Vẽ biểu đồ nhận xét biểu đồ phân tích số liệu thống kê vẽ một số ngành kinh tế

Phân tích biểu đồ số liệu thống kê về kinh tế Bắc Mĩ

Các câu hỏi tương tự

Phân tích khả năng cạnh tranh trên thị trường của Khối kinh tế mậu dịch tự do Bắc Mĩ (NAFTA) ở Bắc Mĩ?

Dựa vào bảng số liệu thống kê, nhận xét trình độ phát triển kinh tế của một số quốc gia ở châu Đại Dương.

Vẽ biểu đồ nhận xét biểu đồ phân tích số liệu thống kê vẽ một số ngành kinh tế

Vẽ biểu đồ cơ cấu kinh tế

- Xác định vị trí của các nước Pháp và U- crai-na trên bản đồ. Hai nước này thuộc các khu vực nào ở châu Âu?

- Dựa vào bảng số liệu (SGK trang 185) để vẽ biểu đồ cơ cấu kinh tế của Pháp và U-crai-na (năm 2000).

- Qua biểu đồ, nhận xét vè trình độ phát triển kinh tế của Pháp và U-crai-na.

Vẽ biểu đồ nhận xét biểu đồ phân tích số liệu thống kê vẽ một số ngành kinh tế

Vẽ biểu đồ nhận xét biểu đồ phân tích số liệu thống kê vẽ một số ngành kinh tế
22
Vẽ biểu đồ nhận xét biểu đồ phân tích số liệu thống kê vẽ một số ngành kinh tế
112 KB
Vẽ biểu đồ nhận xét biểu đồ phân tích số liệu thống kê vẽ một số ngành kinh tế
0
Vẽ biểu đồ nhận xét biểu đồ phân tích số liệu thống kê vẽ một số ngành kinh tế
28

Vẽ biểu đồ nhận xét biểu đồ phân tích số liệu thống kê vẽ một số ngành kinh tế

Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu

Để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên

Cách nhận xét biểu đồ DẠNG 1: BIỂU ĐỒ TRÒN * Khi chỉ có một vòng tròn: ta nhận định cơ cấu tổng quát lớn nhất là cái nào, nhì là, ba là… Và cho biết tương quan giữa các yếu tố (gấp mấy lần hoặc kém nhau bao nhiêu %). Đặc biệt là yếu tố lớn nhất so với tổng thể có vượt xa không? Lưu ý : Tỷ trọng có thể giảm nhưng số thực nó lại tăng, vì thế cần ghi rõ. Ví dụ: xét về tỷ trọng ngành nông nghiệp giảm… không ghi trống kiểu ngành nông nghiệp giảm … vì như thế là chưa chính xác, có thể bị trừ hay không được cho điểm. * Khi có từ hai vòng tròn trở lên (giới hạn tối đa là ba hình tròn cho một bài) - Nhận xét cái chung nhất (nhìn tổng thế): tăng/ giảm như thế nào? - Ta nhận xét tăng hay giảm trước, nếu có ba vòng trở lên thì thêm liên tục hay không liên tục, tăng (giảm) bao nhiêu? - Sau đó mới nhận xét về nhất, nhì, ba … của các yếu tố trong từng năm, nếu giống nhau thì ta gom chung lại cho các năm một lần thôi (không nhắc lại 2, 3 lần) * Cuối cùng, cho kết luận về mối tương quan giữa các yếu tố. * Có thêm giải thích chút về vấn đề. * Trường hợp cho bảng số liệu mang giá trị tuyệt đối (tỉ đồng, nghìn tấn, nghìn ha…) thì cần phải xử lý ra số liệu tương đối ( % ). Và cần lưu ý nếu có từ 2 hình tròn trở lên chúng ta cần tính bán kính của hình tròn. Ví dụ 1: Vẽ biểu đồ cơ cấu lao động phân theo các ngành kinh tế ở nước ta năm 1999 (Đơn vị: %) =>> Ta nhận xét như sau: Năm 1999, ở nước ta: - Lao động trong ngành nông, lâm, ngư nghiệp chiếm nhiều nhất: 63,5%. - Dịch vụ đứng thứ hai với 25%. - Công nghiệp thấp nhất chỉ còn 11,5% lao động. - Lao động trong ngành nông, lâm, ngư nghiệp nhiều gấp 5,5 lần lao động trong công nghiệp và gấp 2,5 lần dịch vụ. - Tóm lại: Nền kinh tế ở nước ta chủ yếu vẫn là nông, lâm, ngư nghiệp. Công nghiệp, dịch vụ vẫn còn chiếm tỉ trọng thấp. Do điểm xuất phát kinh tế thấp, hơn nữa lại phải trải qua chiến tranh kéo dài. Ví dụ 2 Cho bảng số liệu sau: (Đơn vị: %) a)Vẽ biểu đồ cơ cấu tổng sản phẩm trong nước (GDP) phân theo khu vực kinh tế ở nước ta. b) Nhận xét =>> Vẽ 2 biểu đồ trò Nhận xét: Từ năm 2000 đến năm 2002 tổng sản phẩm phân theo khu vực kinh tế ở nước ta có sự chuyển dịch: + Nông lâm ngư nghiệp giảm, giảm từ 24,6 % xuống còn 23% (giảm 1,5%). + Công nghiệp và xây dựng tăng, tăng từ 36,7% lên tới 38,4% (tăng 1,7%). + Dịch vụ không tăng, có giảm nhưng không đáng kể (0,01%). - Trong cả 2 thời điểm thì dịch vụ luôn đứng đầu, kế đến là công nghiệp và thấp nhất là nông lâm ngư nghiệp. - Năm 2002 sản phẩm công nghiệp và dịch vụ tăng đồng đều và gần tương đương nhau. - Tóm lại: nền kinh tế nước ta có xu hướng đi lên theo hướng công nghiệp hóa. DẠNG 2: BIỂU ĐỒ MIỀN * Đây là dạng biểu đồ có yêu cầu của đề bài giống với dạng biểu đồ hình tròn (biểu đồ cơ cấu). Nên rất dễ nhầm lẫn với xây dựng biểu đồ tròn. * Để xác định vẽ biểu đồ miền, với số liệu được thể hiện trên 3 năm (nghĩa là việc vẽ tới 4 hình tròn như thông thường thì ta lại chuyển sang biểu đồ miền). Vậy số liệu đã cho cứ trên 3 năm mà thể hiện về cơ cấu thì vẽ biểu đồ miền. Cách nhận xét: - Nhận xét chung toàn bộ bảng số liệu: nhìn nhận, đánh giá xu hướng chung của số liệu. - Ta nhận xét hàng ngang trước: theo thời gian yếu tố A tăng hay giảm, tăng giảm như thế nào, tăng giảm bao nhiêu? Sau đó đến yếu tố B tăng hay giảm … yếu tố C (mức chênh lệch) Kỹ năng thực hành Địa 1. BIỂU ĐỒ CỘT a. Biểu đồ cột đơn 1.Ý nghĩa: - So sánh các đại lượng Ví dụ: So sánh thu nhập bình quân đầu người một số nướcĐông Nam Á - So sánh động thái theo thời gian của một đốitượng địa lí Ví dụ: Tình hình dân số qua một số năm 2.Cách vẽ: - Trục ngang: Chỉ thời gian (cần chia đơn vị thời giannếu có) hoặc biểu hiện các đối tượng - Trục dọc: Chỉ số lượng (cần ghi chú đầu trục: biểuhiện đơn vị) - Chọn gốc toạ độ - Vẽ các cột theo số liệu: Bề rộng các cột bằngnhau, giá trị ghi trên đầu cột, không nối đỉnh cột 3.Lưu ý: Các biểu đồ cột đơn biểu hiện các đối tượngkhác nhau có thể vẽ cạnh nhau để dễ so sánh (cần làm kí hiệu khác nhau) Ví dụ: So sánh diện tích cây công nghiệp và cây lươngthực qua một số năm b. Biểu đồ cột chồng 1.Ý nghĩa: - Vẽ theo giá trị tuyệt đối: Thể hiện quy mô và các thànhphần của tổng thể - Vẽ theo giá trị tương đối: Thể hiện cơ cấu và sựthay đổi cơ cấu theo thời gian, không gian 2. Cách vẽ: - Vẽ hệ thống trục: Như trường hợp biểu đồ cột đơn - Vẽ chồng nối tiếp giá trị các thành phần của tổng thểtrên một cột (theo thời gian, không gian) Ví dụ: Sản lượng tôm nuôi năm 1995 và2002 phân theo vùng c. Biểu đồ thanh ngang 1.Ý nghĩa: Để so sánh các đại lượng 2. Cách vẽ: Đây là dạng biểu đồ cột được vẽ trên hệ thống trục ngượcvới biểu đồ cột đơn: - Trục ngang: Biểu hiện giá trị - Trục dọc: Biểu hiện các đối tượng vùng so sánh Ví dụ: Tỉ lệ thất nghiệp các vùng 2. BIỂU ĐỒ a. Biểu đồ đường 1. Ý nghĩa: ĐƯỜNG (ĐỒ THỊ, ĐƯỜNG BIỂUDIỄN) Cần trình bày sự thay đổi giá trị của một đại lượngtheo thời gian hoặc thể hiện tốc độ tăng trưởng 2. Cách vẽ: - Vẽ hệ thống trục: + Trục dọc: Chỉ số lượng (số liệu đơn vịcần chính xác) + Trục ngang: Chỉ thời gian (cần chia đúngtỉ lệ thời gian) - Xác định toạ độ từng điểm một - Nối các điểm lại - Cóthể vẽ nhiều đồ thị trên cùng một hệ thống trục: + Nếu các đối tượng cùng đại lượng: Vẽcùng đơn vị trên trục tung Vídụ: Tình hình sản lượng lúa, ngô qua một số năm + Nếu các đối tượng đo bằng các đại lượngkhác nhau: * Vẽ hai đồ thị: Dùng hai trụctung biểu hiện hai đơn vị khác nhau, mỗi đồ thị ứng một trục * Vẽ nhiều đồ thị: Cần chuyển các đạilượng về giá trị tương đối. Lấy năm gốc bằng 100%, tìm chỉ số phát triển của cácnăm còn lại. Dựa vào số liệu vừa tìm được để vẽ 4. Lưu ý: Ghigiá trị trên các điểm xác định b. Biểu đồ kết hợp: cột và đường 1. Ý nghĩa: Thể hiện hai đối tượng khác nhau Ví dụ: Vẽ biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa hoặc biến độngdiện tích và sản lượng của một số loại cây 3. Cách vẽ: Kết hợp cách vẽ cột và đường 4. Lưu ý: - Trên trục ngang độ dài các vạch chia phải tương ứngtỉ lệ với các khoảng cách thời gian. - Khi vẽ biểu đồ cột, điểm chia khoảng cách thời gianlà ở giữa của cột Vídụ: Sản lượng than, dầu mỏ, điện nước ta và thu nhập du lịch… 3. BIỂU ĐỒ TRÒN 1.Ý nghĩa: - So sánh các thành phần trong một cơ cấu (tính theo%) - Hai hay nhiều biểu đồ tròn so sánh quy mô, sự thay đổitỉ trọng các thành phần trong cơ cấu theo thời gian (hoặc không gian) Ví dụ: Biểu đồ cơ cấu công nghiệp qua 2 năm 1989, 1993hoặc biểu đồ cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt 3. Cách vẽ: - Một vòng tròn biểu hiện 100% - Bắt đầu vẽ đường bán kính thẳng đứng - Vẽ các thành phần theo đúng tỉ lệ (1% tương ứng 3.60)theo thứ tự đề bài và chiều kim đồng hồ - Ghi chú: Giải thích các kí hiệu đã vẽ, ghi số liệungay trên hình vẽ 4. Lưu ý: Khi vẽ từ 2 vòng tròn trở lên, cần chú ý vẽ độ lớn cácvòng tròn theo giá trị so sánh (quy mô, cơ cấu) 4. BIỂU ĐỒ MIỀN 1.Ý nghĩa: Thể hiện cơ cấu và động thái diễn biến của đối tượng(thường 4 mốc thời gian trở lên) 1.Cách vẽ: Ranh giới giữa các miền được vẽ bằng đường đồ thị Ví dụ: Sự thay đổi cơ cấu giá trị xuất, nhập khẩu củanước ta Cách vẽ 1 bản dồ chính xác trong bài thi. Hiện nay trong đề thi chỉ đề cập đến một số dạng biểu đồ khá phổ biến. Thứ nhất: Các biểu đồ đường được sử dụng khi chuỗi số liệu là các năm khác nhau và trong đề thi không đề cập đến nội dung về cơ cấu mà đề cập đến tình hình phát triển (của dân số, của một ngành...). hứ hai: Các biểu đồ đường lấy năm gốc bằng 100% được sử dụng khi đề cập đến sự tăng trưởng của một số chỉ tiêu và chuỗi năm không liên tục. Thứ ba: Các biểu đồ cột đơn có thể dùng thay cho biểu đồ đường trong một số trường hợp. Biểu đồ kết hợp cột và đường được sử dụng khi phải vẽ về 2 đại lượng (ví dụ: Số dự án đầu tư nước ngoài và quy mô vốn trung bình của dự án) và khi đó biểu đồ có 2 trục tung. Trong trường hợp này cũng có thể vẽ biểu đồ có 2 đường và 2 trục tung. Biểu đồ hình tròn để biểu diễn cơ cấu của hiện tượng (ví dụ: Cơ cấu GDP). Chú ý là không phải trường hợp nào cũng vẽ biểu đồ có kích thước to nhỏ khác nhau. Thông thường chỉ so sánh kích thước biểu đồ khi các đại lượng được đưa ra là các đại lượng Vật lý (ví dụ: triệu tấn, nghìn mét...) hoặc theo giá so sánh. Trong trường hợp có nhiều năm, thì biểu đồ miền (hình chữ nhật) được sử dụng thay thế cho biểu đồ hình tròn. Như vậy, trước khi lựa chọn kiểu biểu đồ thích hợp, cần đọc kỹ yêu cầu của đề, đặc điểm của chuỗi số liệu, phải chú ý đến một số từ trong đề. Ví dụ: tỷ trọng (biểu đồ tròn hoặc biểu đồ miền hoặc biểu đồ cột chồng). Nếu trong bài có đến 2 cách vẽ biểu đồ thì biểu đồ được điểm tối đa phải diễn tả trực quan nhất chuỗi số liệu và phải đáp ứng được yêu cầu của đề thi. Một số dạng biểu đồ có thể được chỉ định cho thí sinh vẽ. Hướng dẫn kĩ năng vẽ biểu đồ, phân tích bảng số liệu, vẽ lược đồ Việt Nam, đọc Át lát địa lý A. BIỂU ĐỒ - I. 1. KĨ THUẬT THỂ BIỂU Hệ thống các biểu HIỆN ĐỒ đồ và phân loại. Biểu đồ địa lý rất đa dạng, ta thường gặp trong các tài liệu sách báo trình bày về các lĩnh vực kinh tế hay trong các phòng triển lãm; Cách thể hiện biểu đồ có thể khác nhau, ví dụ trong các phòng triển lãm, người ta thường cách điệu hóa chúng dưới dạng không gian ba chiều, nhưng vẫn thể hiện được tính chất khách quan về mặt khoa học. Đối với khoa học Địa lí, chúng ta cũng gặp khá đầy đủ các dạng biểu đồ khác nhau trong lĩnh vực địa lí tự nhiên (biểu đồ về khí hậu, khí tượng, thuỷ văn…) hay trong địa lý kinh tế - xã hội (biểu đồ về dân cư – dân tộc, tình hình phát triển kinh tế của các ngành, các vùng…), cách thể hiện cũng đa dạng tùy thuộc vào yêu cầu của bài viết, hay một công trình nghiên cứu khoa học cụ thể. Để có thể dễ dàng phân biết được các loại biểu đồ, ta có thể tạm xếp biểu đồ thành 2 nhóm với 7 loại biểu đồ và khoảng 20 dạng khác nhau tùy theo cách thể hiện ● Nhóm 1. Hệ thống các biểu đồ thể hiện qui mô và động thái phát triển, có các dạng biểu đồ sau: - Biểu đồ đường biểu diễn: ▪ Yêu cầu thể hiện tiến trình động thái phát triển của các hiện tượng theo chuỗi thời gian. ▪ Các dạng biểu đồ chủ yếu: Biểu đồ một đường biểu diễn; Biểu đồ nhiều đường biểu diễn (có cùng một đại lượng); Biểu đồ có nhiều đường biểu diễn (có 2 đại lượng khác nhau); Biểu đồ chỉ số phát triển - Biểu đồ hình cột: ▪ Yêu cầu thể hiện về qui mô khối lượng của một đại lượng, so sánh tương quan về độ lớn giữa các đại lượng. ▪ Các dạng biểu đồ chủ yếu: Biểu đồ một dãy cột đơn; Biểu đồ có 2, 3,... cột gộp nhóm (cùng một đại lượng); Biểu đồ có 2, 3,...cột gộp nhóm (nhưng có hai hay nhiều đại lượng khác nhau); Biểu đồ nhiều đối tượng trong một thời điểm; Biểu đồ thanh ngang; Tháp dân số (dạng đặc biệt) - Biểu đồ kết hợp cột và đường. ▪ Yêu cầu thể hiện động lực phát triển và tương quan độ lớn giữa các đại lượng. ▪ Các dạng biểu đồ chủ yếu: Biểu đồ cột và đường (có 2 đại lượng khác nhau); Biểu đồ cột và đường có 3 đại lượng (nhưng phải có 2 đại lượng phải cùng chung một đơn vị tính). ● Nhóm 2. Hệ thống các biểu đồ cơ cấu, có các dạng biểu đồ sau: - Biểu đồ hình tròn. ▪ Yêu cầu thể hiện: Cơ cấu thành phần của một tổng thể; Qui mô của đối tượng cần trình bày. ▪ Các dạng biểu đồ chủ yếu: Biểu đồ một hình tròn; 2, 3 biểu đồ hình tròn (kích thước bằng nhau); 2, 3 biểu đồ hình tròn (kích thước khác nhau); Biểu đồ cặp 2 nửa hình tròn; Biểu đồ hình vành khăn. - Biểu đồ cột chồng. ▪ Yêu cầu thể hiện qui mô và cơ cấu thành phần trong một hay nhiều tổng thể. ▪ Các dạng biểu đồ chủ yếu: Biểu đồ một cột chồng; Biểu đồ 2, 3 cột chồng (cùng một đại lượng). - Biểu đồ miền. ▪ Yêu cầu thể hiện đồng thời cả hai mặt cơ cấu và động thái phát triển của đối tượng qua nhiều thời điểm. ▪ Các dạng biểu đồ chủ yếu: Biểu đồ miền “chồng nối tiếp”; Biểu đồ miền “chồng từ gốc toạ độ”. - Biểu đồ 100 ô vuông. Chủ yếu dùng để thể hiện cơ cấu đối tượng. Loại này cũng có các dạng biểu đồ một hay nhiều ô vuông (cùng một đại lượng). 2. 2.1. Kỹ năng Yêu lựa chọn cầu biểu đồ. chung. Để thể hiện tốt biểu đồ, cần phải có kỹ năng lựa chọn biểu đồ thích hợp nhất; kỹ năng tính toán, xử lý số liệu (ví dụ, tính giá trị cơ cấu (%), tính tỉ lệ về chỉ số phát triển, tính bán kính hình tròn...); kỹ năng vẽ biểu đồ (chính xác, đúng, đẹp...); kỹ năng nhận xét, phân tích biểu đồ; kỹ năng sử dụng các dụng cụ vẽ kỹ thuật (máy tính cá nhân, bút, thước...) 2.2. Cách thể hiện. a. Lựa chọn biểu đồ thích hợp nhất. Câu hỏi trong các bài tập thực hành về kĩ năng biểu đồ thường có 3 phần: Lời dẫn (đặt vấn đề); Bảng số liệu thống kê; Lời kết (yêu cầu cần làm) ● Căn cứ vào lời dẫn (đặt vấn đề). Trong câu hỏi thường có 3 dạng sau: - Dạng lời dẫn có chỉ định. Ví dụ: “Từ bảng số liệu, hãy vẽ biểu đồ hình tròn thể hiện cơ cấu sử dụng … năm...”. Như vậy, ta có thể xác định ngay được biểu đồ cần thể hiện. - Dạng lời dẫn kín. Ví dụ: “Cho bảng số liệu sau... Hãy vẽ biểu đồ thích hợp nhất.... thể hiện…. & cho nhận xét)”. Như vậy, bảng số liệu không đưa ra một gợi ý nào, muốn xác định được biểu đồ cần vẽ, ta chuyển xuống nghiên cứu các thành phần sau của câu hỏi. Với dạng bài tập có lời dẫn kín thì bao giờ ở phần cuối “trong câu kết” cũng gợi ý cho chúng ta nên vẽ biểu đồ gì. - Dạng lời dẫn mở. Ví dụ: “Cho bảng số liệu... Hãy vẽ biểu đồ sản lượng công nghiệp nước ta phân theo các vùng kinh tế năm...)”. Như vậy, trong câu hỏi đã có gợi ý ngầm là vẽ một loại biểu đồ nhất định. Với dạng ”lời dẫn mở“ cần chú ý vào một số từ gợi mở trong câu hỏi. Ví dụ: + Khi vẽ biểu đồ đường biểu diễn: Thường có những từ gợi mở đi kèm như “tăng trưởng”, “biến động”, “phát triển”, “qua các năm từ... đến...”. Ví dụ: Tốc độ tăng dân số của nước ta qua các năm...; Tình hình biến động về sản lượng lương thực...; Tốc độ phát triển của nền kinh tế.... v.v. + Khi vẽ biểu đồ hình cột: Thường có các từ gợi mở như: ”Khối lượng”, “Sản lượng”, “Diện tích” từ năm... đến năm...”, hay “Qua các thời kỳ...”. Ví dụ: Khối lượng hàng hoá vận chuyển...; Sản lượng lương thực của …; Diện tích trồng cây công nghiệp... + Khi vẽ biểu đồ cơ cấu: Thường có các từ gợi mở “Cơ cấu”, “Phân theo”, “Trong đó”, “Bao gồm”, “Chia ra”, “Chia theo...”. Ví dụ: Giá trị ngành sản lượng công nghiệp phân theo...; Hàng hoá vận chuyển theo loại đường...; Cơ cấu tổng giá trị xuất - nhập khẩu... ● Căn cứ vào trong bảng số liệu thống kê: Việc nghiên cứu đặc điểm của bảng số liệu để chọn vẽ biểu đồ thích hợp, cần lưu ý: - Nếu bảng số liệu đưa ra dãy số liệu: Tỉ lệ (%), hay giá trị tuyệt đối phát triển theo một chuỗi thời gian (có ít nhất là từ 4 thời điểm trở lên). Nên chọn vẽ biểu đồ đường biểu diễn. - Nếu có dãy số liệu tuyệt đối về qui mô, khối lượng của một (hay nhiều) đối tượng biến động theo một số thời điểm (hay theo các thời kỳ). Nên chọn biểu đồ hình cột đơn. - Trong trường hợp có 2 đối tượng với 2 đại lượng khác nhau, nhưng có mối quan hệ hữu cơ. Ví dụ: diện tích , năng suất (tạ/ha) của một vùng nào đó theo chuỗi thời gian. Chọn biểu đồ kết hợp. - Nếu bảng số liệu có từ 3 đối tượng trở lên với các đại lượng khác nhau (tấn, mét, ha...) diễn biến theo thời gian. Chọn biểu đồ chỉ số. - Trong trường hợp bảng số liệu trình bày theo dạng phân ra từng thành phần. Ví dụ: tổng số, chia ra: nông - lâm – ngư; công nghiệp – xây dựng; dịch vụ. Với bảng số liệu này ta chọn biểu đồ cơ cấu, có thể là hình tròn; cột chồng; hay biểu đồ miền. Cần lưu ý: ▪ Nếu vẽ biểu đồ hình tròn: Điều kiện là số liệu các thành phần khi tính toán phải bằng 100% tổng. ▪ Nếu vẽ biểu đồ cột chồng: Khi một tổng thể có quá nhiều thành phần, nếu vẽ biểu đồ hình tròn thì các góc cạnh hình quạt sẽ quá hẹp, trường hợp này nên chuyển sang vẽ biểu đồ cột chồng (theo đại lượng tương đối (%) cho dễ thể hiện. ▪ Nếu vẽ biểu đồ miền: Khi trên bảng số liệu, các đối tượng trải qua từ 4 thời điểm trở lên (trường hợp này không nên vẽ hình tròn). ● Căn cứ vào lời kết của câu hỏi. Có nhiều trường hợp, nội dung lời kết của câu hỏi chính là gợi ý cho vẽ một loại biểu đồ cụ thể nào đó. Ví dụ: “Cho bảng số liệu sau… Anh (chị) hãy vẽ biểu đồ thích hợp... Nhận xét về sự chuyển dịch cơ cấu… và giải thích nguyên nhân của sự chuyển dịch đó”. Như vậy, trong lời kết của câu hỏi đã ngầm cho ta biết nên chọn loại biểu đồ (thuộc nhóm biểu đồ cơ cấu) là thích hợp. b. Kỹ thuật tính toán, xử lý các số liệu để vẽ biểu đồ. Đối với một số loại biểu đồ (đặc biệt là biểu đồ cơ cấu), cần phải tính toán và xử lý số liệu như sau: ● Tính tỉ lệ cơ cấu (%) của từng thành phần trong một tổng thể. Có 2 trường hợp xảy ra - Trường hợp (1): Nếu bảng thống kê có cột tổng. Ta chỉ cần tính theo công thức: Tỉ lệ cơ cấu (%) của (A) = [Số liệu tuyệt đối của (thành phần A)/Tổng số] x 100 - Trường hợp (2): Nếu bảng số liệu không có cột tổng, ta phải cộng số liệu giá trị của từng thành phần ra (tổng) rồi tính như trường hợp (1). ● Tính qui đổi tỉ lệ (%) của từng thành phần ra độ góc hình quạt để vẽ biểu đồ hình tròn. Chỉ cần suy luận: Toàn bộ tổng thể = 100% phủ kín hình tròn (3600), như vậy 1% = 3,60. Để tìm ra độ góc của các thành phần cần vẽ, ta lấy số tỉ lệ giá trị (%) của từng thành phần nhân với 3,60 (không cần trình bày từng phép tính qui đổi ra độ vào bài làm) ● Tính bán kính các vòng tròn. Có 2 trường hợp xảy ra: - Trường hợp (1). Nếu số liệu của các tổng thể cho là (%). Ta vẽ các hình tròn có bán kính bằng nhau, vì không có cơ sở để so sánh vẽ biểu đồ lớn nhỏ khác nhau. - Trường hợp (2). Nếu số liệu của các tổng thể cho là giá trị tuyệt đối (lớn, nhỏ khác nhau), ta phải vẽ các biểu đồ có bán kính khác nhau. Ví dụ: Giá trị sản lượng công nghiệp của năm (B) gấp 2,4 lần năm (A), thì diện tích biểu đồ (B) cũng sẽ lớn gấp 2,4 lần biểu đồ (A); Hay bán kính của biểu đồ (B) sẽ bằng:Căn bậc hai của 2,4 = 1,54 lần bán kính biểu đồ (A). Lưu ý trường hợp thứ (2) chỉ tính tương quan cụ thể bán kính của hai biểu đồ khi mà hai biểu đồ này sử dụng cùng một thước đo giá trị, ví dụ: GDP của hai năm khác nhau nhưng cùng được tính theo một giá so sánh; Hay sản lượng của các ngành tính theo hiện vật như tấn, triệu mét,...; Hay hiện trạng sử dụng đất cùng tính bằng triệu ha, ha,...) ● - Tính chỉ số phát triển. Có 2 Trường trường hợp hợp xảy ra: (1): Nếu bảng số liệu về tình hình phát triển của ngành kinh tế nào đó trải qua ít nhất là từ 4 thời điểm với 2 đối tượng khác nhau), yêu cầu tính chỉ số phát triển (%). Cách tính: Đặt giá trị đại lượng của năm đầu tiên trong bảng số liệu thống kê thành năm đối chứng = 100%. Tính cho giá trị của những năm tiếp theo: Giá trị của năm tiếp theo (chia) cho giá trị của năm đối chứng, rồi (nhân) với 100 sẽ thành tỉ lệ phát triển (%) so với năm đối chứng; Số đó được gọi là chỉ số phát triển. Ví dụ: Cho bảng số liệu về diện tích và sản lượng và năng suất lúa qua các năm từ 1995 - 2005. - Trường hợp (2): Nếu bảng thống kê có nhiều đối tượng đã có sẵn chỉ số tính theo năm xuất phát. Ta chỉ cần vẽ các đường biểu diễn cùng bắt đầu ở năm xuất phát và từ mốc 100% trên trục đứng. ● Một số trường hợp cần xử lý, tính toán khác. - Tính năng suất cây trồng: Năng suất = Sản lượng/Diện tích (đơn vị: tạ/ ha) - Tính giá trị xuất khẩu & nhập khẩu: ▪ Tổng giá trị xuất, nhập khẩu: = Giá trị xuất khẩu + Giá trị nhập khẩu. ▪ Cán cân xuất nhập khẩu: = Giá trị xuất khẩu – Giá trị nhập khẩu. Nếu xuất > nhập: Cán cân XNK dương ( + ) xuất siêu. Nếu xuất < nhập: Cán cân XNK âm ( - ) nhập siêu). ▪ Tỉ lệ xuất nhập khẩu = (Giá trị xuất khẩu /Giá tị nhập khẩu) x 100 - Tính tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên: Gia tăng dân số tự nhiên = Tỉ suất sinh – Tỉ suất tử Dạng biểu biểu đồ thị Bài 1: VIỆT NAM TRÊN ĐƯỜNG ĐỔI MỚI VÀ HỘI NHẬP A/Kiến thức cơ bản Công cuộc Đổi mới là một cuộc cải cách toàn diện về kinh tế-xã hội. - Công cuộc Đổi mới được manh nha từ năm 1979, được khẳng định từ Đại hội Đảng lần VI ( năm 1986 ), đưa nền kinh tế -xã hội nước ta phát triển theo ba xu thế : + Dân chủ hoá đời sống kinh tế-xã hội. + Phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng XHCN. + Tăng cường giao lưu và hợp tác với các nước trên thế giới. - Công cuộc Đổi mới đã đạt được những thành tựu to lớn : nền kinh tế thoát khỏi khủng hoảng; tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao; cơ cấu nền kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá; đời sống của nhân dân không ngừng được cải thiện, nâng cao. - Việt Nam ngày càng hội nhập sâu sắc với quốc tế và khu vực thể hiện qua việc gia nhập các tổ chức khu vực và quốc tế ( ASEAN, APEC, WTO…) đã đem lại những kết quả to lớn : thu hút vốn đầu tư nước ngoài, phát triển ngoại thương, hợp tác giao lưu kinh tế, văn hoá, chính trị… - Một số định hướng chính để đẩy mạnh công cuộc Đổi mới và hội nhập. B/Câu hỏi ôn luyện & Trả lời tóm tắt Câu 1:Bối cảnh quốc tế trong những năm cuối thế kỉ XX có ảnh hưởng như thế nào đến công cuộc Đổi mới ở nước ta ? Trả lời : Bối cảnh quốc tế trong những năm cuối thế kỉ XX đã có ảnh hưởng to lớn đến công cuộc Đổi mới ở nước ta - Xu hướng quốc tế hoá và khu vực hoá ngày càng được tăng cường đã thúc đẩy quá trình hội nhập, đổi mới nhanh chóng và toàn diện nền kinh tế-xã hội đất nước. - Việc phát triển mạnh mẽ của khoa học, công nghệ, kĩ thuật và tăng cường liên kết hoá đã cho phép nước ta tranh thủ được các nguồn vốn và khoa học kĩ thuật, cũng như học tập được kinh nghiệm sản xuất từ bên ngoài để phát triển kinh tế đất nước. - Đặt nước ta vào thế bị cạnh tranh quyết liệt về kinh tế, đòi hỏi cần phải có những đối sách thích hợp nhằm phát triển ổn định và bền vững về kinh tế-xã hội. Câu 2: Hãy nêu các thành tựu của công cuộc đổi mới ở nước ta? Trả lời : Công cuộc đổi mới ở nước ta đã thu được nhiều thành tựu to lớn : - Nước ta thoát khỏi tình trạng khủng hoảng kinh tế-xã hội kéo dài, lạm phát được đẩy lùi. - Tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao ( trên 8% trong suốt giai đoạn từ năm 2005 đến nay) - Cơ cấu ngành kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá ( giảm tỉ trọng của khu vực I, tăng tỉ trọng của khu vực II và khu vực III ). - Cơ cấu lãnh thổ kinh tế cũng có sự chuyển biến rõ rệt: cả nước đã hình thành 3 vùng kinh tế trọng điểm, các vùng chuyên canh lớn, các trung tâm công nghiệp và dịch vụ quan trọng. - Đời sống của nhân dân không ngừng được tăng lên, giảm tỉ lệ nghèo của cả nước. Câu 3 : Nêu một số định hướng chính để đẩy mạnh công cuộc Đổi mới và hội nhập ở nước ta. Trả lời : Các định hướng chính : - Thực hiện chiến lược toàn diện về tăng trưởng và xoá đói giảm nghèo. - Hoàn thiện và thực hiện đồng bộ thể chế kinh tế thị trường theo định hướng XHCN. - Đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá gắn với phát triển nền kinh tế tri thức. - Đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế để tăng tiềm lực kinh tế quốc gia. - Có giải pháp hữu hiệu bảo vệ tài nguyên, môi trường và phát triển bền vững. - Đẩy mạnh phát triển giáo dục, y tế, văn hoá, chống lại các tệ nạn xã hội, mặt trái của kinh tế thị trường. - Nhận xét hàng dọc: yếu tố nào xếp hạng nhất, nhì, ba và có thay đổi thứ hạng hay không? Ví Tổng kết và giải thích. dụ: Vẽ biểu đồ và nhận xét chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở Đồng bằng Sông Hồng (Đơn vị: %) Nhận xét: - Nhìn chung ở Đồng bằng sông Hồng tỉ trọng ngành dịch vụ tăng nhanh và dần chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu kinh tế của vùng. Công nghiệp có tăng nhưng chậm, nông nghiệp giảm nhanh. Hàng ngang: Từ năm 1986 đến năm 2000: ở Đồng bằng sông Hồng, cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch: - Nông nghiệp giảm liên tục và giảm nhanh từ 49,5% xuống 29,1%, giảm 20,4%. - Công nghiệp tăng liên tục, tăng nhẹ từ 21,5% lên 27,5% tăng 6%. - Dịch vụ tăng liên tục, tăng khá nhanh từ 29% lên 43,4% tăng 4%. Hàng dọc: Từ năm 1980 đến năm 1990, nông nghiệp đứng đầu, dịch vụ đứng thứ hai, công nghiệp đứng thứ 3. Từ năm 1995 -2000, dịch vụ vươn lên đứng thứ nhất, nông nghiệp đứng thứ hai và công nghiệp đứng thứ 3. Kết luận: Đồng bằng sông Hồng có sự thay đổi về cơ cấu kinh tế, đi từ nông nghiệp qua dịch vụ, qua công nghiệp. Điều này phù hợp với xu thế chung của thế giới và cũng cho thấy con đường đi lên công nghiệp hóa, hiện đại hóa của nước ta nói chung và của đồng bằng sông Hồng nói riêng.

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.