Vì sao công nghiệp thực phẩm là ngành chủ đạo của các nước đang phát triển

Câu 1:

-Ở các nước phát triển, ngành công nghiệp thực phẩm thường đúng vai trò chủ đạo trong cơ cấu giá trị sản xuất ngành công nghiệp vì:

+Có điều kiện phát triển phù hợp với hoàn cảnh kinh tế - xã hội của các nước đang phát triển.

+Mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao.

Câu 2:

-Ở các nước phát triển trong đó có Việt Nam ngành công nghiệp thực phẩm thường đóng vai trò chủ đạo trong cơ cấu hàng xuất khẩu vì:

+Các nước này đang trong giai đoạn công nghiệp hóa với chiến lược công nghiệp hướng về xuất khẩu, trên cơ sở thu hút vốn, công nghệ và kinh nghiệm quản lí của các nước công nghiệp phát triển, nên đã hình thành các khu công nghiệp lập trung.

+Trên thực tế, các khu công nghiệp tập trung đã và đang thu vốn đầu tư ở trong và ngoài nước, sản xuất nhiều sản phẩm phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu, tạo thêm việc làm và nâng cao chất lượng lao động, mở rộng việc chuyển giao công nghệ tiên tiến, góp phần hình thành các đô thị mới và giảm bớt chênh lệch vùng.

Vì sao công nghiệp thực phẩm là ngành chủ đạo của các nước đang phát triển

Học sinh

Góc nhờ vả khẩn thiết!! m(. _ .) m . Em có bài tập. Làm ơn dạy em cách giải bài này đi ạ!

Gia sư QANDA - An Hà

1. Ngành công nghiệp sx hàng tiêu dùng lại phát triển mạnh ở các nước đang phát triển vì họ sẽ xuất khẩu các mặt hàng đó ra nước ngoài ở nước ngoài chưa có công nghệ tiên tiến như họ nên họ có thể là nước sx mặt hàng đó tốt nhất làm tăng lượng đơn đặt hàng và cũng để phục vụ cho đời sống nhân dân nước họ

  • #tại sao ở các nước đang phát triển thường ưu tiên phát triển ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng
  • #tại sao ngành dệt may lại phát triển mạnh ở các nước đang phát triển
  • #tại sao công nghiệp thực phẩm được coi là ngành công nghiệp chủ đạo ở nhiều nước đang phát triển
  • #tại sao công nghiệp thực phẩm lại chiếm ưu thế ở nhiều nước đang phát triển
  • #vì sao công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng rất được các nước đang phát triển chú trọng đầu tư

Công nghiệp thực phẩm cung cấp các sản phẩm đáp ứng nhu cầu hằng ngày của con người về ăn, uống. Nguyên liệu chủ yếu của ngành công nghiệp thực phẩm là sản phẩm của ngành trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản.

VII. Công nghiệp thực phẩm

1. Vai trò

- Cung cấp sản phẩm, đáp ứng nhu cầu ăn uống.

- Tiêu thụ sản phẩm của nông nghiệp thúc đẩy nông nghiệp phát triển.

- Làm tăng giá trị của sản phẩm.

- Xuất khẩu, tích lũy vốn, nâng cao đời sống.

2. Đặc điểm - phân bố

- Sản phẩm đa dạng, phong phú, tốn ít vốn đầu tư, quay vòng vốn nhanh.

- Cơ cấu ngành: Chế biến sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản...

- Phân bố ở mọi các quốc gia trên thế giới.

+ Các nước phát triển: tiêu thụ nhiều, yêu cầu sản phẩm có chất lượng, mẫu mã đẹp, tiện lợi khi sử dụng.

+ Các nước đang phát triển: đóng vai trò chủ đạo trong cơ cấu, giá trị sản phẩm công nghiệp.

Loigiaihay.com

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Địa lí lớp 10 - Xem ngay

Giải bài tập câu hỏi thảo luận trang 122 SGK Địa lí 12

Đề bài

Hãy giải thích vì sao công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm là ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta hiện nay?

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Lời giải chi tiết

Khái niệm công nghiệp trọng điểm: là ngành có thế mạnh lâu dài, đem lại hiệu quả kinh tế, xã hội và tác động mạnh mẽ đến sự phát triển các ngành kinh tế khác.

  Công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm là ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta hiện nay vì:

a)  Nước ta có nhiều thế mạnh để phát triển công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm.

- Nguồn nguyên liệu tại chỗ phong phú và đa dạng.

+ Nguyên liệu từ ngành trồng trọt: cây lương thực (lúa), cây công nghiệp hằng năm (lạc, mía, đậu tương, thuốc lá), cây công nghiệp lâu năm (cà phê, cao su, điều, tiêu, chè…), rau - cây ăn quả. Đây là nguồn nguyên liệu quan trọng cho công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm.

+ Nguyên liệu từ ngành chăn nuôi: trâu, bò, lợn, gia cầm cung cấp thịt, trứng, sữa cho công nghiệp chế biến thực phầm, đồ hộp.

+ Nguyên liệu từ ngành thủy sản (vùng biển rộng lớn, nguồn hải sản phong phú..).

- Nguồn lao động dồi dào, giá rẻ.

- Thị trường tiêu thụ rộng lớn.

+ Lượng nhu cầu về các sản phẩm của ngành công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm trong nước ngày càng tăng.

+ Các sản phẩm như gạo, cà phê, cao su, chè, hồ tiêu, điều, hoa quả, tôm, cá đông lạnh…của nước ta đã và đang thâm nhập vào thị trường khu vực và thế giới.

- Cơ sở vật chất kĩ thuật hiện có:

+ Một số ngành công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm ra đời sớm và có cơ sở sản xuất nhất định.

+ Các nhà máy, xí nghiệp lớn thuộc ngành này tập trung ở các thành phố lớn, thuận lợi cho việc phát triển, mở rộng thị trường.

b) Công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao:

-Về mặt kinh tế:

+ Không đòi hỏi vốn lớn, thời gian quay vòng vốn nhanh.

+ Cung cấp nhiều mặt hàng xuất khẩu quan trọng (gạo, cà phê, cao su, hồ tiêu, điều, thủy hải sản) mang lại nguồn thu ngoại tệ lớn.

- Về mặt xã hội: góp phần giải quyết việc làm, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, thúc đẩy công nghiệp hóa nông thôn, liên kết nông – công.

c) Ngành này cũng có tác động mạnh mẽ đến các ngành kinh tế khác:

- Thúc đẩy hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp, chăn nuôi gia súc, nuôi trồng thủy sản. Đây là những ngành cung cấp nguyên liệu đầu vào cho ngành chế biến lương thực thực phẩm.

- Đẩy mạnh sự phát triển các ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và các ngành khác.

Loigiaihay.com

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Địa lí lớp 12 - Xem ngay

Việt Nam hiện đang đứng trong TOP 10 trên thế giới về chế biến và sản xuất thực phẩm. Mục tiêu đến năm 2030, kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đạt 65-70 tỷ USD (bằng 200% so với hiện nay). Có thể thấy được ngành công nghiệp thực phẩm Việt Nam vẫn phát triển rất bền vững và còn tiếp tục phát triển hơn nữa trong tương lai. Hãy cùng Kệ công nghiệp VNT thảo luận về vai trò và triển vọng phát triển trong tương lai của ngành công nghiệp thực phẩm ở nước ta trong bài viết dưới đây.

Vai trò ngành công nghiệp thực phẩm ở nước ta hiện nay

Ngành công nghiệp thực phẩm bao gồm các hoạt động công nghiệp hướng vào chế biến, chuyển đổi, chuẩn bị, bảo quản và đóng gói thực phẩm. Ngày nay, công nghiệp thực phẩm đã trở nên đa dạng hóa, với việc sản xuất từ các hoạt động nhỏ, truyền thống do gia đình quản lý, đến các quy trình công nghiệp lớn.

Vì sao công nghiệp thực phẩm là ngành chủ đạo của các nước đang phát triển

Công nghiệp thực phẩm có vai trò quan trọng với kinh tế Việt Nam

Ngành công nghiệp thực phẩm là ngành cung cấp các nhu yếu phẩm về ăn uống của con người. Vì thế, nó sẽ bao gồm rất nhiều ngành như trồng trọt, chăn nuôi, đánh bắt thủy hải sản,… Khi công nghiệp thực phẩm phát triển, nó cũng giúp cho các ngành khác mà đặc biệt là nông nghiệp phát triển theo. Đây được coi là ngành mũi nhọn trong việc phát triển nền kinh tế – xã hội chung của đất nước, cụ thể:

– Về xã hội: thúc đẩy ngành công nghiệp hóa nông thôn, góp phần giải quyết việc làm cho người dân.

– Về kinh tế: cung cấp nhiều mặt hàng về xuất khẩu chủ lực như thủy hải sản, gạo, cà phê, cao su,… nhằm mang lại nguồn thu về ngoại tệ lớn. 

Ngoài ra, ngành công nghiệp thực phẩm còn đẩy mạnh sự phát triển cho các ngành công nghiệp sản xuất mặt hàng tiêu dùng, cùng với các ngành nghề khác như: chăn nuôi gia súc, chuyên canh cây công nghiệp và nuôi trồng thủy sản nhằm cung cấp cho ngành công nghệ chế biến lương thực, thực phẩm.

Các sản phẩm chủ lực của ngành công nghiệp thực phẩm

Hiện nay ngành công nghiệp thực phẩm Việt Nam đã có sự phát triển và thay đổi qua nhiều giai đoạn khác nhau, gồm một số ngành chính như sau:

  • Rượu – bia – nước giải khát;
  • Chế biến sữa và các sản phẩm từ sữa;
  • Dầu thực vật; 
  • Công nghiệp kỹ nghệ thực phẩm; 
  • Chế biến bột và tinh bột;
  • Công nghiệp sản xuất thuốc lá;…

Vì sao công nghiệp thực phẩm là ngành chủ đạo của các nước đang phát triển

Các sản phẩm của ngành công nghiệp thực phẩm

Có thể thấy, các sản phẩm ngành công nghiệp thực phẩm ở Việt Nam khá đa dạng, phong phú, tốn ít vốn đầu tư, quay vòng vốn nhanh. Việt Nam hiện thuộc các nước đang phát triển nên ngành thực phẩm đóng vai trò chủ đạo trong cơ cấu, giá trị sản phẩm công nghiệp.

Tiềm năng của ngành công nghiệp thực phẩm ở Việt Nam trong hiện tại và tương lai 

Ngành công nghiệp thực phẩm được xác định là ngành mũi nhọn trong phát triển kinh tế của Việt Nam, có tiềm năng phát triển nhờ yếu tố dân số đông, thu nhập trung bình của người dân ngày càng tăng, xu hướng tiêu dùng tăng nhanh. Chúng đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế xã hội. Cụ thể là thúc đẩy xuất khẩu, tạo công ăn việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động. 

Theo bà Vũ Kim Hạnh – Chủ tịch Câu lạc bộ Hàng Việt Nam Chất lượng cao đã nhận định: “Giá trị tiêu thụ thực phẩm của Việt Nam ước tính vào khoảng 16% tổng GDP và trong 5 năm trở lại đây, lượng tiêu thụ thực phẩm chế biến và đồ uống tăng trung bình hàng năm lần lượt ở ngưỡng 9,68% và 6,66% và đến 2020 dự báo sẽ vượt ngưỡng 10,9%. Sau một thời gian ngành thực phẩm chế biến bị chững lại do thị trường tiêu thụ chủ yếu là lương thực cơ bản (gạo, đường, đậu…), thực phẩm (tôm, thịt, cá…), đến nay, nền kinh tế đã phát triển tốt, mức sống của người dân tăng cao hơn, thì nhu cầu tiêu thụ thực phẩm công nghiệp cũng tăng cao, đáp ứng bữa ăn nhanh, chất lượng và tiện lợi“.

Mục tiêu đến năm 2030, kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đạt 65-70 tỷ USD (bằng 200% so với hiện nay), ngành công nghiệp chế biến thực phẩm có tiềm năng lớn trong thu hút đầu tư. Nhận định từ các chuyên gia tại Hội thảo xúc tiến đầu tư trong công nghiệp chế biến thực phẩm do Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) và Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) tổ chức.

Vì sao công nghiệp thực phẩm là ngành chủ đạo của các nước đang phát triển

>> Xem ngay: Các ngành công nghiệp mũi nhọn hiện nay, vai trò và ví dụ cụ thể

Kệ công nghiệp VNT đồng hành cùng sự phát triển ngành công nghiệp thực phẩm ở Việt Nam

Do ngành chế biến lương thực, thực phẩm ở Việt Nam đang trên đà phát triển mạnh, do đó các công ty, doanh nghiệp cần phải đảm bảo các quy trình quản lý kho hàng chuyên nghiệp nhất. Muốn quản lý tốt kho hàng thì việc sử dụng các loại giá đỡ, giá kệ công nghiệp để chứa, lưu trữ hàng hóa đang là nhu cầu cấp thiết. Đây là một trong những giải pháp góp phần cho quy trình quản lý kho hàng hiệu quả và thành công.

Vì sao công nghiệp thực phẩm là ngành chủ đạo của các nước đang phát triển

Mẫu kệ công nghiệp sử dụng trong các kho lạnh chuyên lưu trữ thực phẩm

Kệ công nghiệp VNT hiện là đơn vị sản xuất giá kệ kho hàng, kệ công nghiệp uy tín, chất lượng tốt nhất tại Việt Nam hiện nay. VNT đã đồng hành cùng sự phát triển của ngành công nghiệp thực phẩm khi cung cấp, lắp đặt cho rất nhiều kho hàng về lưu trữ thực phẩm (cả kho thường và kho lạnh).

Những sản phẩm giá kệ VNT cung cấp gồm đa dạng các loại như: Kệ hạng nhẹ; kệ hạng vừa; kệ hạng nặng. Cụ thể như sau:

Kệ v lỗ đa năng (kệ hạng nhẹ): Tải trọng hàng hóa 100-150kg/tầng kệ phù hợp với kho hàng tải trọng hóa thấp và mật độ lưu trữ hàng hóa ít.

Kệ trung tải (kệ hạng vừa): Tải trọng chứa hàng khoảng từ 200-500kg/tầng kệ. Phù hợp với kho hàng có tải trọng trung bình, chứa đa dạng hàng hóa.

Kệ hạng nặng: Kệ Selective; kệ Double Deep; kệ Drive in; kệ di động, kệ con lăn,… Những loại kệ này phù hợp với các kho hàng chứa mật độ hàng hóa cao, tải trọng hàng hóa lớn. 

Vì sao công nghiệp thực phẩm là ngành chủ đạo của các nước đang phát triển

Tùy thuộc vào hàng hóa, diện tích kho, mật độ xuất/nhập hàng hóa,… để lựa chọn loại giá kệ phù hợp. Sử dụng kệ kho hàng VNT vừa đảm bảo hàng hóa được lưu trữ an toàn, vừa giúp doanh nghiệp quản lý kho hiệu quả và chuyên nghiệp nhất.

Vì sao công nghiệp thực phẩm là ngành chủ đạo của các nước đang phát triển

Để lựa chọn loại kệ kho chứa các mặt hàng công nghiệp thực phẩm ở Việt Nam, vui lòng liên hệ Hotline VNT 086.758.9999 để được tư vấn, báo giá trong thời gian sớm nhất. Kệ công nghiệp VNT sẽ tư vấn để quý khách hàng lựa chọn được mẫu giá kệ kho phù hợp nhất. 

Liên hệ tư vấn:

Tôi là Nguyễn Linh – Tôi đã có kinh nghiệm hơn 3 năm tư vấn setup giá kệ công nghiệp, kệ kho hàng. Tôi hy vọng những kiến thức mà mình chia sẻ có thể giúp mọi người xây dựng được hệ thống kho bãi hiệu quả, tối ưu diện tích và chi phí.