Vss là chân gì

Chúng ta thường thấy ở mỗi con MCU hay có nhiều chân nguồn như Vcc, Vdd, Vee, Vss, Gnd,… Nhưng mỗi ký hiệu nó biểu thị cho nhiều chức năng của chân pin đó. Hôm nay mình chia sẻ 1 số vấn đề liên quan dẫn tới việc có nhiều cái ký hiệu pin nguồn như vậy.

Vss là chân gì

+ Tùy mỗi MCU có thể sẽ hoạt động với nhiều mức điện áp cấp khác nhau như 5v, 3.3v,…và trong mcu sẽ có module digital, module analog, và cả nhiều module khác, nên sẽ cần thiết có nhiều chân pin khác nhau.

+ Việc sử dụng nhiều chân pin nguồn cũng sẽ giảm dòng trên các pin. Chúng ta cứ hiểu đơn giản như dòng 1A mà chia ra 10 luồng thì mỗi luồng chỉ chạy tầm 0.1A thôi là đủ rồi.
Mà dòng nhỏ thì nhiệt ở mỗi chân cũng sẽ ít hơn.

+ Sử dụng nhiều chân nguồn cũng sẽ làm giảm trở kháng của nguồn cung cấp đi vào mcu, điều này cũng sẽ giúp giảm nhiễu nguồn.

+ Sử dụng nhiều chân nguồn cũng sẽ giúp cho việc phân phối nguồn cho các phần trong mcu được tốt hơn. hạn chế ảnh hưởng giữa các phần với nhau.

+ Tương thích với dòng chip cũ

+ Phân bố domain nguồn, domain nguồn nằm đâu thì chân nguồn nằm đấy. Vừa đủ là tốt nhất ( vì tính kinh tế, đóng gói là khâu tốn kém)

+ Các cặp vcc-gnd thường đối xứng với nhau, điều này sẽ tạo ra các điện trường ngược hướng nhau, triệt tiêu lẫn nhau trên chính chip.

Ở trên là mấy cái cơ bản mình tìm hiểu được để chia sẻ cho mọi người nắm, nhưng còn nhiều lý do khác nữa, ai biết cứ chia sẻ nha.

Goodluck!!!

-Wiki

2020-06-03


Lâm Hữu Thực Khố
luận tốt nghiệp - 50 -
Hình 23.
Gói 48 chân dạng DIP.
So với các họ vi điều khiển khác như 8051 thì đóng gói và sơ đồ chân của HC11 là khá phức tạp. Ở đây ta chỉ trình bày một số chân có chức năng quan trọng
trong hoạt động của vi điều khiển.

3.2.3.1. VDD và VSS

Nguồn cung cấp cho vi điều khiển thông qua chân VDD và VSS. VDD là chân nguồn, VSS là chân nối đất. Nguồn cung cấp cho vi điều khiển hoạt động bình thường
là 5V. Các thiết bị hoạt động với thế thấp có dải điện áp hoạt động từ 3.0 tới 5.5V hoặc từ 2.7 tới 5.5V. Nguồn đưa vào vi điều khiển phải ổn định một cách tương đối.
Nhưng vì một lý do nào đó, sự thăng giáng của nguồn sẽ làm xuất hiện các xung nhiễu trên chân của vi điều khiển. Vì vậy nguồn trước khi đưa vào vi điều khiển cần thông
qua các mạch làm bằng. Cách thông dụng và hiệu quả nhất là dùng một con tụ đủ lớn nối song song với nguồn cấp cho vi điều khiển. Giá trị của tụ tuỳ thuộc vào tải.
Lâm Hữu Thực Khoá
luận tốt nghiệp - 51 -

3.2.3.2. RESET

RESET là chân điều khiển tín hiệu hai hướng. Nó được xem như là chân khởi tạo trạng thái vi điều khiển khi nó được khởi động. Đồng thời nó cũng là chân tín hiệu
lối ra dùng để chỉ thị lỗi hệ thống do hệ thống giám sát hoạt động của vi điều khiển dò được COP. CPU phân biệt hai loại tín hiệu RESET. Tín hiệu RESET xuất phát từ
điều kiện bên ngoài hay ngay trong CPU được điều khiển bởi chính CPU khi hệ thống giám sát tìm thấy lỗi mà nó cho là nghiêm trọng. CPU phân biệt giữa điều kiện reset
nội và reset ngoại nhờ cảm biến được chân tín hiệu reset chuyển lên mức cao ngắn hơn hai chu kỳ xung đồng hồ sau khi tín hiệu reset xuất hiện. Vì vậy tuyệt đối cấm không
được tuỳ tiện nối tụ và trở vào chân reset của vi điều khiển. Điều này nhằm tránh trễ xảy ra trên chân reset và có thể dẫn đến những quyết định sai lầm của CPU. Thông
thường ta sử dụng bộ tạo tín hiệu reset MC3464 hình vẽ 24.
Hình 24.
Sơ đồ mạch reset ngoại.

3.2.3.3. Chân XTAL, EXTAL và lối ra E_Clock E

Hai chân XTAL, EXTAL cung cấp giao diện cho máy phát xung dao động bằng thạch anh hoặc bộ dao động có cấu trúc CMOS tương ứng dùng để điểu khiển
mạch phát xung đồng hồ có trong vi điều khiển. Tần số của các máy phát ngoài phải cao gấp bốn lần tần số xung đồng hồ mong muốn. Thơng thường chân XTAL ngắt ra
khi có một bộ dao động CMOS nối vào chân EXTAL. Tuy nhiên để giảm nhiễu ở tần số rađiô RFI ta thường nối vào chân XTAL con trở có giá trị từ 10 KΩ tới 100KΩ.
Chân lối ra XTAL chỉ được nối với một bộ dao động thạch anh.
E là chân lối ra của bộ dao động nội trong vi điều khiển. Tín hiệu này dùng để chuẩn thời gian. Tần số lối ra chân E bằng ¼ tần số lối vào ở chân XTAL, EXTAL.
Khi xung đồng hồ E ở mức thấp, một mạch vòng xử lý nội sẽ diễn ra. Khi nó ở mức cao, dữ liệu được truy cập. Tất cả các xung đồng hồ sẽ ngừng lại khi vi điều khiển ở
Lâm Hữu Thực Khoá
luận tốt nghiệp - 52 -
trạng thái STOP. Nhằm tránh phát sinh RFI, các thiết bị nối vào chân E sẽ ngắt khi vi điều khiển làm việc ở chế độ đơn.

3.2.3.4. Yêu cầu ngắt và che ngắt IRQ and XIRQV