Yếu tố có hại trong sản xuất là gì

Định nghĩa này được ghi rõ theo khoản 5 Điều 3. Giải thích từ ngữ Yếu tố có hại trong Luật an toàn, vệ sinh lao động số 84/2015/QH13 được Quốc Hội ban hành ngày 25 tháng 06 năm 2015, Luật an toàn, vệ sinh lao động có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2016.

- Yếu tố nguy hiểm là yếu tố gây mất an toàn, làm tổn thương hoặc gây tử vong cho con người trong quá trình lao động.

- Yếu tố có hại là yếu tố gây bệnh tật, làm suy giảm sức khỏe con người trong quá trình lao động.

(Khoản 4 và khoản 5 Điều 3 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015)

2. Nguyên tắc kiểm soát các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc

Theo Điều 3 Nghị định 39/2016/NĐ-CP, kiểm soát các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc theo quy định tại Điều 18 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015, người sử dụng lao động phải bảo đảm các nguyên tắc sau đây:

(1) Thường xuyên theo dõi, giám sát các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc;

(2) Phải có người hoặc bộ phận được phân công chịu trách nhiệm về kiểm soát các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc; đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh, phải quy định việc kiểm soát các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại đến từng tổ, đội, phân xưởng;

(3) Lưu hồ sơ về kiểm soát các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại phù hợp quy định Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015, các Điều 4, 5, 6 và 7 Nghị định 39/2016/NĐ-CP và quy định pháp luật chuyên ngành;

(4) Công khai kết quả kiểm soát các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại cho người lao động được biết;

(5) Có quy trình kiểm soát các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm phù hợp với Điều 18 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015, các Điều 4, 5, 6 và 7 Nghị định 39/2016/NĐ-CP và quy định pháp luật chuyên ngành.

3. Nội dung kiểm soát các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc

Việc kiểm soát các yếu tổ nguy hiểm, yếu có có hại tại nơi làm việc được thể hiện qua các nội dung được quy định tại Điều 4 Nghị định 39/2016/NĐ-CP, cụ thể như sau:

- Nhận diện và đánh giá các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại.

- Xác định Mục tiêu và các biện pháp phòng, chống các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại.

- Triển khai và đánh giá hiệu quả các biện pháp phòng, chống các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại.

4. Cách nhận diện và đánh giá các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại

Việc nhận diện và đánh giá các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại thực hiện như sau:

- Phân tích đặc điểm điều kiện lao động, quy trình làm việc có liên quan và kết quả kiểm tra nơi làm việc.

- Khảo sát người lao động về những yếu tố có thể gây tổn thương, bệnh tật, làm suy giảm sức khỏe của họ tại nơi làm việc.

- Trường hợp không nhận diện, đánh giá được đầy đủ, chính xác bằng cảm quan thì phải sử dụng máy, thiết bị phù hợp để đo, kiểm các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại; lập hồ sơ vệ sinh môi trường lao động đối với các yếu tố có hại, phòng chống bệnh nghề nghiệp theo mẫu quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 39/2016/NĐ-CP.

(Điều 5 Nghị định 39/2016/NĐ-CP)

5. Nội dung kiểm tra biện pháp phòng, chống các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc

Theo khoản 3 Điều 7 Nghị định 39/2016/NĐ-CP, việc kiểm tra biện pháp phòng, chống các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc gồm các nội dung sau đây:

- Tình trạng an toàn, vệ sinh lao động của máy, thiết bị, nhà xưởng, kho tàng và nơi làm việc;

- Việc sử dụng, bảo quản phương tiện bảo vệ cá nhân; phương tiện phòng cháy, chữa cháy; các loại thuốc thiết yếu, phương tiện sơ cứu, cấp cứu tại chỗ;

- Việc quản lý, sử dụng máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động;

- Kiến thức và khả năng của người lao động trong xử lý sự cố, ứng cứu khẩn cấp;

- Việc thực hiện chế độ bảo hộ lao động, chăm sóc sức khỏe người lao động;

- Việc thực hiện kiến nghị của các đoàn thanh tra, kiểm tra an toàn, vệ sinh lao động, Điều tra tai nạn lao động.

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email [email protected].

– Trong nơi làm việc, những mối nguy hiểm hoặc các yếu tố có hại sẽ luôn “rình rập” chúng ta bất cứ lúc nào. Vậy chúng là gì và kiểm soát ra sao, hôm nay Huấn Luyện An Toàn sẽ hướng dẫn bạn chi tiết về cách kiểm soát những vấn đề này.

Yếu tố có hại trong sản xuất là gì
Khái niệm các yếu tố nguy hiểm và yếu tố có hại

Đối với hai khái niệm về yếu tố nguy hiểm và yếu tố có hại, chúng đều đã có những khái niệm cụ thể, chính xác nhất và chúng được nêu ra trong Luật cũng như các văn bản pháp luật khi nói về vấn đề này.

\>>> Xem thêm: Dịch vụ tư vấn giám sát an toàn

Yếu tố nguy hiểm là gì?

Các yếu tố nguy hiểm là những yếu tố xuất hiện trong môi trường làm việc có thể làm cho người lao động bị chấn thương, bệnh tật mang tính nguy hiểm cao cho họ. Thậm chí, những yếu tố này còn làm nguy hiểm và làm thiệt hại về tài sản cũng như môi trường làm việc tại nơi đó.

Một số yếu tố nguy hiểm có thể kể đến như yếu tố nguy hiểm về điện, nguy hiểm về cháy nổ, nguy hiểm về nhiệt hay nguy hiểm do các hóa chất độc hại gây ra,… và có rất nhiều yếu tố khác ảnh hưởng trực tiếp đến người lao động và môi trường làm việc xung quanh.

Yếu tố có hại là gì?

Các yếu tố có hại là những yếu tố gây hại trực tiếp đến sức khỏe của người lao động đang làm trong môi trường làm việc đó. Những yếu tố này thường là có điều kiện lao động không thuận lợi, chúng đã vượt quá giới hạn của quy chuẩn vệ sinh lao động cho phép nên gây ra bệnh nghề nghiệp.

Những yếu tố về khí hậu, tiếng ồn, phóng xạ, chất hóa học, các sinh vật có hại,… đều được xếp vào danh mục những yếu tố có hại.

Nguyên tắc kiểm soát các yếu tố nguy hiểm và yếu tố có hại

Các yếu tố nguy hiểm và yếu tố có hại đều ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người, hơn nữa chúng có thể gây nguy hiểm đến tính mạng mỗi người. Vì thế, để kiểm soát được các yếu tố này, chúng ta cũng cần nắm chắc các nguyên tắc của chúng.

Yếu tố có hại trong sản xuất là gì
Nguyên tắc kiểm soát các yếu tố nguy hiểm và yếu tố có hại

  • Các yếu tố nguy hiểm và yếu tố có hại phải được theo dõi và giám sát thường xuyên.
  • Tại nơi làm việc phải có người hoặc bộ phận chịu trách nhiệm về vấn đề kiểm soát các yếu tố trên. Ở các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh cũng cần phải có quy định và triển khai đến các bộ phận khác.
  • Các hồ sơ về việc kiểm soát các yếu tố nguy hiểm và yếu tố có hại phù hợp với quy định của pháp luật và phải được lưu lại.
  • Người lao động có quyền được biết về kiểm soát các yếu tố nguy hiểm và yếu tố có hại nên doanh nghiệp, công ty phải công khai kết quả trên.
  • Việc kiểm soát các yếu tố trên cần có quy trình kiểm soát các YTNH – YTCH rõ ràng, chi tiết và phù hợp với Luật An toàn, vệ sinh lao động.

\>>> Xem thêm: Những điều cần biết về khóa huấn luyện an toàn lao động nhóm 1

Nội dung kiểm soát các yếu tố nguy hiểm và yếu tố có hại

Để có thể kiểm soát các YTNH – YTCH được hiệu quả tốt nhất, dưới đây là những nội dung chi tiết về vấn đề này mà chúng tôi muốn chia sẻ với bạn.

Nhận diện và đánh giá các yếu tố nguy hiểm và yếu tố có hại

Đối với nội dung này, trước tiên người sử dụng lao động cần tiến hành phân tích điều kiện lao động, quy trình làm việc và kết quả nơi làm việc đó đã đạt tiêu chuẩn hay chưa.

Không những thế, người lao động cũng cần phải thực hiện quá trình khảo sát về những yếu tố có thể gây ra tổn thương, bệnh tật hay ảnh hưởng đến sức khỏe của họ tại nơi làm việc.

Nếu không thể nhận diện và đánh giá được bằng cảm quan thì cần sử dụng các thiết bị công nghệ tiên tiến để thực hiện nội dung này.

Xác định mục tiêu và biện pháp nhằm phòng chống các yếu tố nguy hiểm và yếu tố có hại

Từ việc nhận diện, đánh giá các yếu tố nguy hiểm – yếu tố có hại, người lao động sẽ nắm chắc và đưa ra những biện pháp phòng chống các yếu tố trên sao cho mang lại kết quả tốt nhất.

Ngay từ giai đoạn thiết kế nhà xưởng, lựa chọn thiết bị công nghệ, nguyên vật liệu cần phải được chú trọng và lựa chọn kỹ lưỡng, cẩn thận nhất để đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động.

Yếu tố có hại trong sản xuất là gì
Xác định mục tiêu và biện pháp nhằm phòng chống các yếu tố nguy hiểm và yếu tố có hại

Ngăn chặn, hạn chế sự tiếp xúc cũng như giảm thiểu các tác hại mà các yếu tố nguy hiểm và yếu tố có hại gây ra. Đồng thời cần xác định thời gian, địa điểm, nguồn lực thực hiện để đảm bảo các biện pháp đạt hiệu quả cao nhất.

Triển khai và đánh giá các biện pháp phòng chống các yếu tố nguy hiểm và yếu tố có hại

Khi đã có các biện pháp cụ thể, người sử dụng lao động cần triển khai đến người lao động và hướng dẫn họ các biện pháp đó tại nơi làm việc.

Người sử dụng lao động cũng cần lập kế hoạch và tổ chức kiểm tra, đánh giá quá trình kiểm soát các yếu tố nguy hiểm và yếu tố có hại ít nhất 1 năm/ 1 lần để từ đó nhận thức được những ưu điểm và nhược điểm của quá trình kiểm soát vấn đề này.

Trên đây là những thông tin về kiểm soát các yếu tố nguy hiểm và yếu tố có hại. Hy vọng thông tin chúng tôi mang đến sẽ hữu ích với bạn.

Các yếu tố có hại và nguy hiểm là gì?

- Yếu tố nguy hiểm là yếu tố gây mất an toàn, làm tổn thương hoặc gây tử vong cho con người trong quá trình lao động. - Yếu tố có hại là yếu tố gây bệnh tật, làm suy giảm sức khỏe con người trong quá trình lao động.

Thế nào là yếu tố có hại cho ví dụ?

Yếu tố có hại là những điều kiện lao động không thuận lợi, vượt quá giới hạn của tiêu chuẩn an toàn vệ sinh lao động cho phép, làm giảm sức khỏe người lao động, gây bệnh nghề nghiệp. Các yếu tố có hại trong đó là vi khí hậu, tiếng ồn, rung động, phóng xạ, ánh sáng, bụi, các chất, hơi, khí độc, các sinh vật có hại.

Có bao nhiêu nhóm yếu tố chính nguy hiểm và có hại trong sản xuất?

Các yếu tố có hại trong lao động.

1.1 2️⃣ Tiếng ồn..

1.2 3️⃣ Rung..

1.3 4️⃣ Bức xạ và phóng xạ ... .

1.4 5️⃣ Chiếu sáng không hợp lý.

1.5 6️⃣ Bụi..

1.6 7️⃣ Các hóa chất độc hại..

1.7 8️⃣ Các yếu tố vi sinh vật có hại..

Các yếu tố có hại thường gặp trong môi trường lao động gồm những gì?

Những yếu tố này có thể kể đến là khí hậu, nhiệt độ, tiếng ồn, phóng xạ, ánh sáng và bụi cùng các khí độc có hại cho cơ thể con người.