Xì hơi nhiều là bệnh gì

Tuy nhiên, đánh rắm kèm theo một số dấu hiệu sau có thể là dấu hiệu cảnh báo sức khỏe có vấn đề, theo Health.

1. Mùi đánh rắm quá hôi

Mùi đánh rắm quá hôi có thể là do chế độ ăn có nhiều lưu huỳnh. Những món chứa lượng lưu huỳnh cao thường gặp là bông cải xanh, cải thảo, xà lách, hành, tỏi, hành tây, phô mai, thậm chí là rượu. Khi được phân rã trong ruột, chúng sẽ có mùi như trứng thối, trang Health dẫn lời chuyên gia tiêu hóa người Mỹ Niket Sonpal.

Trong phần lớn các trường hợp, mùi đánh rắm quá hôi không có gì phải lo lắng. Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài thì cần đến kiểm tra bác sĩ vì có thể bạn đang bị viêm ruột hoặc hội chứng ruột kích thích.

2. Đánh rắm kèm với đau bụng

Đánh rắm nhiều kèm theo cơn đau bụng, khó chịu sau khi ăn có thể là dấu hiệu của chứng không dung nạp thực phẩm. Ví dụ điển hình nhất là bạn ăn phô mai hoặc uống sữa sau đó cơn đau bụng và đầy hơi xuất hiện. Khi đánh rắm, mùi sẽ rất khó chịu.

Nguyên nhân là do cơ thể không thể hấp thu được đường sữa cho đến khi đi vào ruột non. Tại đây, vi khuẩn đường ruột sẽ phân rã đường sữa, giải phóng khí và gây đầy hơi, khiến mùi đánh rắm rất hôi, theo Health.

Hãy thử kiêng ăn đường sữa ít ngày để xem tình trạng đầy hơi, đánh rắm nặng mùi có còn hay không. Nếu bệnh vẫn còn thì hãy tìm đến bác sĩ để xác định xem nhóm thực phẩm nào mà cơ thể bạn không thể dung nạp, các chuyên gia cho biết.

3. Đánh rắm với tần suất bất thường

Căng thẳng quá mức có thể ảnh hưởng đến đánh rắm và đi ngoài. Khi căng thẳng, cơ thể có xu hướng chọn những món không lành mạnh như kem hay thực phẩm chế biến. Những món này sẽ tác động tiêu cực đến hệ tiêu hóa.

Ngoài ra, căng thẳng cũng khiến chúng ta nuốt nước bọt và không khí vào bụng nhiều hơn mà không hay biết. Những yếu tố này khiến bạn đánh rắm và đi ngoài với tần suất bất thường, có thể nhiều hơn hoặc ít hơn. Tất cả những gì cần làm là phải kiểm soát căng thẳng bằng cách thư giãn, thiền, tập hít thở sâu, theo Health.

Xì hơi khoảng 15 lần mỗi ngày là bình thường, nhưng nếu liên tục có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý đường tiêu hóa cần thăm khám và điều trị.

Tiến sĩ, bác sĩ Đỗ Minh Hùng (Giám đốc Trung tâm Tiêu hóa và Phẫu thuật nội soi Tiêu hóa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, TP HCM) cho biết, cơ thể tạo ra khí như một phần của quá trình phân hủy và chế biến thức ăn. Bất cứ ai cũng có thể nuốt phải không khí khi ăn, nhai hoặc nuốt. Tất cả những khí này tích tụ trong hệ thống tiêu hóa. Một phần trong số đó được hấp thụ một cách tự nhiên, nhưng phần khí còn lại cần được giải phóng dưới dạng xì hơi hoặc ợ hơi.

Người bình thường xì hơi từ 5 đến 15 lần mỗi ngày, thậm chí 25 lần. Tuy nhiên, xì hơi quá nhiều có thể xem là dấu hiệu gặp vấn đề ở đường tiêu hóa. Một vài trong số những bệnh liên quan đến tiêu hóa khiến xì hơi nhiều bao gồm:

Bệnh celiac

Bệnh xảy ra do tình trạng nhạy cảm với gluten (một loại protein được tìm thấy trong lúa mì, lúa mạch đen) gây viêm và bất sản niêm mạc ruột non (sự tăng sinh bất thường của niêm mạc ruột). Bệnh gây ra tình trạng kém hấp thu như tiêu chảy, tiêu phân mỡ, suy dinh dưỡng, thiếu vitamin và xì hơi nhiều; có thể gặp ở nhiều độ tuổi.

Bệnh crohn

Bệnh crohn (viêm ruột mạn tính) đặc trưng bởi tình trạng viêm niêm mạc đường tiêu hóa, thường liên quan đến các lớp sâu hơn ở bên trong, ảnh hưởng nhiều nhất đến ruột non. Ruột già và đường tiêu hóa trên cũng có nguy cơ tổn thương nhưng không phổ biến. Những biểu hiện thường gặp bao gồm: đau bụng, xì hơi, tiêu chảy dai dẳng, chất nhầy trong phân, chảy máu trực tràng.

Xì hơi nhiều là bệnh gì

Xì hơi quá nhiều có thể là dấu hiệu của bệnh lý về đường tiêu hóa. Ảnh: Freepik

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản

Thức ăn sau khi được đưa vào miệng và xuống đến thực quản, các cơ thắt thực quản giãn ra để thức ăn cùng các chất lỏng đi vào dạ dày rồi đóng lại. Tuy nhiên, người bị trào ngược dạ dày sẽ gặp tình trạng axit từ dạ dày trào ngược lên phần thực quản (phần ống nối từ miệng đến dạ dày), khiến cho lớp niêm mạc thực quản bị kích thích và gây ra nhiều triệu chứng khó chịu.

Biểu hiện bệnh sẽ bao gồm: buồn nôn và có thể nôn ra thức ăn hoặc dịch vị (thường gặp nếu ăn quá no hoặc nằm liền sau ăn), miệng tiết nhiều nước bọt hơn, xì hơi nhiều...

Chứng liệt dạ dày

Đây là tình trạng thức ăn khi đi vào dạ dày sẽ lưu lại lâu hơn bình thường do không thể tống thoát xuống tá tràng. Triệu chứng thường gặp là cảm giác đầy hơi sau khi vừa ăn, ợ hơi, xì hơi và buồn ói; thậm chí nóng rát vùng thực quản, tức hoặc đau nhẹ bụng vùng thượng. Người bệnh sẽ cảm thấy khỏe hơn khi nôn được, có hiện tượng trào ngược dịch dạ dày.

Bệnh viêm ruột

Các rối loạn liên quan đến tình trạng viêm mô mạn tính trong đường tiêu hóa, bao gồm: viêm loét đại tràng (viêm, lở loét dọc theo niêm mạc đại tràng và trực tràng) và bệnh crohn. Dấu hiệu đặc trưng của cả hai dạng này đều là tiêu chảy, đau bụng, mệt mỏi, sụt cân và chảy máu tiêu hóa. Một số trường hợp chỉ biểu hiện với những triệu chứng nhẹ, số khác rơi vào tình trạng suy nhược nghiêm trọng, nguy cơ xảy ra các biến chứng nguy hiểm.

Hội chứng ruột kích thích (IBS)

Các dấu hiệu của hội chứng ruột kích thích là đau bụng có thể kèm với táo bón, tiêu chảy hoặc cả hai. Đau và sự thay đổi thói quen đi cầu có thể nhẹ, không gây trở ngại cho hoạt động bình thường. Tuy nhiên, nếu ở mức độ nặng, người bệnh sẽ bị ảnh hưởng đến chất lượng sống. Tình trạng xì hơi diễn ra liên tục, người bệnh thường xuyên phải đi vào nhà vệ sinh.

Loét dạ dày tá tràng

Viêm loét dạ dày là tình trạng niêm mạc dạ dày bị tổn thương, viêm sưng, lâu dần tạo thành các vết loét gây triệu chứng. Các dấu hiệu và triệu chứng phổ biến của bệnh bao gồm: đầy hơi, khó tiêu; buồn nôn hoặc nôn; dễ cảm thấy no khi ăn hoặc không muốn ăn vì đau; ợ hơi, ợ chua hoặc trào ngược axit; khó ngủ, ngủ không ngon giấc; cơ thể mệt mỏi, suy nhược; đi cầu phân đen hoặc máu; sụt cân.

Ngoài nguyên nhân do các bệnh lý về tiêu hóa gây ra thì còn có những yếu tố như thức ăn khó tiêu. Cụ thể là thực phẩm chứa nhiều chất xơ hoặc loại đường mà cơ thể khó xử lý như đậu, bắp cải, mầm brussel, bông cải xanh; các sản phẩm từ sữa có chứa lactose như sữa, phô mai...; căng thẳng; táo bón. Thay đổi về số lượng hoặc loại vi khuẩn trong đường tiêu hóa do thuốc kháng sinh hoặc tiêu thụ thực phẩm nhiễm vi khuẩn cũng có thể gây khó tiêu.

Bác sĩ Hùng cho hay, trong hầu hết các trường hợp, xì hơi quá mức có thể được kiểm soát bằng cách thay đổi chế độ ăn uống và lối sống. Tuy nhiên, một số trường hợp cần phải thăm khám. Người có các tình trạng đầy hơi quá mức kèm theo đau bụng và chướng bụng không biến mất; tiêu chảy hoặc táo bón tái phát; giảm cân không rõ lý do; đại tiện không tự chủ; máu trong phân; các dấu hiệu của nhiễm trùng (nhiệt độ cơ thể cao, nôn mửa, ớn lạnh và đau ở khớp hoặc cơ)... thì cần đến khám các chuyên khoa tiêu hóa càng sớm càng tốt, phòng biến chứng nguy hiểm.