Về tranh thủ là gì

* Tham khảo ngữ cảnh

Nhận được thư Tính than thở , nhân ngày chủ nhật ông về tranh thủ .

Tôi đã để ý theo dõi từ lâu nên tranh thủ đọc.

Chắc chả ai đấu tố , cạo vét người tranh thủ học lúc không có việc làm.

Anh vừa làm vừa hỏi han Tuyết chuyện làm ăn , chuyện ông bà bên nhà , chuyện hợp tác ở quê ta , chuyện có tranh thủ đợt nào đến thăm Sài nữa không và cuối cùng còn vướng mắc gì với Sài cứ tâm sự thật.

Sài im lặng , nén những hơi thở dài xong , không kìm nổi sự im lặng : “Hương có biết em đi xa không ?“ ”Mình có nói“ ”Liệu Hương có phàn nàn gì chuyện em đi !“ ”Cô ta vẫn phục cậu là người có ý chí“ ”Tại sao Hương lại gầy đi anh nhỉ ?“ ”Phải học , vừa làm việc , vừa tranh thủ học ngoại ngữ.

* Từ đang tra cứu (Ý nghĩa của từ, giải nghĩa từ): tranh thủ

Mới đây Bộ Quốc phòng vừa mới ban hành Thông tư số 109/2021/TT-BQP để sửa đổi, bổ sung về chế độ nghỉ của quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng. Thông tư này sẽ được áp dụng từ ngày 10/10/2021 với nhiều điểm mới. Bài viết dưới đây của công ty Luật Hùng Sơn sẽ giúp Quý bạn đọc có thêm thông tin về khái niệm Quân nhân chuyên nghiệp, chế độ nghỉ hưu, thanh toán tiền phép và một số quy định mới về chế độ nghỉ của quân nhân chuyên nghiệp. Hy vọng bài viết của chúng tôi sẽ hữu ích đối với Quý độc giả.

Quân nhân chuyên nghiệp là gì?

Quân nhân chuyên nghiệp là công dân Việt Nam có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kỹ thuật phục vụ trong Quân đội nhân dân. Quân nhân chuyên nghiệp được tuyển dụng, tuyển chọn theo chức danh và được phong quân hàm quân nhân chuyên nghiệp.

Quân nhân chuyên nghiệp tại ngũ là quân nhân chuyên nghiệp, đang phục vụ trong lực lượng thường trực của Quân đội nhân dân.

Quân nhân chuyên nghiệp dự bị là công dân Việt Nam có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kỹ thuật đã đăng ký phục vụ trong ngạch dự bị của Quân đội nhân dân theo quy định của Luật.

Về tranh thủ là gì

Nghỉ tranh thủ là gì?

Nghỉ tranh thủ là nghỉ cuối tuần. Và nó có bản chất giống với chế độ nghỉ hàng tuần. Tuy nhiên, do đặc thù của nhiệm vụ quân sự mà việc nghỉ tranh thủ cuối tuần vẫn phải gắn với các chế độ như trực chỉ huy, trực chiến, sẵn sàng chiến đấu,… Vì vậy, nên tùy theo tình hình của từng đơn vị mà có nhiều cách vận dụng giải quyết việc nghỉ tranh thủ khác nhau.

Ở nhiều đơn vị, mỗi tháng các quân nhân chuyên nghiệp, các sĩ quan, công nhân viên chức quốc phòng, tùy chức trách nhiệm vụ mà sẽ được nghỉ tranh thủ vào ngày thứ bảy, chủ nhật từ 1-2 lần đến 3-4 lần.

Hơn nữa, cùng là chế độ đi tranh thủ nhưng có đơn vị sẽ cho cán bộ đi từ chiều thứ sáu đến sáng thứ hai mới phải có mặt ở đơn vị, nhưng có đơn vị sáng thứ bảy mới cho đi khỏi và tối chủ nhật phải có mặt tại đơn vị. Hoặc có đơn vị quy định cán bộ trung đội cách 4 tuần, cán bộ đại đội cách 3 tuần thì được về tranh thủ nghỉ ngày cuối tuần, song cũng có những đơn vị lại có quy định cán bộ trung đội cách 8 tuần, cán bộ đại đội cách 6 tuần mới được nghỉ tranh thủ một lần.

Điểm mới về quy định chế độ nghỉ của quân nhân chuyên nghiệp

Thông tư 109/2021/TT-BQP chính thức có hiệu lực từ ngày 10.10. Thông tư này đã sửa đổi, bổ sung của một số quy định của Thông tư 113/2016/TT-BQP ngày 23/8/2016 quy định về chế độ nghỉ của quân nhân chuyên nghiệp, viên chức và công nhân quốc phòng. Theo đó, một số điểm mới của Thông tư 109/2021/TT-BQP về chế độ nghỉ của quân nhân chuyên nghiệp như sau:

Thêm quy định về ngày nghỉ hàng tuần do huấn luyện

Vẫn như quy định trước đây được ghi nhận tại Điều 4 của Thông tư 113/2016/TT-BQP thì quân nhân chuyên nghiệp được nghỉ hằng tuần vào ngày thứ Bảy và ngày Chủ nhật.

Đồng thời, cũng theo quy định này, quân nhân chuyên nghiệp có thể được nghỉ bù vào các ngày khác trong tuần nếu do nhiệm vụ đặc biệt, do tính chất của đơn vị mà quân nhân chuyên nghiệp không thể được nghỉ vào hai ngày này được. Việc nghỉ bù cụ thể vào ngày nào sẽ do chỉ huy của đơn vị sắp xếp.

Tuy nhiên, theo quy định tại Khoản 1 Điều 1 của Thông tư số 109/2021/TT-BQP, nếu đơn vị sẵn sàng chiến đấu, thực hiện nhiệm vụ huấn luyện hoặc do yêu cầu nhiệm vụ của đơn vị đó thì việc nghỉ hằng tuần của quân nhân chuyên nghiệp sẽ do chỉ huy cấp trung đoàn và tương đương trở lên thực hiện. Còn việc sắp xếp nghỉ cụ thể như thế nào phải căn cứ vào tình hình nhiệm vụ của đơn vị để thực hiện.

Như vậy, so với quy định cũ của thông tư 113, Thông tư 109 đã quy định cụ thể hơn về người có thẩm quyền thực hiện việc nghỉ hằng tuần của quân nhân chuyên nghiệp. Đồng thời, cũng bổ sung thêm các trường hợp do huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu mà có thể sắp xếp nghỉ hằng tuần khác ngày thứ Bảy và ngày Chủ nhật.

Thêm trường hợp nghỉ phép 10 ngày/năm khi đóng quân xa nhà

Một trong những đổi mới quan trọng của Thông tư 109/2021/TT-BQP so với trước đây là quy định về chế độ nghỉ phép hằng năm. Theo đó, quân nhân chuyên nghiệp sẽ được nghỉ phép hằng năm với thời gian như sau:

  • Dưới 15 năm công tác: Được nghỉ 20 ngày.
  • Từ đủ 15 năm đến dưới 25 năm công tác: Được nghỉ 25 ngày.
  • Từ đủ 25 năm công tác trở lên: Được nghỉ 30 ngày.

Những quy định này không khác biệt gì so với các quy định cũ tại Điều 5 Thông tư 113/2016/TT-BQP. Tuy nhiên, theo Khoản 2 Điều 1 Thông tư 109/2021/TT-BQP thì việc nghỉ phép hằng năm của quân nhân chuyên nghiệp đang đóng quân ở đơn vị xa gia đình được sửa đổi, bổ sung như sau:

STT Thông tư 113/2016/TT-BQP Thông tư 109/2021/TT-BQP
1 10 ngày/năm
  – Đóng quân ở đơn vị cách xa gia đình từ 500 km trở lên;

– Đóng quân tại các đảo thuộc quần đảo Trường Sa và ở DK;

– Đóng quân ở đơn vị cách xa gia đình từ 500 km trở lên;

– Đóng quân tại địa bàn vùng sâu, vùng xa hoặc vùng biên giới và đơn vị cách xa gia đình từ 300 km trở lên;

– Đơn vị đóng quân tại các đảo thuộc quần đảo Trường Sa và ở Nhà giàn DK1

2 05 ngày/năm
  – Đóng quân tại đơn vị cách xa gia đình từ 300 km đến dưới 500 km;

– Đơn vị đóng quân ở địa bàn vùng sâu, vùng xa hoặc vùng biên giới mà cách xa gia đình từ 200 km đến dưới 300 km và đang hưởng phụ cấp khu vực với hệ số từ 0,5 đến 0,7 hoặc tại các đảo mà đang được hưởng phụ cấp khu vực với hệ số từ 0,1 đến dưới 1,0;

– Đơn vị đóng quân cách xa gia đình từ 300 km đến dưới 500 km;

– Đóng quân tại các địa bàn vùng sâu, vùng xa hoặc vùng biên giới mà cách xa gia đình từ 200 km đến dưới 300 km và có hệ số phụ cấp khu vực là 0,5 trở lên;

– Đơn vị đóng quân tại các đảo mà được hưởng phụ cấp khu vực;

3 Được thanh toán phụ cấp đi đường, tiền tàu, xe Không quy định
4 Thời gian đi đường không được tính vào số ngày được nghỉ phép hằng năm  Thời gian đi đường sẽ không tính vào số ngày được nghỉ phép của:

– Nghỉ phép năm

– Nghỉ phép năm khi được nghỉ thêm

– Nghỉ phép đặc biệt

5 Nếu có nguyện vọng, quân nhân chuyên nghiệp thì được gộp số ngày nghỉ phép của hai năm để nghỉ trong một lần Không quy định
6 Do yêu cầu của nhiệm vụ, quân nhân chuyên nghiệp không được bố trí nghỉ phép hằng năm thì được đơn vị thanh toán thêm một khoản tiền bằng tiền lương cho những ngày không nghỉ phép – Do yêu cầu của nhiệm vụ, quân nhân chuyên nghiệp nghỉ chưa hết số ngày phép năm hoặc chưa nghỉ phép năm thì chỉ huy đơn vị sẽ xem xét cho nghỉ bù vào năm sau;

– Nếu đơn vị vẫn không thể bố trí cho quân nhân chuyên nghiệp nghỉ phép thì quân nhân chuyên nghiệp được xem xét để thanh toán tiền lương đối với số ngày chưa nghỉ phép năm

7 Không quy định – Tỷ lệ nghỉ thường xuyên không quá 15% quân số của đơn vị

– Đơn vị không sẵn sàng chiến đấu: Thực hiện cho nghỉ phép phù hợp với yêu cầu, tính chất nhiệm vụ

– Nhà trường, học viện bố trí cho nghỉ phép tập trung vào dịp nghỉ hè

Như vậy, theo quy định mới tại Thông tư 109/2021/TT-BQP đã bổ sung thêm các trường hợp quân nhân chuyên nghiệp được nghỉ phép thêm 10 ngày/năm với quân nhân đang đóng quân ở các đơn vị xa gia đình. Cụ thể là ở địa bàn vùng sâu, vùng xa hoặc vùng biên giới mà cách xa gia đình từ 300 km trở lên.

Trong đó, để xác định đơn vị xa gia đình thì phải căn cứ vào nơi cư trú của chồng/vợ, con nuôi hợp pháp, con đẻ; người nuôi dưỡng hợp pháp, bố mẹ của quân nhân đó hoặc của vợ/chồng quân nhân đó.

Quy định mới về ngày nghỉ lễ, Tết của quân nhân

Quân nhân chuyên nghiệp vẫn được nghỉ phép vào các ngày lễ, ngày Tết gồm: 01 ngày Tết Dương lịch; 05 ngày Tết Âm lịch; 01 ngày 30/4; 01 ngày 01/5; 02 ngày Quốc khánh; 01 ngày Giỗ Tổ Hùng Vương 10/3 âm lịch.

Ngoài ra, quân nhân chuyên nghiệp cũng được nghỉ vào ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam 22/12 như quy định trước đây quy định tại Thông tư 113/2016.

Tuy nhiên, Thông tư 109/2021/TT-BQP đã không còn quy định ngày nghỉ lễ, Tết mà trùng với ngày nghỉ hằng tuần của quân nhân chuyên nghiệp thì họ được nghỉ bù vào những ngày kế tiếp. Thay vào đó, quân Thông tư 109/2021/TT-BQP lại quy định nếu do yêu cầu nhiệm vụ hoặc do nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, huấn luyện, việc nghỉ lễ, Tết của quân nhân chuyên nghiệp sẽ căn cứ vào tình hình thực tế nhiệm vụ của đơn vị.

Quân nhân được hưởng khoản tiền chênh lệch khi nghỉ hưu

Thời gian nghỉ chuẩn bị hưu của quân nhân chuyên nghiệp tại Thông tư mới vẫn quy định như tại Thông tư 113/2016/TT-BQP. Tuy nhiên, nếu quy định cũ căn cứ vào số năm đóng bảo hiểm xã hội để tính thời gian chuẩn bị hưu thì khoản 4 Điều 1 Thông tư 109/2021/TT-BQP lại chỉ căn cứ vào số năm công tác để tính thời gian này. Theo đó, thì thời gian nghỉ chuẩn bị hưu gồm:

  • 09 tháng: Nếu quân nhân chuyên nghiệp công tác từ đủ 20 năm đến dưới 25 năm.
  • 12 tháng: Nếu quân nhân chuyên nghiệp công tác từ đủ 25 năm trở lên.

Ngoài ra, Thông tư 109 mới cũng đã bổ sung thêm quy định:

  • Quân nhân chuyên nghiệp nếu có đủ điều kiện để nghỉ hưu nhưng không muốn nghỉ chuẩn bị hưu và hưởng lương hưu ngay hoặc nghỉ không đủ thời gian thì khi nghỉ hưu quân nhân này sẽ được hưởng thêm một khoản tiền chênh lệch giữa tiền lương tháng cuối trước khi hưởng lương hưu với số tiền lương hưu của tháng đầu tiên với số tháng không nghỉ chuẩn bị hưu.
  • Khi chuẩn bị hưu tại nhà, quân nhân chuyên nghiệp phải thực hiện đăng ký thời gian nghỉ với UBND phường, xã, thị trấn.

Chế độ nghỉ hưu của quân nhân chuyên nghiệp

Quân nhân chuyên nghiệp được nghỉ hưu tương ứng với điều kiện về tuổi trong các trường hợp sau đây:

Trường hợp 1: Quân nhân chuyên nghiệp có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên thì sẽ được nghỉ hưu khi có tuổi thấp hơn tối đa 5 tuổi so với tuổi nghỉ hưu của người lao động đang làm việc ở điều kiện bình thường.

Trường hợp 2: Quân nhân chuyên nghiệp được nghỉ hưu không xem xét đến điều kiện về tuổi nếu có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên và bị nhiễm HIV do rủi ro, tai nạn nghề nghiệp trong khi người này thực hiện nhiệm vụ được giao.

Trường hợp 3: Quân nhân chuyên nghiệp trong trường hợp sau được nghỉ hưu khi có tuổi thấp hơn tối đa 5 tuổi: Có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên; Có đủ 15 năm làm công việc, làm nghề nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc có đủ 15 năm làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn, bao gồm cả thời gian làm việc ở nơi mà có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên trước ngày 01.01.2021.

Trường hợp 4: Trong trường hợp sau quân nhân chuyên nghiệp sẽ được nghỉ hưu khi có tuổi thấp hơn tối đa 5 tuổi: Có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên và bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên.

Trường hợp 5: Quân nhân chuyên nghiệp được nghỉ hưu mà không xem xét yếu tố về tuổi nếu có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên; Bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên; Có đủ 15 năm trở lên làm công việc, làm nghề đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.

Trường hợp 6: Quân nhân chuyên nghiệp có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên, khi hết hạn tuổi phục vụ tại ngũ cao nhất thì được về hưu.

Cụ thể hạn tuổi phục vụ tại ngũ cao nhất của quân nhân chuyên nghiệp theo cấp bậc quân hàm như sau:

a) Cấp uý: nam 52 tuổi, nữ 52 tuổi;

b) Thiếu tá, Trung tá: nam 54 tuổi, nữ 54 tuổi;

c) Thượng tá: nam 56 tuổi, nữ 55 tuổi.

Trường hợp 7: Nam quân nhân chuyên nghiệp nếu có đủ 25 năm, nữ quân nhân chuyên nghiệp nếu có đủ 20 năm phục vụ trong quân đội trở lên do việc thay đổi liên quan đến tổ chức biên chế mà quân đội không còn nhu cầu bố trí và sử dụng quân nhân chuyên nghiệp được thì người này sẽ được về hưu mà không xem xét điều kiện về tuổi.

Trường hợp 8: Chiến đấu viên thực hiện nhiệm vụ khi họ đủ 40 tuổi thì sẽ được ưu tiên bồi dưỡng, đào tạo và được chuyển ngành hoặc được bố trí đảm nhiệm chức danh khác phù hợp với yêu cầu của quân đội.

Trường hợp quân đội không thể tiếp tục bố trí sử dụng tiếp và cũng không thể chuyển ngành được thì nếu quân nhân chuyên nghiệp có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội, trong đó có đủ 15 năm công tác dưới vị trí là chiến đấu viên thì được nghỉ hưu.

Chế độ thanh toán phép trong quân đội

Chế độ thanh toán phép được quy định tại Thông tư 13/2012/TT-BQP như sau:

Mức thanh toán:

  • Tiền phụ cấp đi đường:

Nhân viên, cán bộ khi đi nghỉ phép sẽ được Quân đội thanh toán tiền phụ cấp đi đường tương ứng với mức phụ cấp theo chế độ công tác phí được quy định hiện hành.

  • Tiền phương tiện đi nghỉ phép:

Nhân viên, cán bộ đi nghỉ phép sử dụng các phương tiện giao thông công cộng thông thường của cá nhân, tổ chức kinh doanh vận tải hành khách theo quy định của pháp luật (trừ phương tiện máy bay; hoặc như đối với ôtô mà không phải là ôtô tắcxi, đối với tàu hỏa mà không phải khoang máy lạnh có 4 giường trở xuống,…). Nếu có đủ vé xe, vé tàu sẽ được thanh toán tiền phương tiện đi lại từ đơn vị, cơ quan đến nơi quân nhân nghỉ phép và ngược lại.

Mức thanh toán: Cán bộ, nhân viên sẽ được thanh toán theo giá ghi trên hóa đơn mua vé, ghi trên vé, cước qua đò phà cho bản thân. Mức thanh toán sẽ không bao gồm các chi phí dịch vụ khác như: tiền đi tham quan du lịch, các dịch vụ đặc biệt khác theo yêu cầu. Trường hợp người đi nghỉ phép sử dụng các phương tiện là tàu hỏa khoang máy lạnh có 4 giường trở xuống, máy bay, ô tô taxi, thì khi có vé hợp pháp, quân nhân chuyên nghiệp sẽ được thanh toán tối đa theo giá cước vận tải hành khách công cộng thông thường bằng phương tiện đường sắt, đường thủy, đường bộ phù hợp với tuyến đường đi nghỉ phép.

Trong trường hợp đặc biệt, đối với những đoạn đường mà không có phương tiện vận tải của cá nhân, tổ chức kinh doanh vận tải hành khách theo quy định của pháp luật mà người quân nhân nghỉ phép phải tự túc phương tiện hoặc  phải thuê phương tiện vận tải khác. Trường hợp này thì quân nhân được đơn vị, cơ quan thanh toán tiền xe, tiền tàu theo giá cước ô tô vận tải hành khách công cộng thông thường tại địa phương cho số km mà họ đã thực đi hoặc tiền thuê phương tiện mà người đi nghỉ phép đã thuê trên cơ sở giấy biên nhận thanh toán với chủ phương tiện, hợp đồng thuê phương tiện hoặc được thanh toán khoản tiền tự túc phương tiện theo chế độ công tác phí hiện hành.

  • Cán bộ, nhân viên đi nghỉ phép bằng phương tiện do đơn vị thuê hoặc phương tiện của đơn vị thì chỉ được thanh toán tiền số phụ cấp đi đường mà không được đơn vị thanh toán tiền phương tiện đi lại.
  • Trường hợp có sự kết hợp giữa đi công tác và nghỉ phép thì quân nhân chỉ được thanh toán tiền đi phép từ nơi người đó công tác về đến gia đình và ngược lại.

Điều kiện, thời hạn thanh toán:

Tiền phụ cấp đi đường và tiền phương tiện khi nghỉ phép chỉ thanh toán cho các đối tượng mỗi năm một lần, trừ trường hợp đi phép đặc biệt. Trường hợp vì lý do công việc mà quân nhân phải lùi thời gian nghỉ phép năm sang đầu quý I của năm sau thì quân nhân này cũng sẽ được thanh toán, nhưng cũng chỉ trong phạm vi quý I năm sau.

Thủ tục thanh toán:

Quân nhân nghỉ phép phải có các loại giấy tờ sau làm để làm căn cứ được thanh toán:

  • Giấy nghỉ phép do cấp có thẩm quyền cấp. Trên giấy này phải có dấu, có chữ ký xác nhận của phường, xã nơi quân nhân nghỉ phép);
  • Đối với các đối tượng được quy định tại Khoản 2 Điều 2 khi nghỉ phép phải có đơn và phải có xác nhận, cụ thể như sau:
    • Trường hợp có thân nhân bị ốm đau mà phải điều trị dài ngày tại nhà hoặc phải đi điều trị ở cơ sở y tế phải có giấy ra viện có phôtô và công chứng hoặc phải có giấy xác nhận có dấu và chữ ký của cơ sở y tế;
    • Trường hợp quân nhân có thân nhân bị chết, hoặc hy sinh thì phải có giấy chứng tử bản phô tô và có xác nhận của phường, xã nơi thân nhân của quân nhân cư trú;
    • Trường hợp gia đình của quân nhân bị thiệt hại do hỏa hoạn, thiên tai phải có xác nhận của phường, xã nơi thân nhân của quân nhân cư trú.

Trên đây bài viết của công ty Luật Hùng Sơn đã cung cấp các thông tin có liên quan đến chế độ nghỉ của quân nhân chuyên nghiệp. Hy vọng bài viết của chúng tôi sẽ giúp Quý bạn đọc nắm bắt được các quy định mới của Bộ Quốc Phòng về chế độ này. Nếu quý bạn đọc còn vấn đề gì chưa rõ hay có bất kỳ câu hỏi gì cần tư vấn vui lòng để lại thông tin dưới bài viết này để được hỗ trợ.

  • About
  • Latest Posts

Về tranh thủ là gì

Ông Hùng đã làm việc cho Hùng Sơn Law từ những ngày đầu thành lập và có hơn 6 năm kinh nghiệm trong việc tư vấn và hành nghề luật sư tại Việt Nam liên quan đến các Dự án Đầu tư Nước ngoài và Trong nước; Sáp nhập và Mua lại; Luật Doanh nghiệp; Sở hữu trí tuệ. Với những kinh nghiệm có được luật sư Hùng chắc chắn sẽ giúp bạn giải quyết những vấn đề pháp lý đòi hỏi chuyên môn cao

Về tranh thủ là gì