3 tháng không có kinh nguyệt ở tuổi dậy thì

Mất kinh ở tuổi dậy thì là vấn đề thường gặp và không đáng lo ngại. Tình trạng này có thể kéo dài trong thời gian dài do hoạt động của buồng trứng chưa ổn định. Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài lâu hơn cần có sự can thiệp để tránh ảnh hưởng sức khỏe sinh sản sau này.

Mất kinh, rối loạn kinh nguyệt ở tuổi dậy thì

Phần lớn các cô bé sẽ có kinh lần đầu trong độ tuổi từ 10 đến 15. Tuy nhiên, cũng có trẻ có sớm hoặc muộn hơn, điều này phụ thuộc vào sự phát triển của cơ thể. Một số trẻ sẽ dậy thì nhanh hơn những người khác trong khi một số khác phải mất nhiều thời gian hơn. Tuy nhiên, nếu sau 16 tuổi mà trẻ vẫn chưa có kinh, bạn nên đưa trẻ đi khám bác sĩ để chắc chắn rằng cơ thể trẻ đang phát triển bình thường.

3 tháng không có kinh nguyệt ở tuổi dậy thì

Sau 16 tuổi mà trẻ vẫn chưa có kinh nên đi khám bác sĩ.

Mất kinh, rối loạn kinh nguyệt ở tuổi dậy thì là các biểu hiện bất thường kỳ kinh nguyệt như lượng máu kinh, số ngày kinh không đều... và có sự khác biệt giữa các chu kỳ. Nguyên nhân gây ra tình trạng này là do hormone sinh dục chưa hoàn thiện, cơ thể đang trong giai đoạn chuyển đổi và phát triển. Bên cạnh đó, buồng trứng phóng noãn bất thường theo tháng như tháng thì phóng nhiều 2 – 3 lần, tháng ít thì 1 lần, thậm chí đến nửa năm mới giải phóng noãn gây ra hiện tượng rối loạn kinh nguyệt.

Đôi khi, trẻ chỉ có kinh khoảng 2 – 3 ngày trong một tháng, trong khi những tháng khác trẻ có kinh đến 5 – 7 ngày. Tất cả những điều này là bình thường vì cơ thể của trẻ vẫn còn đang phát triển và có rất nhiều thay đổi đang diễn ra bên trong. Trong giai đoạn dậy thì, trẻ sẽ trải qua nhiều thay đổi trong cơ thể, điều này cũng có thể ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt theo những cách khác nhau.

Thay đổi một số hành vi bản thân sẽ giúp điều hòa kinh nguyệt ổn định ở tuổi dậy thì

Vệ sinh “cô bé” hằng ngày từ 1 – 2 lần với nước sạch hoặc sử dụng các dung dịch vệ sinh làm sạch có độ pH dịu nhẹ, an toàn. Khi vệ sinh, tránh thụt rửa quá sâu vào âm đạo, có thể khiến virus, nấm, vi khuẩn dễ dàng xâm nhập gây viêm nhiễm.

Xây dựng chế độ ăn uống khoa học là cách cải thiện tình trạng rối loạn kinh nguyệt ở tuổi dậy thì. Ngoài ra, chế độ ăn uống lành mạnh còn giúp cơ thể phát triển nhanh chóng, tăng cường sức khỏe và khả năng miễn dịch của cơ thể.

Căng thẳng, rối loạn tâm lý… là các nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng kinh nguyệt ra ít thất thường. Chính vì vậy, bên cạnh chế độ ăn uống, nữ giới nên có chế độ sinh hoạt khoa học, lành mạnh, tránh căng thẳng.

Uống đủ 2 – 2,5 lít nước mỗi ngày để cơ thể loại bỏ độc tố, bài tiết, vận chuyển dinh dưỡng vào cơ thể. Đồng thời, giúp điều hòa kinh nguyệt, giảm đau bụng kinh, tăng lượng máu kinh, cải thiện tình trạng ra máu kinh ít.

Nên dùng các thực phẩm chứa hàm lượng sắt cao như thịt bò, thịt gà, nghệ, củ cải, cá, hạt óc chó… có tác dụng thúc đẩy hoạt động tái tạo hồng cầu và ngăn ngừa tình trạng thiếu máu do rong kinh, cường kinh kéo dài.

3 tháng không có kinh nguyệt ở tuổi dậy thì

Ăn uống khoa học là cách cải thiện tình trạng rối loạn kinh nguyệt ở tuổi dậy thì.

Tuổi dậy thì có nên dùng thực phẩm chức năng điều hòa kinh nguyệt 

Ở độ tuổi dậy thì, cơ thể bé gái rất nhạy cảm, vậy nên trước khi sử dụng bất cứ sản phẩm gì, bạn cũng nên hỏi ý kiến của bác sĩ trước nhé! Tuy nhiên, trong vài trường hợp, bạn có thể cho trẻ sử dụng sản phẩm chức năng có nguồn gốc 100% từ thảo dược, đảm bảo an toàn, hiệu quả trong quá trình sử dụng.

Hiện nay, Cao Ích Mẫu của Dược Bình Đông chính là sản phẩm Đông y với thành phần chính là các thảo dược thiên nhiên có thể hỗ trợ điều hoà kinh nguyệt ở tuổi dậy thì an toàn mà không lo tác dụng phụ.

Sản phẩm phát huy công hiệu trong việc điều hòa kinh nguyệt, làm tăng lưu lượng động mạch, hạ huyết áp, cải thiện vi tuần hoàn rối loạn, gây sự hưng phấn ở trung khu hô hấp trên não, điều trị tiểu cầu viêm…

Các trường hợp được chỉ định sử dụng đạt công dụng cao ích mẫu tốt nhất gồm rối loạn kinh nguyệt với vòng kinh ngắn hoặc dài, đau bụng, hạn chế cảm giác nhức đầu, nóng bừng mặt, cáu gắt, cả ở lúc mới có kinh và thời kỳ tiền mãn kinh.

3 tháng không có kinh nguyệt ở tuổi dậy thì

Cao ÍCh Mẫu hỗ trợ điều hòa kinh nguyệt ở tuổi dậy thì.

Hy vọng những thông tin chia sẻ trên đây phần nào giúp bạn giải đáp những thắc mắc về tuổi dậy thì. Cám ơn đã theo dõi.

Rối loạn kinh nguyệt ở tuổi dậy thì là tình trạng bình thường, chủ yếu xảy ra là do nồng độ hormone nội tiết tố và hoạt động của vùng dưới đồi – tuyến yên – buồng trứng chưa ổn định. Tuy nhiên, hiện tượng này cũng có thể là do chế độ ăn uống không lành mạnh, sụt cân đột ngột, căng thẳng thần kinh,… Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu rõ hơn về tình trạng kinh nguyệt không đều ở tuổi dậy thì với bài viết bên dưới đây nhé!

1. Kinh nguyệt xuất hiện từ độ tuổi nào?

Kinh nguyệt là hiện tượng sinh lý tự nhiên theo một chu kỳ nhất định, thường xuất hiện khi các bạn gái bước vào tuổi dậy thì và kéo dài cho tới khi mãn kinh. Khi bước vào tuổi dậy thì, chu kỳ kinh nguyệt của các bạn gái thường có sự biến đổi rất lớn. 

Phần lớn các bạn gái thường xuất hiện kinh nguyệt trong độ tuổi từ 12 – 15 tuổi. Tuy nhiên, kinh nguyệt tới sớm hay muộn còn tùy thuộc vào sự phát triển của cơ thể mỗi người. Thế nhưng, nếu đã bước sang tuổi 16 mà vẫn chưa có kinh nguyệt, phụ huynh nên đưa con đi khám phụ khoa để tìm hiểu nguyên nhân.

3 tháng không có kinh nguyệt ở tuổi dậy thì

Rối loạn kinh nguyệt ở độ tuổi dậy thì là tình trạng nhiều bạn gái gặp phải

2. Rối loạn kinh nguyệt ở tuổi dậy thì là do đâu?

2.1. Hormone nội tiết tố nữ chưa ổn định

Ở độ tuổi từ 12 – 15 tuổi, cơ thể của các bạn gái vẫn đang trong giai đoạn phát triển. Lúc này, cơ quan sinh dục, nhất là buồng trứng của các bạn gái vẫn chưa phát triển toàn diện, dẫn tới sự thay đổi về hormone nội tiết tố nữ. Khi đó, trứng không rụng hoặc không được phóng noãn cũng sẽ khiến chu kỳ kinh nguyệt của các bạn gái bị rối loạn. 

2.2. Yếu tố tâm lý

Tuổi dậy thì là giai đoạn các bạn gái có rất nhiều sự thay đổi về mặt tâm sinh lý. Bên cạnh đó, đây cũng là thời điểm các bạn gái phải chịu rất nhiều áp lực từ việc học hành và thi cử,… Sự không ổn định này thường dẫn tới tình trạng căng thẳng và mệt mỏi. Thậm chí nhiều bạn gái không xuất hiện kinh nguyệt một thời gian là do tác động tâm lý quá lớn.

Ngoài ra, một vài bạn gái khi thấy kinh nguyệt lần đầu tiên sẽ cảm thấy lo lắng và bất an. Đặc biệt là những bạn gái chưa được chuẩn bị tâm lý để đón nhận sự thay đổi này của cơ thể. Tuy nhiên, tới khoảng 16 tuổi, các bạn gái sẽ quen dần với việc chảy máu kinh hàng tháng và sẽ bắt đầu cảm thấy lo lắng khi kinh nguyệt không đều. 

2.3. Thói quen ăn uống

Dậy thì là giai đoạn cơ thể của các bạn gái phát triển mạnh mẽ nhất. Do đó, những rối loạn trong thói quen ăn uống như chán ăn, ăn rất ít,… sẽ không cung cấp đủ dưỡng chất cho cơ thể, dẫn đến hiện tượng suy dinh dưỡng, còi xương, cơ thể suy nhược,… Điều này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến các cơ quan trong cơ thể và khiến chu kỳ kinh nguyệt bị rối loạn. Ngoài ra, tình trạng béo phì, thừa cân cũng ảnh hưởng tới chu kỳ kinh nguyệt hàng tháng.

2.4. Vận động quá sức

Các động tác thể dục thể thao có thể ảnh hưởng tới chu kỳ kinh nguyệt của các bạn gái trong độ tuổi dậy thì. Do đó, việc vận động quá sức có thể khiến thời gian bị hành kinh giảm xuống, thậm chí là mất kinh trong nhiều tháng. 

Tuy nhiên, các bạn cũng không cần phải quá lo lắng khi gặp phải tình trạng này. Bởi lẽ các bạn chỉ cần điều chỉnh lại cường độ tập luyện và thay đổi chế độ dinh dưỡng lành mạnh, đầy đủ chất dinh dưỡng thì kinh nguyệt sẽ quay trở lại bình thường.

2.5. Mắc các bệnh phụ khoa

Rối loạn kinh nguyệt ở tuổi dậy thì cũng có thể là do các bạn gái mắc phải một số căn bệnh phụ khoa như viêm nhiễm âm đạo. Đây cũng là thủ phạm dẫn đến hiện tượng rong kinh, bế kinh, chậm kinh,… ở tuổi mới lớn.

3 tháng không có kinh nguyệt ở tuổi dậy thì

Mắc bệnh phụ khoa có thể dẫn tới tình trạng kinh nguyệt không đều ở tuổi dậy thì

2.6. Buồng trứng đa nang

Hội chứng buồng trứng đa nang là tình trạng buồng trứng không thể tiết ra được hormone nội tiết tố như bình thường do sự cản trở của những nang trong buồng trứng. Mặc dù căn bệnh này rất ít gặp ở tuổi dậy thì nhưng đây cũng là thủ phạm gây ra tình trạng rối loạn kinh nguyệt ở các bạn gái.

Những dấu hiệu khác của hội chứng buồng trứng đa nang bao gồm da nhờn, mụn trứng cá, tăng cân, thay đổi tâm trạng hoặc trầm cảm. Nếu xuất hiện thêm những biểu hiện khác ngoài rối loạn kinh nguyệt, phụ huynh phải đưa con tới bệnh viện để được bác sĩ thăm khám và tìm ra nguyên nhân chính xác.

3. Biểu hiện của tình trạng kinh nguyệt không đều ở tuổi dậy thì

Ở giai đoạn tuổi dậy thì, kinh nguyệt của rất nhiều bạn gái bị rối loạn. Lúc này, chu kỳ kinh nguyệt của các bạn gái sẽ không xuất hiện vào đúng ngày cụ thể hoặc không thể tính được ngày trứng rụng với những triệu chứng phổ biến như:

– Kinh nguyệt lần đầu tiên thường kéo dài khoảng vài ngày và lượng máu chảy ra rất ít, đôi khi chỉ thấy những vệt máu màu nâu đỏ. Sau đó, lần kinh nguyệt thứ hai sẽ cách lần đầu tiên khoảng 35 – 40 ngày, có khi lên đến 2 tháng.

– Chu kỳ kinh nguyệt thất thường, không đều: Chu kỳ kinh nguyệt ngắn dưới 21 ngày, đôi khi 2 – 3 tháng mới thấy kinh 1 lần, đôi khi 1 tháng có tới 2 – 3 lần hành kinh, lượng máu có thể ra ít hoặc nhiều. Lúc này, số ngày kinh nguyệt có thể kéo dài hơn 7 ngày hoặc chưa tới 3 ngày, tình trạng rong huyết xuất hiện không theo chu kỳ.

– Lượng máu kinh nguyệt ra nhiều hơn bình thường hoặc ít hơn 20ml.

– Đau bụng hành kinh dữ dội kèm theo những triệu chứng bất thường như buồn nôn, nôn ói, thậm chí là ngất xỉu.

– Nếu mắc bệnh phụ khoa thì máu kinh sẽ có màu sắc bất thường, vón thành cục máu đông hoặc có màu đen,…

Nếu không phải do bệnh phụ khoa thì tình trạng rối loạn kinh nguyệt ở tuổi dậy thì là hiện tượng vô cùng bình thường. Nó chỉ ảnh hưởng tới cuộc sống hàng ngày của các bạn gái chứ không gây nguy hiểm tới tính mạng. Tuy nhiên, nếu tình trạng này diễn ra trong thời gian dài sẽ gây ra tâm lý lo lắng, hoang mang, mệt mỏi,… ảnh hưởng tới quá trình học tập của các bạn nữ. 

3 tháng không có kinh nguyệt ở tuổi dậy thì

Nếu rối loạn kinh nguyệt kéo dài kèm theo những hiện tượng bất thường thì nên tới gặp bác sĩ

4. Rối loạn kinh nguyệt ở độ tuổi dậy thì khi nào cần tới gặp bác sĩ?

Với các bạn nữ ở độ tuổi dậy thì, phải mất 2 – 3 năm đầu chu kỳ kinh nguyệt mới đi vào “quỹ đạo”. Tuy nhiên, nếu qua thời gian này mà chu kỳ kinh nguyệt vẫn không đều thì phụ huynh cần đưa con em tới ngay bệnh viện uy tín để bác sĩ thăm khám và đưa ra phương pháp điều trị kịp thời, đặc biệt là trong những trường hợp nghi mắc các bệnh viêm nhiễm phụ khoa.

Ngoài ra, phụ huynh cũng nên quan sát và đưa con đi khám bác sĩ nếu không có kinh nguyệt từ 3 tháng trở lên, kèm theo những dấu hiệu như tiểu rát, đau thắt dữ dội ở bụng dưới, chóng mặt, đau đầu,… Bên cạnh đó, nếu không có kinh nguyệt trong trường hợp đã quan hệ vợ chồng, các bạn gái nên kiểm tra xem mình có thai hay không. 

Qua bài viết này, chúng tôi hy vọng các bạn đã hiểu rõ hơn về tình trạng rối loạn kinh nguyệt ở độ tuổi dậy thì. Nếu xuất hiện những triệu chứng bất thường, phụ huynh nên nhanh chóng đưa con tới bệnh viện để được thăm khám và điều trị kịp thời nhé!