càng... ói nhiều khiến tình trạng mất nước, mất chất điện giải càng trầm trọng hơn. Khi tình trạng mất muối càng nhiều, thì các cơ trơn ở ruột càng bị ‘vọp bẻ’, càng co thắt nhiều gây nôn trớ, đau bụng tăng lên và kéo dài. 

Thông thường, đối với tiêu chảy cấp do siêu vi trùng, triệu chứng ói chỉ xuất hiện trong vài giờ đầu. Nhưng nếu để mất nước và điện giải kéo dài (thường do người bệnh chỉ uống nước lã khi khát - mà không dùng ORESOL) thì tình trạng đau bụng và ói sẽ kéo dài, có khi lên đến 2-3 ngày. Phải cắt đi vòng luẩn quẩn này bằng ‘thủ thuật’ sau: bệnh nhân cần được cho uống nước biển khô từng lượng nhỏ và liên tục. Tốt nhất, nên dùng muỗng bón từng muỗng một. Không nên uống ồ ạt một lượng lớn dễ làm nôn ói. Cũng không nên cho vào bình sữa cho bé bú (càng dễ bị ói).

Trẻ em tiêu chảy và ói nhiều thì đương nhiên sẽ khát nước. Tuy nhiên, khuyết điểm thường gặp của phụ huynh là chiều theo ý con, cho bé uống ngay nước lã, trong khi chỉ có nước biển khô mới ‘tưới’ cho em bé bị tiêu chảy mất nước đang khô quắt, mệt mỏi trở nên tươi tỉnh lại.

Khi các bé bị tiêu chảy do rotavirus sẽ nôn ói rất nhiều và kéo dài, thì ‘bí kíp’ cũng vẫn là: luôn phải cho uống ‘nước biển khô’ từng ngụm một. Nếu vẫn không cải thiện được thì mới nhập viện, truyền dịch (lúc này mới dùng ‘nước biển... nước’).

Tính trung bình, trong cơ thể nước chiếm tới 70% trọng lượng trong cơ thể được phân bố không đồng đều ở nhiều cơ quan. Nước cũng giống như các chất vitamin, đạm cần thiết cho cơ thể sinh tồn và hoạt động. Khi hoạt động cường độ cao hoặc trong môi trường nóng bức hoặc do nguyên nhân nào đó bạn cần phải bù nước. Việc bù nước vô cùng quan trọng, bởi vì nếu cơ thể thiếu nước sẽ gây hậu quả nghiêm trọng. Cơ thể không đủ nước dẫn tới chức năng chuyển hóa sẽ bị ảnh hưởng như lơ mơ, suy tuần hoàn, thiếu máu… Bù nước bằng cách nào để vừa đảm bảo sức khỏe vừa an toàn? 

Các triệu chứng của mất nước

Trong cơ thể chúng ta, mọi mô, tế bào, các cơ quan trong cơ thể không thể thiếu nước. Nước có vai trò vận chuyển chất dinh dưỡng, điều hòa thân nhiệt, loại bỏ chất thải, bôi trơn các khớp và lưu thông khí huyết. 

Uống nước biển khô nhiều có tốt không
Bù nước bằng cách nào tốt nhất cho cơ thể?

Như vậy cơ thể sẽ không đảm bảo được những chức năng trên nếu cơ thể mất nước. Trẻ em, người lớn tuổi và người mắc một số bệnh lý như bệnh thận, tiểu đường là nhóm đối tượng dễ bị mất nước.

Những triệu chứng mất nước như khô miệng, da khô, cơn khát tăng dần, đi tiểu thường xuyên, chóng mặt, đau đầu, mệt mỏi…

Kể cả khi chúng ta đi tiểu màu nước càng nhạt thì chứng tỏ cơ thể đủ nước. Ngược lại nếu màu nước tiểu càng đậm màu thì cơ thể thiếu nước. Màu nước tiểu thay đổi cũng có thể do những nguyên nhân khác như bệnh lý, sử dụng thuốc hoặc do chế độ ăn uống…

Khi cơ thể bị mất nước, cần bù nước chất điện giải. Chất điện giải khá quan trọng trong việc duy trì hằng định thẩm thấu kali, phosphate, ion, magie, đó là những thành phần quan trọng với dịch lỏng trong tế bào.

Thành phần không thể thiếu được của huyết tương như các ion, natri, clo. Vì thế nên nếu xảy ra mất nước và chất điện giải cơ thể sẽ nhanh chóng suy kiệt, nếu nặng có thể nguy hiểm tính mạng.

Cách bù nước điện giải nhanh chóng

Có rất nhiều cách để bù nước và chất điện giải cho cơ thể theo đường uống để tránh tình trạng mất nước và chất điện giải. Khi có dấu hiệu mất nước thì có thể uống nước dừa, nước muối đường, cháo loãng hay những loại chế phẩm bù nước điện giải như oresol hay nước biển khô.

Uống nước

Nếu chúng ta thường xuyên uống nước thì cơ thể sẽ được bù nước đã mất đi. Nước không giống như các loại đồ uống có đường hoặc calo bổ sung nên bạn có thể uống nước bất cứ khi nào hoặc khi bạn cần bù nước sau thời gian tập luyện, làm việc cường độ cao, ngoài trời nắng…

Có một số người có một số yếu tố di truyền sẽ mất nhiều natri qua mồ hôi hơn so với những người khác. Khi chúng ta vận động mạnh đổ mồ hôi bị cay mắt hoặc thường xuyên bị chuột rút chứng tỏ bị mất nhiều natri qua mồ hôi. Khi natri mất nhiều qua mồ hôi thì chắc chắn bạn sẽ bị thiếu hụt vì vậy cần bù nước điện giải natri. Có thể bù natri cho cơ thể thông qua một chế độ ăn uống cân bằng.

Nước dừa

Nước dừa không còn xa lạ gì đối với chúng ta. Đây là loại nước rất phổ biến vừa có tính chất giải khát vừa tốt cho cơ thể đồng thời giá cả rất bình dân. Trong nước dừa chứa nhiều loại chất điện giải như kali, natri, magie, canxi… Nước dừa cũng là loại nước có lượng đường tự nhiên thấp rất tốt cho cơ thể. Nếu bị tiêu chảy, nước dừa là giải pháp bù nước rất tốt cho cơ thể mau chóng bù đủ lượng nước.

Dùng cà phê và trà

Trong trà và cà phê có thể làm mất nước tạm thời vì có chứa caffeine vì nó hoạt động giống như thuốc lợi tiểu. Nhưng nếu trà và cà phê được uống một lượng vừa phải sẽ cung cấp năng lượng cần thiết cho bạn và cũng cung cấp nước tương tự như nước lọc.

Uống nước biển khô nhiều có tốt không
Có rất nhiều cách để bù nước và chất điện giải cho cơ thể theo đường uống

Khi caffeine dùng liều lượng khoảng 250 - 300g, tương đương với 2 - 3 tách cà phê 240ml hoặc 5 - 8 tách trà 240ml mới làm mất nước. Bạn có thể thêm sữa hạnh nhân không đường vào trà hoặc cà phê hoặc thêm sả, quế vào trà…

Uống sữa tách béo và ít béo

Uống sữa vừa có tính ngậm nước vừa bổ sung thêm chất dinh dưỡng và đặc biệt có nồng độ điện giải tự nhiên cao, giúp chúng ta cân bằng lượng nước trong cơ thể tốt.

Theo một số nghiên cứu chỉ ra các loại sữa ít béo và tách béo là cách bù nước khá tốt tương đương với các loại thức uống thể thao khác. Vì vậy việc bạn bù nước bằng cách uống sữa tách béo và ít béo sau khi mới luyện tập thể thao. Đồng thời sữa giúp tăng cường dưỡng chất, protein cho cơ thể để phục hồi các cơ sau khi tập thể dục.

Có một nhược điểm cho những người không dung nạp lactose hoặc một số loại protein sữa nếu uống sau khi tập thể dục có thể khiến bạn đầy hơi. Dù sữa tách béo ít béo rất tốt cho người mất nước nhưng đối với người bị tiêu chảy hoặc nôn mửa không nên dùng sữa bởi vì sữa có thể làm trầm trọng thêm.

Ăn thêm trái cây và rau quả

Trong các loại trái cây và rau củ quả có chứa tới 80-90% nước vì vậy ăn những thực phẩm này giúp chúng ta bổ sung nước cho cơ thể một cách hiệu quả. Những đồ ăn như khoai tây chiên, bánh quy, ngũ cốc chỉ chứa lượng nước rất nhỏ từ 1 - 9%. 

Khi bổ sung nước chúng ta nên chọn các loại rau củ quả mọng nước như dưa, nho, cam, rau chân vịt, cải bắp, xà lách…

Uống nước biển khô nhiều có tốt không
Chúng ta  hoàn toàn có thể làm được nước điện giải tại nhà

Nếu không có đủ rau củ quả tươi bạn có thể bảo quản trong tủ lạnh để sử dụng khi cần thiết. Loại trái cây rau củ quả này vẫn đảm bảo dưỡng chất thậm chí như một số nghiên cứu chỉ ra việt quất và đậu xanh đông lạnh còn nhiều dưỡng chất hơn trái tươi. 

Các giải pháp bù nước khác

Bù nước điện giải bằng cách nào cho cơ thể mau chóng hồi phục nhất? Để điều trị tình trạng mất nước do tiêu chảy hoặc nôn mửa bạn có thể dùng dung dịch hydrat hóa đường uống. Đây là loại nước được khuyến cáo sử dụng khi điều trị chứng nôn nao hoặc khi tập thể dục để phục hồi cơ thể. Những dung dịch điện giải thường có các chất như natri, kali, đường, clorua… có một số dung dịch còn có một số thành  phần khác như kẽm, prebiotics… Tuy nhiên những loại nước điện giải này thường tốn kém hơn. Vì vậy bạn có thể tự làm nước điện giải tại nhà để giảm chi phí.

Tự làm nước bù điện giải

Chúng ta  hoàn toàn có thể làm được nước điện giải tại nhà gọi là nước detox. Chỉ cần thực hiện đơn giản dùng nước đun sôi để nguội và thêm các loại trái cây và thảo mộc tươi đã có ly nước điện giải. Nước điện giải chúng ta nên làm tới đâu sử dụng tới đó không nên làm nhiều rồi bảo quản tủ lạnh.

Hoặc có thể làm theo công thức sau dùng 1 lít nước cho 1 thìa muối và 2 thìa đường. Hoặc lấy 1 lít nước dừa tươi cho thêm chút muối là có được nước bù điện giải rất tốt cho cơ thể. Hoặc nếu không có thời gian tự làm, bạn cũng có thể sử dụng các loại nước bù điện giải có sẵn đang được bày bán trên thị trường hiện nay. 

Để đảm cơ thể chúng ta được cung cấp đủ nước hãy ăn uống một cách cân bằng và khoa học uống đủ nước để đảm bảo đủ chất điện giải. Nếu như vì hoạt động thể dục cường độ cao, làm việc ngoài trời nắng, bệnh tật… bạn cần phải bù nước điện giải thì các cách bù nước trên bạn có thể áp dụng. Như vậy là câu hỏi: "Bù nước bằng cách nào?" đã có câu trả lời. Hy vọng các bạn đã có thêm kiến thức giúp cho cơ thể luôn khỏe mạnh và hoạt động tốt.