Ví dụ về phản ánh tâm lý trong ý học

Khái niệm

+ Theo nghĩa rộng: Ý thức là tinh thần, tư tưởng của con người như ý thức tổ chức kỷ luật, ý thức đoàn, ý thức lớp… 

+ Theo nghĩa hẹp: Ý thức là một khái niệm được dùng để chỉ một cấp độ đặc biệt trong tâm lý con người. Ý thức là hình thức phản ánh tâm lý cao nhất chỉ riêng con người mới có, phản ánh bằng ngôn ngữ, là khả năng con người hiểu được các tri thức mà con người đã tiếp thu được (là tri thức về tri thức, phản ánh của phản ánh).

Có thể ví ý thức như “cặp mắt thứ hai” soi vào kết quả (các hình ảnh tâm lý) do “cặp mắt” thứ nhất (cảm giác, tri giác, trí nhớ, tư duy, tưởng tượng, cảm xúc…) đem lại. Với ý nghĩa đó ta có thể nói: Ý thức là tồn tại được nhận thức.

Ý thức là hình thức phản ánh tâm lý cao nhất chỉ có ở người, là sự phản ánh bằng ngôn ngữ những gì con người đã tiếp thu được trong quá trình quan hệ qua lại dưới thế giới khách quan.

Ví Dụ: Tự ý thức bản thân.

Khi ta nhắc đến “cô giáo” ta sẽ hình dung ra hình ảnh cô giáo theo ý thức của chủ thể.

– Vai trò của ý thức:  “Ăn trông nồi, ngồi trông hướng”
– Ý thức không tham gia đầy đủ vào quá trình điều khiển, điều chỉnh hoạt động:
                                    “No bớt ngon giận mất khôn”

Thuộc tính của ý thức

Ý thức thể hiện năng lực nhận thức cao nhất của con người về thế giới 

Đây là khả năng ý thức một cách khái quát bản chất hiện thực khách quan. Con người muốn có ý thức đầy đủ, sâu sắc cần phải có tư duy khái quát về bản chất thế giới khách quan. Tức là muốn có ý thức trước tiên con người phải hiểu biết về thế giới khách quan. 

Vì vậy ý thức giúp cho con người:   

 – Nhận thức cái bản chất, nhận thức khái quát bằng ngôn ngữ.    

– Dự kiến trước kế hoạch, kết quả của hành vi làm cho hành vi mang tính chủ động. 

VD: khi tham gia giao thông muốn con người có ý thức trong quá trình giao thông thì trước tiên họ phải biết về luật lệ giao thông. Từ đó mới hình thành nên ý thức con người và sẽ lường trước được những hành vi của mình là đúng hay sai. Trong bất kỳ trường hợp nào cũng vậy con người muốn hình thành nên ý thức về một điều gì đó thì phải có nhận thức về điều đó.

 Ý thức thể hiện thái độ của con người về thế giới 

Con người phản ánh hiện thức khách quan bằng cách tỏ thái độ với nó. Những thái độ muôn màu, muôn vẻ là biểu hiện mức độ ý thức của con người về thế giới khách quan.    

Có những biểu hiện tích cực của con người góp phần vào cải tạo thế giới khách quan. Ngược lại một số biểu hiện của con người phá hoại thế giới khách quan. 

VD: một người có ý thức khi tham gia giao thông họ sẽ bình thản và tỏ thái độ vui vẻ khi dừng đèn đỏ trong khi đó một số người thì tỏ thái độ bực bội, thậm chí là vượt đèn đỏ. Thông qua thái độ của họ ta có thể đánh giá được ý thức của họ như thế nào.

Ý thức thể hiện năng lực điều chỉnh, điều khiển hành vi của con người

Người có ý thức là người biết điều chỉnh hành vi của bản thân sao cho phù hợp với từng hoàn cảnh sống.

VD: mặc dù rất mệt mỏi nhưng Hoa vẫn cố gắng thức suốt đêm để hoàn thành đề án bài tập của mình.  

Từ VD trên cho ta thấy Hoa là người có ý thức rất cao trong học tập, mặc dù rất mệt mỏi nhưng cô ấy vẫn cố gắn điều chỉnh hành vi của mình để hoàn thành bài tập. 

Khả năng tự ý thức

Con người không chỉ ý thức về thế giới, mà ở mức độ cao hơn, con người có khả năng tự nhận thức về mình, tự xác định thái độ đối với bản thân, tự điều khiển, điều chỉnh hoàn thiện mình. 

VD: Adam Khoo đã từng viết cuốn sách tôi tài giỏi và bạn cũng thế và đây là cuốn sách hay và được bán chạy nhất mọi thời đại. Trong cuốn sách ông đã kể về cuộc đời của mình từng là một cậu học sinh tệ nhất nhưng rồi cuối cùng ông cũng đã thành công vì ông đã nhận thức được khả năng của mình không chỉ là vậy. Đây thể hiện khả năng tự ý thức của ông.

Cấu trúc của ý thức

VD: Việc hút thuốc lá nơi công cộng.

  • Mặt nhận thức: mùi thuốc, khói thuốc.
  • Mặt thái độ của ý thức: Khó chịu, phản cảm.
  • Mặt năng động của ý thức: tránh xa, nhắc nhở, phản đối.

Ý thức có cấu trúc phức tập bao gồm nhiều mặt là một chỉnh thể mang lại cho thế giới tâm hồn của con người một chất lượng mới. 

Ý thức có 3 mặt thống nhất hữu cơ với nhau, điều khiển hành động có ý thức của con người.

Mặt nhận thức: Đây là sự nhận thức của ý thức, hiểu biết của hiểu biết. 

Bao gồm 2 quá trình: 

Nhận thức cảm tính: mang lại những tư liệu cho ý thức; cảm giác cho ta hình ảnh từng thuộc tính bên ngoài của sự vật, hiện tượng; tri giác mang lại cho ta những hình ảnh trọn vẹn bên ngoài của sự vật, hiện tượng. Những hình ảnh đó giúp chúng ta thấy được sự tồn tại thật của thế giới khách quan và đó là nội dung ban đầu và cũng là bậc sơ cấp của ý thức.    

Nhận thức lý tính: mang lại cho ta hình ảnh khái quát bản chất của thực tại khách quan và mối liên hệ giữa các sự vật và hiện tượng. Đây là nội dung hết sức cơ bản của tri thức. Tri thức là hạt nhân cơ bản của ý thức. Do vậy ý thức là sự hiểu biết về thế giới khách quan. 

Mặt thái độ: Nói lên thái độ lựa chọn, thái độ cảm xúc, thái độ đánh giá của chủ thể đối với thế giới. 

VD: thái độ lựa chọn: khi đi mua đồ, hai bộ đồ mà chúng ta điều thích nhưng túi tiền có hạn chỉ có thể mua một bộ, lúc này trong tư duy của con người sẽ xuất hiện thái độ so sánh đối chiếu để chọn bộ đồ phù hợp và tốt nhất. 

VD: thái độ cảm xúc: sự yêu thương, ghét, hờn… khi xem một vở kịch cảm động có người khóc, lúc này họ đã thể hiện thái độ cảm xúc. 

VD: thái độ đánh giá: sự nhận xét về một người nào đó, đẹp, xấu… Mặt năng động:    

Ý thức điều chỉnh, điều khiển hoạt động của con người làm cho hoạt động có ý thức. 

Đó là quá trình con người vận dụng những hiểu biết và tỏ thái độ của mình nhằm thích nghi, cải tạo thế giới và cải biến cả bản thân. Một con người có ý thức hay không sẽ được đánh giá qua mặt này của ý thức. 

VD1: Nhà của A và B ở cạnh nhau. Mặc dù là một người có học thức cao và hiểu biết vấn đề rộng nhưng vì muốn cho nhà mình sạch mà A cứ ném rác qua nhà B.    

Phân tích VD trên ta thấy A là một người chưa có ý thức thật sự. Rõ ràng ông là người có nhận thức và khá hiểu biết hành động của bản thân mình là sai nhưng ông vẫn làm, vì trong cấu trúc ý thức của ông A chỉ mới hình thành 2 mặt đó là mặt nhận thức và mặt thái độ vẫn chưa có mặt năng động để điều chỉnh hành vi của mình. 

VD2: Hoa là một sinh viên giỏi. 

+ Mặt nhận thức: Hoa nhận thức được việc học của mình là rất quan trọng. 

+ Mặt thái độ: Hoa rất thích việc học, luôn đi học đúng giờ và tự hoàn thành bài tập không để ai phải nhất nhở. 

+ Mặt năng động: Hoa lên những kế hoạch cho học tập và thực hiện theo kế hoạch để đạt kết quả tốt trong học tập.

+ Qua ví dụ trên ta thấy Hoa là một người rất có ý thức trong học tập.

Tâm lý người mang tính chủ thể bởi các yếu tố.

  • Tâm lý người có bản chất là sự phản ánh hiện thực khách quan vào não người thông quan chủ thể. (bản chất của tâm lý người).
  • Phản ánh là thuộc tính chung của mọi sự vật, hiện tượng dạng vận động. Nói một cách chung nhất, phản ánh lả quá trình tác động qua lại giữa hệ thống này và hệ thống khác, kết quả là đổ lại dấu vết (hình ảnh) tác động ở cả hệ thống tác động và hệ thông chịu sự tác động. Trong đó có phản ánh tâm lý là loại phản ánh đặc biệt.
  • Phản ánh tâm lý tạo ra “hình ảnh tâm lý” (bản “sao chép”, “bản chụp”) về thế giới. Hình ảnh tâm lý là kết quả của quá trình phản ánh thế giới khách quan vào não.

Ví dụ: Một người ăn xin đến xin tiền một người đàn ông, nhưng người đàn ông này đang trong trạng thái giận dữ, không vui vẻ thì chắc chắn người đàn ông này không cho và bỏ đi. Nhưng cũng với người ăn xin đó đến xin tiền một người khác. Người này đang vui vẻ, tâm trạng thoải mái cùng với tấm lòng thương người thì người này sẽ nhìn người ăn xin đó với ánh mắt đồng cảm và sẽ giúp đỡ người ăn xin đó. Nguyên nhân của sự khác nhau đó là do mỗi người có những đặc điểm riêng về cơ thể, giác quan, hệ thần kinh và não bộ. Mỗi người có hoàn cảnh sống khác nhau, điều kiện giáo dục cũng không như nhau và đặc biệt là mỗi cá nhân thể hiện mức độ tích cực hoạt động, tích cực giao lưu là khác nhau. Vì vậy tâm lý người này khác với tâm lý người kia. 

Tính chủ thể trong hình ảnh tâm lý

  • Hình ảnh tâm lý mang tính chủ thể, mang đậm màu sắc cá nhân (hay nhóm người) mang hình ảnh tâm lý đó, hay nói cách khác, hình ảnh tâm lý là hình ảnh chủ quan về hiện thực khách quan. Tính chủ thê của hình ảnh tâm lý thể hiện ở chỗ: mỗi chủ thể trong khi tạo ra hình ảnh tâm lý về thế giới đã đưa vốn hiểu biết, vốn kinh nghiệm, đưa cái riêng của mình (về nhu cầu, xu hướng, tính khí, năng lực)… vào trong hình ảnh đó, làm cho nó mang đậm màu sắc chủ quan. Hay nói cách khác, con người phản ánh thê giới bằng hình ảnh tâm lý, thông qua “lăng kính chủ quan” của mình.

Tính chủ thể trong phản ánh tâm lý

  • Cùng nhận sự tác động của thế giới về cùng một hiện thực khách quan nhưng ở những chủ thể khác nhau xuất hiện những hình ảnh tâm lý với những mức độ, sắc thái khác nhau.
  • Cũng có khi cùng một hiện thực khách quan tác động đến một chủ thể duy nhất nhưng vào những thời điểm khác nhau, ở những hoàn cảnh khác nhau vói trạng thái cơ thể, trạng thái tinh thần khác nhau, có thể cho ta thấy mức độ biểu hiện và các sắc thái tâm lý khác nhau ở chủ thể ấy.
  • Chính chủ thể mang hình ảnh tâm lý là người cảm nhận, cảm nghiệm và thể hiện nó rõ nhất.
  • Cuối cùng thông qua các mức độ và sắc thái tâm lý khác nhau mà mỗi chủ thể tỏ thái độ, hành vi khác nhau đối với hiện thực.

Ví dụ: A và tôi cùng nhau mô tả về thân chủ. Người mà chúng tôi mới gặp.
A: Anh ấy có vóc dáng cao, thân hình hơi gầy và có mái tóc đen. Khuôn mặt anh ấy lúc ấy không được thân thiện cho lắm.
Tôi: Vóc dáng anh ấy thuộc dạng trung bình, người gầy và có mái tóc hơi ngả vàng bởi lúc anh ấy mới ở ngoài cửa có ánh nắng tôi đã thấy. Còn trông anh ấy khá thân thiện.
Như vậy, tính chủ thể của A và tôi khá khác nhau. Mỗi người đều mang kinh nghiệm cá nhân để mô tả về thân chủ mới gặp. Hoàn cảnh khác nhau A và tôi đã nhìn màu tóc của thân chủ khác nhau. Và chúng tôi đã cảm nhận, tỏ thái độ khác nhau về thái độ của thân chủ.

Ví dụ: Nhạc sĩ sáng tác bài hát. Trong ví dụ này cho thấy: thông qua hoạt động sáng tác mà toàn bộ tâm lý, tâm tư tình cảm của tác giả đã kết tinh lại ở bài hát. Và bài hát đó mang chính những cảm xúc của tác giả. Như vậy trong quá trình hoạt động con người đã biến năng lực hoạt động của mình thành sản phẩm hoạt động; chuyển ý, tâm trạng, tình cảm của mình vào sản phẩm đó.

Ví dụ về ca dao, tục ngữ

  • 9 người 10 ý
  • Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ. –Nguyễn Du
  • Sống mỗi người mỗi nết, Chết mỗi người mỗi tật.

Ứng dụng

  • Tâm lý người mang tính chủ thể, vì thế trong dạy học, giáo dục cũng như trong quan hệ ứng xử phải chú ý đến nguyên tắc sát đối tượng. Luôn tôn trọng ý kiến của người khác.
  • Tránh nhìn vấn đề một cách phiến diện chủ thể, hãy xem xét nhiều khía cạnh để đưa ra kết luận.