Vận dụng mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức vào thực tiễn

 

Mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức mà một trong những chủ đề thường được lựa chọn làm đề tài viết tiểu luận triết học Mác - Lênin. Trong bài viết này, Luận Văn 2S sẽ cùng bạn tìm hiểu mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức, ý nghĩa phương pháp luận và vận dụng vào thực tiễn nước ta hiện nay. 

Định nghĩa vật chất và ý thức

Vật chất là gì?

Theo quan điểm của Lênin: “Vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan được đem lại cho con người trong trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh và tồn tại không phụ thuộc vào cảm giác”. Hai vấn đề cơ bản của vật chất là:

  • Vật chất là một phạm trù triết học: Khác với khái niệm vật chất trong khoa học cụ thể,  vật chất trong Triết học được xem là một phạm trù triết học rộng lớn nhất, khái quát nhất, không thể gộp vật chất với bất kỳ thuộc tính nào của vật chất hoặc vật thể nào.
  • Thuộc tính cơ bản của vật chất là thực tại khách quan (bao gồm tất cả những gì tồn tại bên ngoài, không lệ thuộc vào ý thức và cảm giác của con người), tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác.

Ý thức là gì?

Vận dụng mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức vào thực tiễn

Theo quan điểm của Mác: “Ý thức là sự phản ánh một cách năng động, sáng tạo thế giới khách quan vào trong bộ óc của con người. Ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan”. Nguồn gốc của ý thức:

  • Nguồn gốc tự nhiên: Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, nguồn gốc tự nhiên của ý thức bao gồm 2 yếu tố không thể tách rời là bộ óc của con người và sự tác động của thế giới bên ngoài lên bộ óc của con người. 
  • Nguồn gốc xã hội: Điều kiện quan trọng nhất và trực tiếp ảnh hưởng đến sự ra đời của ý thức bên cạnh nguồn gốc tự nhiên phải kể đến đó là những tiền đề, nguồn gốc xã hội: lao động và ngôn ngữ.

Vận dụng mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức vào thực tiễn

Mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức

Bài viết cùng chuyên mục:

→ List Đề Tài Tiểu Luận Kinh Tế Chính Trị Mác-Lênin Hay Nhất

Mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức

Ngược lại với quan điểm của chủ nghĩa duy tâm cho rằng thì ý thức là yếu tố quyết định sự tồn tại của vật chất, chủ nghĩa duy vật lại quan điểm rằng vật chất quyết định toàn bộ đến sự tồn tại và phát triển của ý thức. Đồng thời ý thức không tác động trở lại vật chất. Còn theo quan điểm tiến bộ nhất hiện nay (quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng) nhận định rằng: vật chất quyết định ý thức đồng thời ý thức cũng tác động trở lại đối với vật chất.

Vật chất đóng vai trò quyết định đến sự xuất hiện, tồn tại hay mất đi của ý thức. Về mặt bản chất, ý thức chính là sản phẩm của bộ óc con người - một dạng vật chất có tổ chức cao. Vì lẽ đó, ý thức chỉ có khi có con người. Trong mối quan hệ giữa thế giới vật chất và con người thì con người là kết quả, là sản phẩm của giới tự nhiên (thế giới vật chất) qua quá trình phát triển lâu dài. Từ kết luận này giúp chứng tỏ nhận định: vật chất có trước, ý thức có sau.

Nội dung của ý thức được quyết định bởi vật chất do bản chất của ý thức là sự phản ánh thế giới vật chất, là hình ảnh chủ quan về thế giới vật chất. Bên cạnh đó, sự vận động và phát triển của ý thức, hình thức biểu hiện của ý thức bị các quy luật xã hội, quy luật sinh học và sự tác động của môi trường sống quyết định. Các nhân tố này thuộc lĩnh vực vật chất này thuộc lĩnh vực vật chất. Chính vì vậy, không chỉ quyết định nội dung mà vật chất còn có vai trò quyết định cả mọi sự biến đổi và hình thức biểu hiện của ý thức.

Ý thức có tính độc lập tương đối, chính vì vậy nó có khả năng tác động trở lại vật chất thông qua các hoạt động thực tiễn của con người. Vì bản chất của ý thức xuất phát từ con người nên nói đến vai trò của ý thức là nói đến vai trò của con người. Bản thân ý thức không thể thay đổi bất cứ điều gì trong hoạt động thực tiễn nếu như không có sự tiến hành các hoạt động vật chất của con người. 

Ý thức không trực tiếp tạo ra hay thay đổi thế giới vật chất. Tuy nhiên, trên thực tế, mọi hoạt động của con người đều do sự chỉ đạo của ý thức. Vì vậy vai trò của ý thức là trang bị cho con người tri thức về thực tại khách quan. Từ cơ sở này, con người sẽ xác định mục tiêu, đề ra phương hướng, xây dựng kế hoạch, lựa chọn phương pháp, cách thức thực hiện, công cụ, phương tiện hỗ trợ… để thực hiện mục tiêu của mình.

Sự tác động trở lại của ý thức đối với vật chất có thể diễn ra theo hai hướng: tích cực hoặc tiêu cực. Nếu ý thức của con người có khả năng nhận thức đúng, có nghị lực, có tri thức khoa học thì hành động của con người sẽ phù hợp với các quy luật khách quan, con người có năng lực vượt qua những thách thức trong quá trình thực hiện mục đích của mình, thế giới được cải tạo. Ngược lại, nếu ý thức của con người phản ánh không đúng bản chất, quy luật và hiện thực khách quan sẽ dẫn đến hướng hành động của con người đi ngược lại các quy luật khách quan điều này dẫn đến các ảnh hưởng tiêu cực đối với hoạt động thực tiễn và hiện thực khách quan.

Bạn đang đau đầu với bài tiểu luận triết học “khó nhằn” và không biết bắt đầu từ đâu? Đừng lo lắng, tham khảo ngay DỊCH VỤ VIẾT TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC THUÊ của chúng tôi!

Ý nghĩa phương pháp luận của mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức 

Dựa trên cơ sở quan điểm về bản chất năng động sáng tạo của ý thức, bản chất vật chất của thế giới và mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức, nguyên tắc phương pháp luận cơ bản, chung nhất đối với mọi hoạt động nhận thức và thực tiễn của con người đã được chủ nghĩa duy vật biện chứng xây dựng nên. Nguyên tắc này là: trong mọi hoạt động thực tiễn đòi con người phải tôn trọng khách quan, đồng thời phát huy tính năng động chủ quan của ý thức.

Tôn trọng khách quan là tôn trọng các quy luật tự nhiên và xã hội, tôn trọng tính khách quan của vật chất. Có nghĩa là khi xem xét sự vật, hiện tượng cần đảm bảo tính khách quan của sự vật, hiện tượng đó, không xuyên tạc, bóp méo sự thật. Đồng thời cần phải tôn trọng và vận dụng theo quy luật khách quan, lấy thực tế khách quan làm cơ sở cho mọi hoạt động nhận thức và thực tiễn.

Phát huy tính năng động chủ quan là phát huy vai trò tích cực của ý thức, của nhân tố con người để nhận thức đúng quy luật khách quan. Đồng thời phải biết vận dụng quy tắc khách quan trong việc xác định mục tiêu, kế hoạch và lựa chọn các phương pháp tổ chức hoạt động hiệu quả nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra một cách tốt nhất.

Khắc phục các bệnh chủ quan duy ý chí, thái độ tiêu cực, bảo thủ, thụ động, ỷ lại…

Vận dụng mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức vào thực tiễn ở nước ta hiện nay

Từ lý luận của chủ nghĩa Mác Lênin về mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức cũng như đúc rút kinh nghiệm thành công và thất bại trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta đã rút ra được bài học quan trọng là “mọi đường lối, chủ trương của Đảng phải xuất phát từ thực tế và tôn trọng các quy luật khách quan”.

Trong thời kỳ đổi mới, Việt Nam chuyển từ nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN có sự quản lý của Nhà nước. Với chủ trương luôn luôn xuất phát từ thực tế khách quan, tôn trọng và hành động theo quy luật khách quan của Đảng ta, chúng ta đã đạt được một số thành tựu to lớn. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn tồn tại các thiếu sót đặc biệt ở khâu hành động. 

Mong rằng bài viết này sẽ cung cấp cho bạn đọc những kiến thức về mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức cũng như sự vận dụng vào thực tiễn của nước ta hiện nay. 

Vấn đề cơ bản của triết học, đặc biệt là triết học hiện đại là vấn đề giữa tư duy và tồn tại và thực chất là mối quan hệ giữa vật chất và ý thức. Lịch sử của triết học từ trước đến nay luôn là lịch sử đấu tranh không ngừng nghỉ của các trường phái triết học, đấu tranh của các hệ tư tưởng, các khuynh hướng khác nhau trong việc giải quyết vấn đề cơ bản của triết học. Mỗi chủ nghĩa lại cho rằng mối quan hệ giữa vật chất và ý thức khác nhau. Vậy trong triết học Mác – Lê nin, mối quan hệ giữa vật chất và ý thức liên hệ bản thân như thế nào với mỗi người.

Sau đây, Chúng tôi sẽ giới thiệu tới quý vị những nội dung sau để hỗ trợ khách hàng những thông tin cần thiết liên quan đến mối quan hệ giữa vật chất và ý thức.

Vật chất và ý thức là gì?

Vận dụng mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức vào thực tiễn

Vật chất được hiểu là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan tồn tại bên ngoài không phụ thuộc vào cảm giác, ý thức của con người đem lại cho con người trong cảm giác và được chép lại, chụp lại, phản ánh và không lệ thuộc vào cảm giác.

Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin thì ý thức là sự phản ánh một cách năng động, sáng tạo thể hiện ở việc ý thức có thể tạo ra những hiểu biết mới về sự vật, có thể hình dung ra những gì không có trong thực tế vào trong bộ óc con người, ý thức có thể dự đoán, đoán trước được tương lai, có thể tạo ra những lý thuyết khoa học và lý thuyết rất trừu tượng là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan.

Vận dụng mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức vào thực tiễn

Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức

Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức là mối quan hệ biện chứng.

Thứ nhất: Vật chất quyết định ý thức

– Chủ nghĩa duy vật biện chứng khẳng định rằng: Vật chất là cái có trước, ý thức là cái có sau, vật chất là nguồn gốc của ý thức, quyết định ý thức, nội dung này được hiểu theo hai ý sau đây:

+ Vật chất là cái có trước, ý thức là cái có sau:

Ý thức là ý thức của con người, không tách rời con người, nhưng sự ra đời của con người cũng có giới hạn còn thế giới vật chất thì tồn tại vĩnh viễn, vô hạn. Do đó có thể khẳng định rằng thế giới vật chất là cái có trước con người, vì vậy thế giới vật chất phải có trước ý thức.

Con người xuất hiện trên trái đất này chỉ có lịch sử hơn 6 triệu năm, bản thân thế giới vật chất vĩ mô hơn con người có lịch sử 4,5 tỷ năm. Trong khi đó quan điểm về thế giới vật chất là vô cùng, vô tận không do ai sinh ra, cũng không ai làm mất đi thế giới khách quan, chúng ta không thể nào đếm được điểm khởi đầu của thế giới vật chất cũng như dự đoán được điểm kết thúc của thế giới vật chất. Vì những lý lẽ trên cho thấy thế giới vật chất phải có trước ý thức, vũ trụ phải có trước trái đất, trái đất phải có trước con người và có con người rồi mới có ý thức.

Vì vậy, vai trò của vật chất với ý thức được thể hiện ở chỗ vật chất là cái có trước, ý thức là cái có sau.

+ Vật chất là nguồn gốc của ý thức:

Nguồn gốc của ý thức bao gồm cả nguồn gốc tự nhiên và nguồn gốc xã hội. Trong đó nguồn gốc tự nhiên của ý thức gồm có bộ não người và thế giới khách quan cùng với quá trình phản ánh năng động, sáng tạo giữa chúng, tác động qua lại giữa chúng. Nguồn gốc xã hội của ý thức đó chính là lao động và ngôn ngữ.

Khi phân tích nguồn gốc của ý thức, chúng ta thấy bộ óc người thực ra là một dạng vật chất có tổ chức cao, chứa đựng trong nó hàng tỷ noron thần kinh có khả năng sao lại, chụp lại, chép lại và phản ánh thế giới khách quan bằng một cách năng động, sáng tạo. Như vậy, yếu tố tạo nên ý thức là bộ não người là một dạng vật chất.

Thế giới khách quan thực chất là thế giới vật chất. Bản chất của ý thức chỉ là sự phản ánh năng động, sáng tạo thế giới khách quan vào trong bộ óc con người. Nếu không có thế giới khách quan, bộ óc con người sẽ không có đối tượng để phản ánh và do đó chắc chắn không có ý thức.

Lao động chính là hoạt động vật chất, mang tính tất yếu nhằm đảm bảo sự tồn tại và phát triển của con người. Nhờ lao động mà con người có thể chủ động, tác động vào thế giới khách quan làm cho nó bộc lộ những thuộc tính, kết cấu bản chất, quy luật vận động qua đó phản ánh vào bộ óc người, hình thành những tri thức về tự nhiên, về xã hội.

Ngôn ngữ là hệ thống tín hiệu vật chất nhưng mang nội dung ý thức. Ngôn ngữ chính là lớp vỏ vật chất của tư duy.

– Vật chất quyết định nội dung và mọi sự biến đổi của ý thức.

Thứ hai: Vai trò của ý thức đối với vật chất

Ý thức có tính độc lập tương đối và có thể tác động ngược trở lại vật chất thông qua hoạt động thực tiễn của con người. Ý thức tác động vào vật chất theo hai hướng:

– Hướng tích cực khi con người có tri thức đúng đắn, có nghị lực, ý chí và tình cảm tích cực thì con người có khả năng hành động hợp quy luật khách quan.

– Hướng tiêu cực khi con người không có tri thức đúng đắn, thiếu tình cảm, ý chí cách mạng sẽ nhận thức sai lầm và hành động trái quy luật.

Liên hệ bản thân với mối quan hệ vật chất và ý thức

Thứ nhất: Bản thân phải xác định được các yếu tố khách quan ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày, vì vật chất quyết định ý thức nên con người cần phải ý thức được những vật chất của cuộc sống còn thiếu thốn để có hành động phù hợp với thực tế khách quan.

Thứ hai: Phải phát huy tính năng động, sáng tạo trong mọi hoạt động hàng ngày. Kết cấu của ý thức thì tri thức là quan trọng nhất nên mỗi chúng ta cần chú trọng phát triển tri thức của bản thân.

Thứ ba: Cần phải tiếp thu có chọn lọc kiến thức mới và không chủ quan trong mọi tình huống.

Thứ tư: Khi giải thích một hiện tượng cần phải xét có yếu tố vật chất lẫn tinh thần, cả yếu tố khách quan và điều kiện khách quan.

Trên đây, là toàn bộ nội dung liên quan đến mối quan hệ giữa vật chất và ý thức liên hệ bản thân như thế nào với mỗi người. Mọi thắc mắc liên quan đến nội dung bài viết trên, quý vị có thể liên hệ với chúng tôi để được giải đáp nhanh chóng nhất.