Ví dụ về chức năng có bản của thị trường

Sản xuất hàng hóa là sản xuất ra để bán, do đó, nó luôn gắn liền với thị trường, vậy thị trường là gì và thị trường có những chức năng nào?

1. Thị trường là gì?

– Theo nghĩa hẹp, thị trường là nơi diễn ra sự trao đổi và mua bán hàng hóa.

Ví dụ: chợ, cửa hàng, siêu thị, sở giao dịch …

– Theo nghĩa rộng, thị trường là tổng thể tất cả các mối quan hệ cạnh tranh, cung – cầu, giá cả, giá trị… mà trong đó giá cả và sản lượng hàng hóa tiêu thụ được xác định.

– Có thể phân loại thị trường theo nhiều cách khác nhau:

+ Theo đối tượng giao dịch, mua bán cụ thể: Có thị trường từng loại hàng hóa và dịch vụ như thị trường lúa gạo, thị trường dầu mỏ, thị trường ngoại tệ, thị trường chứng khoán…

+ Theo ý nghĩa và vai trò của các đối tượng mua bán, giao dịch: Có thị trường các yếu tố sản xuất như thị trường tư liệu sản xuất, thị trường lao động, thị trường vốn, thị trường khoa học – công nghệ, thị trường tư liệu tiêu dùng…

+ Theo tính chất và cơ chế vận hành: Có thị trường tự do, thị trường cạnh tranh không hoàn hảo (thị trường độc quyền mang tính cạnh tranh, thị trường cạnh tranh mang tính độc quyền), thị trường tự do với sự điều tiết của chính phủ, thị trường độc quyền thuần tuý…

+ Theo quy mô và phạm vi của các quan hệ kinh tế: Có thị trường địa phương, thị trường khu vực, thị trường trong nước, thị trường nước ngoài,…

– Thị trường phát triển cùng với sự phát triển của sản xuất và trao đổi hàng hóa.

Đầu tiên trong sản xuất hàng hóa là thị trường sản phẩm, thị trường các tư liệu tiêu dùng. Sau đó là thị trường tư liệu sản xuất, từ thị trường tư liệu sản xuất đến thị trường lao động, thị trường vốn, thị trường chứng khoán.

Đồng thời, khi quy mô các quan hệ kinh tế được mở rộng, thì thị trường cũng phát triển: từ thị trường địa phương, thị trường khu vực tới thị trường cả nước, sau đó là thị trường quốc tế; từ thị trường cạnh tranh không hoàn hảo tới thị trường cạnh tranh hoàn hảo, cạnh tranh mang tính độc quyền, độc quyền mang tính cạnh tranh; từ thị trường không có sự điều tiết, tự do vô chính phủ, đến thị trường có sự điều tiết của nhà nước…

2. Chức năng của thị trường là gì?

Mặc dù có nhiều loại, nhưng nhìn chung mọi thị trường đều có ba chức năng chủ yếu sau:

2.1. Chức năng thừa nhận công dụng xã hội của hàng hóa (giá trị sử dụng xã hội) và lao động đã chi phí để sản xuất ra nó:

Chức năng này được biểu hiện thông qua việc hàng hóa có bán được hay không, và bán với giá như thế nào.

Nếu hàng hóa bán được và bán với giá cả bằng giá trị, có nghĩa là xã hội không chỉ thừa nhận công dụng của nó, mà còn thừa nhận mức hao phí lao động để sản xuất ra nó là phù hợp với mức hao phí lao động xã hội cần thiết, và giá trị hàng hóa được thực hiện.

Ngược lại, nếu hàng hóa không bán được, có nghĩa là, hoặc do công dụng của hàng hóa không được thừa nhận (có thể do chất lượng kém hoặc quy cách, mẫu mã không phù hợp…), hoặc do chi phí sản xuất cao hơn mức trung bình của xã hội (quá đắt) nên xã hội không chấp nhận.

Nếu hàng hóa bán được, nhưng với giá cả thấp hơn giá trị, có nghĩa là xã hội chỉ thừa nhận công dụng của nó và một phần chi phí sản xuất ra nó.

2.2. Chức năng cung cấp thông tin cho người sản xuất và người tiêu dùng:

Chức năng này được biểu hiện thông qua những biến động của nhu cầu xã hội về số lượng, chất lượng, chủng loại, cơ cấu các loại hàng hóa, giá cả, tình hình cung – cầu về các loại hàng hóa…

2.3. Chức năng kích thích hoặc hạn chế sản xuất và tiêu dùng:

Trên cơ sở những thông tin thu được từ thị trường, người sản xuất và người tiêu dùng sẽ buộc phải có những ứng xử, điều chỉnh kịp thời cho phù hợp với sự biến đổi của thị trường, nhờ đó sản xuất và tiêu dùng được kích thích hoặc hạn chế.

Ví dụ, khi giá cả hàng hóa nào đó tăng lên, người sản xuất sẽ mở rộng quy mô sản xuất, còn người tiêu dùng sẽ hạn chế nhu cầu và ngược lại…

3. Giá cả thị trường là gì?

Cơ sở của giá cả là giá trị. Nhưng trên thị trường không phải lúc nào giá cả cũng phù hợp với giá trị mà nó thường biến động, lên xuống xoay quanh giá trị do nhiều nhân tố ảnh hưởng, trong đó, cạnh tranh, cung – cầu và sức mua của đồng tiền là những nhân tố có ảnh hưởng trực tiếp. Trên cơ sở đó, hình thành nên giá cả thị trường.

Hay nói cách khác:

Giá cả thị trường là giá bán thực tế của hàng hóa trên thị trường, hoặc là giá cả hàng hóa được thoả thuận giữa người mua và người bán trên thị trường.

Đối với người kinh doanh, đó là giá kinh doanh, giá này phải bù đắp được các chi phí và có lãi cần thiết thì họ mới có thể tồn tại và phát triển.

Trong cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước, thì giá cả là một công cụ quan trọng để nhà nước thực hiện việc quản lý, kích thích, điều tiết các hoạt động kinh tế theo những định hướng, mục tiêu nhất định như nhằm duy trì những cân đối của nền kinh tế, phân phối và phân phối lại thu nhập quốc dân…

Nhà nước quản lý giá không phải bằng cách định giá trực tiếp (trừ mặt hàng nhà nước độc quyền), mà quản lý một cách gián tiếp chẳng hạn thông qua các công cụ kinh tế và pháp luật để tác động vào tổng cung và tổng cầu, tăng cường lực lượng dự trữ quốc gia nhằm bình ổn giá cả thị trường, đổi mới cơ chế dự trữ lưu thông…

8910X.com

Bài liên quan:

Hãy nêu một số ví dụ về sự vận dụng các chức năng của thị trường đối với người sản xuất và người tiêu dùng?

Câu 9: Hãy nêu một số ví dụ về sự vận dụng các chức năng của thị trường đối với người sản xuất và người tiêu dùng? (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bài làm:

Khi một người mang hàng hóa ra bán trên thị trường, hàng hóa nào phù hợp với nhu cầu của thị trường, chất lượng tốt khiến người mua hài lòng thì bán được, người bán có lãi, tiếp tục hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.

Chức năng thông tin giúp người bán hàng đưa ra quyết định phù hợp, kịp thời để thu lợi nhuận.

Người mua cũng căn cứ vào chất lượng, nhu cầu của bản thân và những thông tin trên thị trường để mua có lợi nhất.

Gồm 3 chức năng cơ bản:

*Chức năng thực hiện giá trị sử dụng và giá trị của hàng hóa

Vd: Thời tiết bỗng chuyển sang mùa đông `->` áo mùa hè đang không được mau nhiều nữa nên nhiều cửa hàng có những đợt khuyến mãi, giảm giá để bán hết số hàng hóa mùa hè, chuẩn bị bán hàng hóa mùa đông để tận dụng, hưởng lợi.

*Chức năng thông tin

Vd: Nếu có người mua đồ thông tin của thị trường sẽ cho họ biết họ nên mua cho ai, mua cái gì và mua cho như thế nào.

*Chức năng điều tiết, kích thích hoặc hạn chế sản xuất và tiêu dùng

Vd: 1 món hàng mà giá tăng lên sẽ kích thích xã hội sản xuất nhiều hàng đó hơn, nhưng lại làm nhu cầu của người tiêu dùng về hàng hóa đó lại bị hạn chế.

Lorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipiscing elit.Morbi adipiscing gravdio, sit amet suscipit risus ultrices eu.Fusce viverra neque at purus laoreet consequa.Vivamus vulputate posuere nisl quis consequat.

Create an account

… Theo anh(chị) tiền tệ có những chức năng gì? Chức năng nào là cơ bản nhất? sao?A.Khái niệm về tiền tệ: Quá trình phát triển của tiền tệ cho thấy tiền tệ đã tồn tại dưới nhiều … tôi trình bày những chức năng kết hợp theo quan điểm nêu trên. Chức năng phương tiện trao đổi là chức năng cơ bản của tiền tệ, nó không chỉ giúp chúng ta phân biệt giữa tiền với những dạng tài … từng khu vực của nền kinh tế.B.2 Chức năng thước đo giá trị hay chức năng đơn vị thanh toán Với chức năng này tiền tệ đã trở thành thước đo chung để biểu thị và so sánh giá cả của tấc cả hàng…

Đang xem: Ví dụ về các chức năng cơ bản của thị trường

Ví dụ về chức năng có bản của thị trường

… còn phát huy sức mạnh của nó.II.CHỨC NĂNG CỦA TIỀN TỆBản chất của tiền tệ được thể hiện qua các chức năng của nó. Theo C. Mác tiền tệcó 5 chức năng: – Thước đo giá trị. Tiền tệ dùng để biểu hiện … Vai trò và chức năng của tiền tệ I.VAI TRÒ CỦA TIỀN TỆ :Vai trò của tiền tệ trong nền kinh tế thị trường thể hiện ở ba mặt:-Thứ nhất: tiền tệ là phương tiện không thể thiếu … trị, tiền tệ đo lường giá trị của các hàng hoá khác; là tiêu chuẩn giá cả, tiền tệ đolường bản thân kim loại dùng làm tiền tệ. Giá trị của hàng hoá tiền tệ thay đổi theo sựthay đổi của số lượng…

Xem thêm: bài thả thính

Phân tích chức năng của tiền tệ. Trong quá trình tổ chức và quản lý nền kinh tế ở VN, các chức năng đó đã được nhận thức và vận dụng như thế nào ?

… Câu 1: Phân tích chức năng của tiền tệ. Trong quá trình tổ chức và quản lý nềnkinh tế ở VN, các chức năng đó đã được nhận thức và vận dụng như thế nào ?1. Các chức năng của tiền tệ: Trong nền … kinh tế toàn cầu hiện nay thì tiền tệ có 4 chức năng cơ bản:a) Chức năng đo lường giá trị:Trong nền kinh tế sử dụng tiền tệ, mọi hàng hóa đều được đổi ra tiền tệ, cho nên để thuận tiện cho … hóa. Khi xã hội chuyển sang sử dụng tiền tệ dưới dạng dấu hiệu giá trị (tiền giấy, tiền tín dụng,…) thì giá trị của tiền tệ không còn được đảm bảo bằng giá trị của nguyên liệu dùng để tạo ra…

Xem thêm: Zamasu Là Ai – Archives » Dragon Ball Wiki