Ví dụ về sự đối lập giữa bản chất và hiện tượng

Triết học Mác – Lênin bao gồm chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩaduy vật lịch sử, là khoa học về những quy luật chung nhất của tự nhiên, xã hội và tưduy. Triết học Mác - Lênin đem lại cho con người thế giới quan khoa học và phươngpháp luận đúng đắn để nhận thức và cải tạo thế giới. Triết học Mác - Lênin kế thừa vàphát triển những thành tựu quan trọng nhất của tư duy nhân loại, sáng tạo ra chủnghĩa duy vật biện chứng trong việc xem xét tự nhiên cũng như đời sống xã hội và tưduy con người.Với vai trò to lớn như vậy, việc nghiên cứu, vận dụng sáng tạo lí luận Triết họcMác – Lênin nói riêng và Chủ nghĩa Mác – Lênin nói chung trong giai đoạn hiện naycó ý nghĩa hết sức to lớn cả trong tư tưởng, nhận thức và hoạt động thực tiễn. Việcvận dụng lí luận Triết học Mác – Lênin vào từng lĩnh vực vụ thể yêu cầu phải nắmvững bản chất cách mạng, khoa học của lí luận cũng như tình hình thực tiễn để vậndụng đúng đắn, sáng tạo, tránh rơi vào tình trạng dập khuôn máy móc, giáo điều…Đối với hoạt động sản xuất và kinh doanh cũng vậy, việc nắm vững cặp phạm trù bảnchất – hiện tượng có vai trò quan trọng trong nhận thức và vận dụng vào hoạt độngthực tiễn.I. Phạm trù bản chất và hiện tượng:1. Khái niệm:Bản chất là tổng hợp tất cả những mặt, những mối liên hệ tất nhiên tương đốiổn định ở bên trong sự vật, quy định sự vận động và phát triển cuả sự vật đó. Cònhiện tượng là sự biểu hiện của những mặt, những mối liên hệ ấy ra bên ngoài.Bản chất chính là mặt bên trong, mặt tương đối ổn định của hiện thực kháchquan. Nó ẩn giấu đằng sau cái vẻ bề ngoài của hiện tượng và biểu lộ ra qua nhữnghiện tượng ấy. còn hiện tượng là mặt bên ngoài, mặt di động và biến đổi hơn của hiệnthực khách quan. Nó là hình thức biểu hiện của bản chất.- So sánh bản chất với cái chung và quy luật:Phạm trù bản chất gắn bó hết sức chặt chẽ với phạm trù cái chung. Cái tạo nênbản chất của một lớp sự vật nhất định cũng đồng thời là cái chung của các sự vật đó.Tuy nhiên, không phải cái chung nào cũng là cái bản chất vì bản chất chỉ là cái chungtất yếu, quyết định sự tồn tại và phát triển sự vật.Cái bản chất cũng đồng thời là cái có tính quy luật. Nói đến bản chất của sự vậtlà nói đến tổ hợp những quy luật quyết định sự vận động và phát triển của nó. Vì vậy,bản chất là phạm trù cùng bậc với phạm trù quy luật. Lênin viết: “Quy luật và bảnchất là những khái niệm cùng một loại (cùng một bậc), hay nói đúng hơn, là cùngmột trình độ, những khái niệm này biểu hiện con người nhận thức ngày càng sâu sắccác hiện tượng, thế giới”.Tuy bản chất và quy luật là những phạm trù cùng bậc, nhưng chúng khônghoàn toàn đồng nhất với nhau. Quy luật là mối liên hệ tất nhiên, phổ biến, lặp đi lặplại và ổn định giữa các hiện tượng hay giữa các mặt của chúng. Còn bản chất lại tổnghợp tất cả các liên hệ tất nhiên, tương đối ổn định ở bên trong sự vật, nghĩa là ngoàinhững mối liên hệ tất nhiên, phổ biến, chung cho nhiều hiện tượng, nó còn bao gồmcả những mối liên hệ tất nhiên, không phổ biến, cá biệt nữa. Như vậy, phạm trù bảnchất rộng hơn và phong phú hơn phạm trù quy luật.2. Sự tồn tại khách quan của bản chất và hiện tượng:Những người duy tâm chủ quan cho rằng, bản chất chỉ là một điều bịa đặt, mộttên gọi trống rỗng. Còn hiện tượng cho dù được thừa nhận là có tồn tại, nhưng theohọ đó chỉ là tổng hợp các cảm giác, nghĩa là chỉ tồn tại trong chủ quan con người.Những người theo chủ nghĩa duy tâm khách quan tuy thừa nhận sự tồn tại thựcsự của bản chất, nhưng lại xem đó là tinh thầnTrái với các quan điểm trên đây – những quan điểm không được các tài liệucủa khoa học và thực tiễn xác nhận – chủ nghĩa duy vật biện chứng cho rằng cả bảnchất và hiện tượng đều tồn tại khách quan. Giải thích quan điểm này: đó là vì bất kỳsự vật nào cũng được tạo nên từ những yếu tố nhất định. Các yếu tố ấy tham gia vàonhững mối liên hệ qua lại đan xen chằng chịt với nhau, trong đó có những mối liên hệtất nhiên tương đối ổn định. Những mối liên hệ này tạo nên bản chất của sự vật. Sựvật tồn tại khách quan và những mối liên hệ tất nhiên, tương đối ổn định này ở bêntrong sự vật, nên đương nhiên chúng cũng tồn tại khách quan, tức là bản chất của sựvật cũng tồn tại khách quan. Kết luận này cũng đúng cho hiện tượng vì hiện tượng chỉlà sự biểu hiện của bản chất ra bên ngoài.3. Mối liên hệ biện chứng giữa bản chất và hiện tượng:a. Sự thống nhất giữa bản chất và hiện tượng:Bản chất và hiện tượng không những tồn tại khách quan, mà còn ở trong mốiliên hệ hữu cơ, gắn bó hết sức chặt chẽ với nhau, không tách rời nhau. Mỗi sự vật đềulà sự thống nhất giữa bản chất và hiện tượng. sự thống nhất đó thể hiện trước hết ởchỗ bản chất bao giờ cũng bộc lộ qua hiện tượng, còn hiện tượng bao giờ cũng là sựbiểu hiện của bản chất. không có bản chất nào tồn tại một cách thuần túy, không cầncó hiện tượng. Ngược lại cũng không có hiện tượng nào lại không phải là sự biểuhiện của một bản chất nhất định. Nhấn mạnh mối liên hệ không tách rời giữa bản chấtvà hiện tượng, Lênin viết: “Bản chất hiện ra. Hiện tượng là có tính chất bản chất”.Sự thống nhất giữa bản chất và hiện tượng còn thể hiện ở chỗ: Bất kỳ bản chấtnào cũng được bộc lộ qua những hiện tượng tương ứng, bất kỳ hiện tượng nào cũnglà sự bộc lộ của bản chất ở mức độ nào đó hoặc nhiều hoặc ít.Nói cách khác, bản chất và hiện tượng về căn bản phù hợp với nhau. Ví dụ,trong các xã hội có giai cấp, bất kỳ nhà nước nào cũng là một bộ máy trấn áp của giaicấp này đối với giai cấp khác. Bản chất ấy thể hiện ở chỗ bất kỳ nhà nước nào cũngcó quân đội, cảnh sát, tòa án, nhà tù, v.v. Tất cả bộ máy này đều nhằm mục đích trấnáp sự phản kháng của giai cấp khác để bảo vệ quyền lợi kinh tế và chính trị của giaicấp thống trị.Như vậy, bản chất bao giờ cũng tự bộc lộ ra thông qua những hiện tượng nhấtđịnh. Bản chất khác nhau sẽ bộc lộ ra thành những loại hiện tượng khác nhau. Khibản chất thay đồi thì hiện tượng biểu hiện nó cũng thay đổi theo. Khi bản chất biếnmất thì hiện tượng biểu hiện nó cũng biến mất. Chính nhờ có sự thống nhất giữa bảnchất và hiện tượng, giữa cái quy định sự vận động và phát triển của sự vật với nhữngbiểu hiện muôn hình, nghìn vẻ của nó mà ta có thể tìm ra cái chung trong nhiều biểutượng cá biệt, tìm ra quy luật phát triển của những hiện tượng ấy.b. Tính chất mâu thuẫn của sự thống nhất giữa bản chất và hiện tượng:Bản chất và hiện tượng tuy thống nhất với nhau, nhưng đó là sự thống nhấtbiện chứng, nghĩa là trong sự thống nhất ấy đã có bao hàm sự khác biệt. Nói cáchkhác, tuy bản chất và hiện tượng thống nhất với nhau về căn bản phù hợp với nhau,nhưng chúng không bao giờ phù hợp với nhau hoàn toàn. Vì sao vậy? Vì bản chất củasự vật bao giờ cũng được thể hiện ra thông qua tương tác của sự vật ấy với các sự vậtxung quanh; các sự vật xung quanh này trong quá trình tương tác đã ảnh hưởng đếnhiện tượng, đưa vào nội dung của hiện tượng những thay đổi nhất định. Kết quả làhiện tượng tuy biểu hiện bản chất nhưng không còn là sự biểu hiện y nguyên bản chấtnữa.Hiện tượng không phải bao giờ cũng trùng khớp hoàn toàn với bản chất. Sựkhông hoàn toàn trùng khớp đó khiến cho sự thống nhất giữa bản chất và hiện tượnglà một sự thống nhất mang tính mâu thuẫn. tính mâu thuẫn của sự thống nhất giữabản chất và hiện tượng thể hiện ở chỗ:– Bản chất phản ánh cái chung tất yếu, cái chung quyết định sự tồn tại và pháttriển của sự vật, còn hiện tượng phản ánh cái cá biệt. vì vậy, cùng một bản chất có thểbiểu hiện ra ngoài bằng vô số hiện tượng khác nhau tùy theo sự biến đổi của điềukiện và hoàn cảnh. Nội dung cụ thể của mỗi hiện tượng phụ thuộc không những vàobản chất, mà còn vào hoàn cảnh cụ thể, trong đó bản chất được biểu hiện. chính vìthế, hiện tượng phong phú hơn bản chất; ngược lại, bản chất lại sâu sắc hơn hiệntượng.– Bản chất là mặt bên trong ẩn giấu sâu xa của hiện thực khách quan, còn hiệntượng là mặt bên ngoài của hiện thực khách quan ấy.Các hiện tượng là sự biểu hiện của bản chất, về cơ bản phù hợp với bản chấtnhưng không bao giờ phù hợp hoàn toàn. Chúng biểu hiện bản chất không phải dướidạng y nguyên như bản chất vốn có mà dưới hình thức đã cải biến, nhiều khi xuyêntạc nội dung thực sự của bản chất. .Như vậy, bản chất bao giờ cũng là mặt bên trong ẩn giấu sâu xa của sự vật, cònhiện tượng là sự biệu hiện của bản chất đó ra bên ngoài, nhưng biểu hiện dưới hìnhthức đã cải biến, nhiều khi xuyên tạc bản chất. Mác nhận xét: “Nếu hình thái biểu vàbản chất của sự vật trực tiếp đồng nhất với nhau, thì mọi khoa học sẽ trở nên thừa”.Vì vậy, khi xem xét sự vật, ta không thể dừng lại ở biểu hiện bề ngoài mà phải đi sâuvào tìm hiểu bản chất của nó.Nhưng quá trình tìm hiểu bản chất của sự vật là một quá trình phức tạp, lâudài. Đó là quá trình con người đi từ hiện tượng đến bản chất, từ bản chất ít sâu sắchơn đến bản chất sâu sắc hơn và cứ thế tiếp tục mãi. Khi nhấn mạnh tính chất vô tậncủa quá trình này, Lênin viết: “ Tư tưởng của người ta đi sâu một cách vô tận, từhiện tượng đến bản chất, từ bản chất cấp một, nếu có thể nói như vậy, đến bản chấtcấp hai, v.v…, cứ như thế mãi”– Bản chất tương đối ổn định, biến đổi chậm, còn hiện tượng không ổn định,nó luôn luôn trôi qua, biến đổi nhanh hơn so với bản chất. Đó là do nội dung của hiệntượng không chỉ được quyết định bởi bản chất của sự vật, mà còn bởi những điềnkiện tồn tại bên ngoài của nó, bởi tác động quay lại của nó với các sự vật. Các điềukiện tồn tại bên ngoài cũng như sự tác động quay lại của sự vật này với các sự vậtkhác xung quanh lại thừong xuyên biến đổi. Vì vậy, hiện tượng cũng thường xuyênbiến đổi, trong khi đó bản chất vẫn giữ nguyên.Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là từ lúc ra đời cho đến khi mất đi, bản chấtvẫn giữ nguyên như cũ. Bản chất cũng thay đổi Lênin viết: “Không phải chỉ riênghiện tượng là tạm thời, chuyển động, lưu động, bị tách rời bởi những giới hạn chỉ cótính ước lệ, mà bản chất của sự vật cũng như thế”. Chỉ có điều bản chất biến đổichậm hơn hiện tượng.Trong toàn bộ sự thay đổi, phát triển của sự vật các hiện tượngluôn luôn biến đổi còn bản chất về căn bản vẫn giữ nguyên như cũ. Nó có thay đổinhưng thay đổi ít hơn, chậm hơn so với hiện tượng.c. Mối quan hệ giữa cặp phạm trù bản chất và hiện tượng với “cái chung”,“cái riêng”:Việc tìm hiểu cặp phạm trù “sự vật” và “thuộc tính” là cơ sở để tìm hiểu cặpphạm trù trong “cái riêng” và “cái chung”, bên cạnh đó, việc tìm hiểu cặp phạm trù“cái riêng” và “cái chung” lại là cơ sở để tìm hiểu cặp phạm trù “hiện tượng” và “bảnchất”.Để trả lời câu hỏi : “hiện tượng và bản chất là gì?”, chúng ta không những cầnphải xác định quan hệ giữa “hiện tượng” với “bản chất”, mà còn cần phải xác địnhquan hệ giữa “hiện tượng”, “bản chất” với các phạm trù khác, trước hết với cặp phạmtrù “cái riêng” và “cái chung”.Quan hệ giữa hiện tượng với cái riêng có thể được xem giống như quan hệ giữasự vật với cái riêng: cái riêng là hiện tượng, hiện tượng là cái riêng (một cái riêng làmột hiện tượng, một hiện tượng là một cái riêng).Khi xét quan hệ giữa “cái chung” với “bản chất” cần xét “cái chung” và “bảnchất” với tính cách là những phạm trù của phép biện chứng, chứ không phải với tínhcách là những khái niệm của các bộ môn khoa học khác, hoặc của ngôn ngữ hàngngày.Từ nghiên cứu lí luận Triết học Mác – Lênin về cặp phạm trù bản chất – hiệntượng, rút ra được một số ý nghĩa phương pháp luận và vận dụng vào trong lĩnh vựcsản xuất và kinh doanh, đó là:II. Ý nghĩa phương pháp luận và vận dụng trong lĩnh vực sản xuất kinhdoanh:a. Ý nghĩa phương pháp luận:Vì bản chất là cái tất nhiên, tương đối ổn định ở bên trong sự vật, qui định sựvận động và phát triển của sự vật, còn hiện tượng là sự biểu hiện của bản chất ra bênngoài, là cái không ổn định và biến đổi nhanh hơn so với bản chất nên trong nhậnthức,để hiểu đầy đủ và đúng đắn về sự vật, không nên dừng lại ở hiện tượng mà phảiđi sâu tìm hiểu bản chất của nó. Còn trong hoạt động thực tiễn cần dựa vào bản chấtchứ không phải dựa vào hiện tượng.Trong hoạt động nhận thức và hoạt động cải tạo thực tiễn cần nắm được bảnchất và dựa vào bản chất của sự vật, thì nhiệm vụ của nhận thức nói chung, của nhậnthức khoa học nói riêng là phải vạch ra được cái bản chất đó.Bản chất tồn tại khách quan ở ngay trong bản thân sự vật nên chỉ có thể tìm rabản chất của sự vật ở trong chính sự vật chứ không thể ở ngoài nó, và khi kết luận vềbản chất của sự vật cần tránh những nhận định chủ quan, tùy tiện.Vì bản chất không tồn tại dưới dạng thuần túy mà bao giờ cũng bộc lộ ra ngoàithông qua các hiện tượng tương ứng của mình nên chỉ có thể tìm ra cái bản chất trêncơ sở nghiên cứu các hiện tượng.Nhưng vì hiện tượng bao giờ cũng biểu hiện bản chất dưới dạng đã cải biếnnhiều khi xuyên tạc bản chất, nên trong quá trình nhận thức bản chất của sự vật phảixem xét rất nhiều hiện tượng khác nhau và từ nhiều góc độ khác nhau. Nhưng trongmột hoàn cảnh và một phạm vi thời gian nhất định không bao giờ có thể xem xét hếtđược mọi hiện tượng biểu hiện bản chất của sự vật. Do vậy, phải ưu tiên cho việcxem xét trước hết các hiện tượng điển hình trong hoàn cảnh điển hình. Dĩ nhiên, kếtquả của một sự xem xét như vậy chưa thể phản ánh đầy đủ bản chất của sự vật, màmới chỉ phản ánh một cấp độ nhất định của nó. Quá trình đi vào nắm bắt các cấp độtiếp theo, ngày càng sâu sắc hơn trong bản chất của sự vật là một quá trình hết sứckhó khăn, lâu dài, công phu, không có điểm dừng. Cũng vì lẽ đó, khi kết luận về bảnchất của sự vật cần hết sức thận trọng.b. Vận dụng vào trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh:Khi nghiên cứu về khái niệm bản chất và hiện tượng, chúng ta có thể nhận thứcđược bản chất của các hình thái kinh tế - xã hội với các phương thức sản xuất khácnhau. Thấy được bản chất ưu việt, cách mạng, tiên tiến của Chủ nghĩa xã hội, nhậnthức rõ và phê phán bản chất bóc lột của Chủ nghĩa tư bản và các quan điểm tư tưởngsai trái. Từ đó vận dụng vào trong hoạt động sản xuất kinh doanh theo cơ chế thịtrường, định hướng xã hội chủ nghĩa.Ví dụ khi nghiên cứu thấy được, quy luật giá trị thặng dư là quy luật kinh tế cơbản của chủ nghĩa tư bản. Theo quy luật này, quá trình sản xuất tư bản chủ nghĩa chỉđược tiến hành khi nó bảo đảm sản xuất ngày càng nhiều giá trị thặng dư cho nhà tưbản trên cơ sở tăng cường bóc lột lao động làm thuê dưạ vào việc mở rộng sản xuấtvà phát triển kỹ thuật. Như vậy, quy luật giá trị thặng dư là quy luật chi phối toàn bộquá trình phát sinh, phát triển và diệt vong của chủ nghĩa tư bản. Nói cách khác, nóđồng thời nói lên bản chất của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa – một nền sản xuấtnhằm sản xuất giá trị thặng dư càng nhiều càng tốt, thể hiện sâu sắc bản chất bóc lộtcủa Chủ nghĩa tư bản.Bản chất của giai cấp tư sản là bóc lột giá trị thặng dư, bản chất đó được thểhiện ở rất nhiều thủ đoạn của giai cấp tư sản như tích cực áp dụng khoa học kỹthuật, đổi mới công nghệ, đổi mới phương pháp quản lý, thậm chí tăng lương và cảithiện đời sống, điều kiện làm việc cho công nhân…để nhằm mục đích nâng cao giátrị thặng dư cho giai cấp tư sản, cho nên nếu không tìm hiểu kỹ sẽ không thấy đượcbản chất thật sự của giai cấp tư sản mà chỉ thấy những biểu hiện bề ngoài của nó,không có được sự đánh giá toàn diện đúng đắn về giai cấp tư sản và chủ nghĩa tưbản.Không chỉ vậy, cần nhận thức rõ tính đấu tranh, mâu thuẫn của sự thống nhấtbiện chứng giữa bản chất và hiện tượng. Để từ đó nhận thức rõ về bản chất của hoạtđộng sản xuất – kinh doanh trong các hình thái kinh tế - xã hội, đặc biệt là Chủ nghĩatư bản.Ví dụ, giá trị của hàng hóa do lượng lao động xã hội cần thất đã chi phí để sảnxuất ra nó quyết định, trong khi đó , nhìn theo những hiện tượng bề ngoài thì hìnhnhư nó do quan hệ cung – cầu quyết định. Trong xã hội tư bản chủ nghĩa, quan hệgiữa nhà tư bản và công nhân nhìn bề ngoài là một quan hệ rất sòng phẳng giữa mộtbên mua sức lao động và trả tiền dưới hình thức trả lương. Còn bên kia bán sức laođộng và nhận tiền dưới hình thức nhận lương, trong khi đó thực tế là nhà tư bản đãbóc lột công nhân.Khi chủ nghĩa tư bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa thì bản chấtcủa chế độ tư bản chủ nghĩa đã biến đổi ít nhiều .Nếu trong giai đoạn trước độcquyền, tự do cạnh tranh và xuất khẩu hàng hóa chiếm địa vị thống trị, thì trong giaiđoạn đế quốc chủ nghĩa,tư bản độc quyền đã thay thế cho tự do cạnh tranh ,quy luậtlợi nhuận tối đa thay thế cho qui luật thu nhập bình quân, xuất khẩu hàng hóa bịchèn ép và xuất khẩu tư bản chiếm địa vị thống trị v.v .Mặc dầu vậy, về căn bản, bảnchất của chủ nghĩa tư bản vẫn giữ nguyên như cũ, tức là vẫn chưa vượt ra ngoàikhuôn khổ của hình thái kinh tế-xã hội tư bản chủ nghĩa.Thông qua nhận thức rõ vai trò to lớn của Triết học Mác – Lênin nói chung,cặp phạm trù bản chất – hiện tượng nói riêng, rút ra được những ý nghĩa phương phápluận to lớn để vận dụng vào trong hoạt động và sản xuất kinh doanh trong thời đạihiện nay. Yêu cầu phải luôn quán triệt sâu sắc lí luận, đứng vững trên lập trường,quan điểm của giai cấp công nhân, vận dụng linh hoạt, sáng tạo vào trong hoạt độngthực tiễn, từ đó bổ sung, phát triển lí luận. Quá trình này đòi hỏi phải tiến hànhthường xuyên, liên tục, có tính sáng tạo, đổi mới, luôn luôn cảnh giác trong xem xét,đánh giá các sự vật, hiện tượng trong hoạt động sản xuất và kinh doanh, thấy đượcbản chất sâu xa và hiện tượng bề ngoài của nó. Tích cực đấu tranh, phê phán các quanđiểm, nhận thức sai trái trong hoạt động nhận thức lí luậnvà thực tiễn nói chung cũngnhư hoạt động sản xuất – kinh doanh nói riêng, góp phần xây dựng nền kinh tế thịtrường định hướng xã hội chủ nghĩa vững mạnh.