Bài tập chính tả r d gi game

- Qua tìm hiểu và nghiên cứu, bản thân tôi thường tổ chức các trò chơi học tập nhằm giúp các em hứng thú với môn học và để tiết học đạt kết quả tốt hơn. Một số trò chơi học tập điển hình như: Ghép cánh hoa, hái quả, rung chuông vàng, ong về tổ, truyền điện, tiếp sức, gà con tìm mẹ, ong xây tổ, tìm nhà cho thỏ,… là những trò chơi thường được tổ chức cho học sinh.

- Sau đây là một số trò chơi học tập mà tôi thường áp dụng cho học sinh nhằm gây hứng thú cho tiết học và giúp các em học tập tích cực, hiệu quả hơn.

2.3.1 Trò chơi: Ghép cánh hoa

 Mục đích: Luyện tập thực hành. Giúp học sinh phản ứng nhanh và vận dụng kiến thức đã học để giải quyết bài tập.

 Vận dụng vào dạng bài tập tìm nhanh từ để củng cố âm hoặc vần đã học. VD: Bài 3: Tìm nhanh từ chứa tiếng bắt đầu bằng l/n, chứa tiếng có vần iêc/iêt (SGK Tiếng Việt 3 - Tập 2/trang 7).

 Để thực hiện được trò chơi này, giáo viên cần chuẩn bị các thẻ từ. Hai thẻ dùng làm nhị hoa và các thẻ còn lại dùng làm cánh hoa. Trong mỗi nhị hoa, giáo viên ghi sẵn âm l hoặc n hay iêc hoặc iêt.

 Cách tiến hành: Giáo viên chia lớp thành hai đội, mỗi đội khoảng 5 em xếp thành hàng dọc. Khi thời gian bắt đầu, học sinh dùng bút lông ghi từ mình tìm được vào cánh hoa sau đó đính vào nhị hoa trên bảng. Làm xong sẽ tới bạn tiếp theo. Cứ như vậy lần lượt cho đến hết thời gian quy định. Giáo viên kiểm tra lại kết quả và tuyên dương đội tìm và ghép được nhiều cánh hoa đúng và nhanh nhất.

 Thông qua trò chơi xếp cánh hoa, học sinh được hợp tác với bạn để hoàn thành nhiệm vụ. Bên cạnh đó, các em được rèn luyện phản xạ nhanh và tư duy trí tuệ. Trò chơi vừa giúp các em vận động, vừa tiếp thu được kiến thức bài học một cách dễ dàng. Ben cạnh đó, trò chơi còn hình thành các mối quan hệ bạn bè, sự đoàn kết và tinh thần sẻ chia khi cùng bạn bè làm việc nhóm.

2.3.2 Trò chơi: Hái quả

 Mục đích: Để vận dụng thực hành hoặc kiểm tra bài cũ.

 Vận dụng vào dạng bài tập tìm từ phân biệt âm, vần bằng câu đố. Ví dụ bài 2a) SGK Tiếng Việt 3, tập 2/trang 15.

 Đối với trò chơi này, giáo viên sử dụng trên bài giảng điện tử power point. Với hình ảnh cái cây có các quả (khác màu hoặc được đánh số khác nhau). Mỗi quả sẽ chứa một câu đố và hình ảnh minh họa (nếu có) cần tìm.

 Cách tiến hành: Giáo viên gọi học sinh chọn ngẫu nhiên một quả. Bên trong mỗi quả sẽ có câu đố mà học sinh cần giải và đưa ra đáp án.

 Thông qua trò chơi giúp các em hoàn thành bài tập hoặc củng cố lại kiến thức bằng những hình ảnh thú vị làm các em thêm hứng thú với tiết học.

Hình 3: Trò chơi Hái quả.

Ngoài ra, giáo viên có thể linh hoạt và thay thế trò chơi với hình thức tương tự như thay trò chơi “Hái quả” bằng trò “Câu cá” để học sinh tò mò, hứng thú.

Hình 4: Trò chơi Câu cá.

2.3.3 Trò chơi: Ong về tổ

 Mục đích: vận dụng thực hành giải bài tập.

 Vận dụng: ứng dụng vào dạng bài tập về phân biệt các tiếng có âm, vần

dễ lẫn (ch/tr; r/d/gi; iêt/iêc; an/ang;…)

- VD: Tuần 26, bài 2/SGK Tiếng Việt 3/trang 68: Điền vào chỗ trống r/d/gi và ên/ênh vào những đoạn văn.

 Đối với trò chơi này, giáo viên chuẩn bị đoạn văn điền vào giấy rôki. Với

những chỗ trống, giáo viên linh hoạt thay thế bằng hình vẽ ngôi nhà (tổ ong) và chuẩn bị những chú ong (có phần bụng được để trống) ghi sẵn các âm, vần cần điền.

 Cách tiến hành: Giáo viên chia lớp thành hai đội, số người tùy thuộc vào

số từ cần điền trong đoạn văn (sao cho mỗi học sinh được điền một từ). Học sinh xếp thành hai hàng, phía trước mỗi hàng có chiếc rổ đựng các chú ong (có âm hoặc vần cần điền). Khi hiệu lệnh bắt đầu, học sinh lần lượt tìm nhanh chú ong cần điền và đính lên bảng. Cứ như vậy lần lượt từng bạn lên. Đội nào hoàn thành xong trước và đúng nhất sẽ giành chiến thắng.

 Với trò chơi này, học sinh sẽ được thay đổi hình thức học tập. Thay vì làm các bài tập điền từ quen thuộc, dễ gây nhàm chán thì hình thức “vừa học vừa chơi” này giúp các em hứng thú hơn với tiết học. Ngoài ra trò chơi này còn giúp các em tăng khả năng phản xạ tư duy và tinh thần đoàn kết với bạn bè.

Hình 5: Học sinh tham gia trò chơi “Ong về tổ”.

2.3.4 Trò chơi: Tìm nhà cho Thỏ

 Mục đích: Thực hành giải bài tập.

 Vận dụng: Áp dụng các dạng bài tìm từ để phân biệt các từ có âm, vần dễ lẫn hoặc tìm từ chỉ hoạt động bắt đầu bằng các âm dễ sai.

VD: Tuần 24, Bài 3, SGK Tiếng Việt 3/trang 52. Tìm những từ ngữ chỉ hoạt động

  1. Chứa tiếng bắt đầu bằng s/x. b) Chứa tiếng có thanh hỏi/thanh ngã.

 Đối với trò này, giáo viên cần chuẩn bị hình ngôi nhà ép plastic có chừa trống để viết yêu cầu bài tập. Ngoài ra, giáo viên cần chuẩn bị những chú thỏ trắng (có ép plastic) để học sinh dùng bút lông viết từ cần tìm vào.

 Cách tiến hành: Giáo viên chia lớp thành 2 đội. Mỗi đội được phát những chú thỏ trắng. Khi hiệu lệnh trò chơi bắt đầu, thành viên mỗi đội nhanh viết từ cần tìm vào chú tỏ, sau đó gắn vào ngôi nhà phù hợp với câu trả lời để hoàn thành bài tập. Đội nào làm đúng và nhanh nhất sẽ giành chiến thắng.

 Trò chơi này giúp các em rèn khả năng phản xạ và phân biệt được các âm s/x và thanh hỏi, thanh ngã. Ngoài ra trò chơi còn giúp các em hứng thú với môn học và tham gia tích cực hơn.

Hình 6: Học sinh tham gia trò chơi “Tìm nhà cho Thỏ”.

2.3.5 Trò chơi: Ong xây tổ

 Mục đích: Thực hành giải bài tập.

 Vận dụng: Áp dụng các dạng bài tìm từ để phân biệt các từ có âm, vần dễ lẫn hoặc tìm từ chỉ hoạt động bắt đầu bằng các âm dễ sai.

VD: Tuần 24, Bài 3, SGK Tiếng Việt 3/trang 56. Thi tìm nhanh: a) Các từ gồm hai tiếng, trong đó tiếng nào cũng bắt đầu bằng âm s/x. b) Các từ gồm hai tiếng, trong đó tiếng nào cũng mang thanh hỏi/thanh ngã.

 Đối với trò này, giáo viên cần chuẩn bị tờ giấy ép plastic hình lục giác có vẽ con ong và chừa trống để viết yêu cầu bài tập. Ngoài ra, giáo viên cần chuẩn bị nhiều mảnh ghép tổ ong hình lục giác (có ép plastic) để học sinh viết vào.

 Cách tiến hành: Giáo viên chia lớp thành 2 đội. Mỗi đội được phát những mảnh ghép tổ ong. Khi hiệu lệnh trò chơi bắt đầu, thành viên mỗi đội

nhanh viết từ cần tìm vào mảnh ghép tổ ong sau đó ghép lại để hoàn thành bài tập.

 Trò chơi này giúp các em rèn khả năng phản xạ và phân biệt được các âm s/x và thanh hỏi, thanh ngã. Ngoài ra trò chơi còn giúp các em làm việc nhóm có hiệu quả hơn, tự tin trao đổi với bạn bè

- Ngoài những trò chơi học tập được lồng ghép vào nội dung bài học với mục đích giúp các em nắm được kiến thức và giải được các bài tập thì giáo viên có thể tổ chức một số hoạt động trò chơi cho các em trong tiết sinh hoạt tập thể. Như vậy, giáo viên vừa tạo cho các em một sân chơi học tập lành mạnh, vừa giúp các em củng cố kiến thức và khắc sâu bài học hơn. Sau đây là một số trò chơi học tập mà giáo viên có thể áp dụng hình thức “Vừa học vừa chơi” cho học sinh.

Hình 7: Học sinh tham gia trò chơi “Ong xây tổ”.

2.3.6 Trò chơi: Rung chuông vàng

 Mục đích: Củng cố kiến thức

 Vận dụng: Sau mỗi nội dung bài học, những kiến thức trọng tâm cần

được nhắc lại để học sinh ghi nhớ lâu hơn. Giáo viên có thể vận dụng các dạng bài tập như phân biệt âm, vần hoặc dấu thanh (thanh hỏi, thanh ngã) để khai thác trò chơi.

 Đối với trò chơi này, Giáo viên chuẩn bị gói câu hỏi trắc nghiệm, các câu hỏi tổng hợp kiến thức mà các em đã học tính tới thời điểm đó. Đặc biệt đối với hình thức trò chơi này thì tất cả học sinh trong lớp đều được tham gia và giáo viên sẽ dễ dàng quan sát được mức độ kiến thức mà các em đã lĩnh hội được trong những bài học trước.

 Cách tiến hành: Mỗi học sinh cần chuẩn bị bảng con, bút lông viết bảng.

Giáo viên chiếu câu hỏi trên power point để học sinh xem. Cứ mỗi câu hỏi học sinh có 10 giây để đưa ra đáp án vào bảng con của mình. Khi thời gian kết thúc, tất cả học sinh đề giơ bảng của mình. Nếu bạn nào trả lời đúng sẽ được tham gia vào vòng thi tiếp theo. Nếu trả lời sai thì học sinh úp bảng lại và dừng cuộc chơi. Bạn nào trả lời đúng đên câu cuối cùng sẽ giành chiến thắng.

 Qua trò chơi này, học sinh được củng cố lại kiến thức đã học thông qua hoạt động trò chơi. Với hình thức này, giáo viên có thể hệ thống lại các mạch kiến thức quan trọng, các nội dung chính cần ghi nhớ để học sinh được ôn lại mà không gây áp lực về học tập cho các em.

Hình 8: Học sinh tham gia trò chơi “Rung chuông vàng”.

2.3.7 Trò chơi: Nhanh tay, nhanh mắt

 Mục đích: xác định được âm, vần và các quy tắc chính tả, phân biệt từ sai quy tắc chính tả.

 Vận dụng: Các bài tập tổng hợp hay các quy tắc chính tả cần ghi nhớ. Ngoài ra, giáo viên có thể tổng hợp các âm, vần dễ nhầm lẫn để học sinh phân biệt.

 Đối với trò chơi này, giáo viên cần chuẩn bị các đoạn văn có từ sai lỗi chính tả hoặc các từ sai quy tắc chính tả để học sinh phát hiện.

 Cách tiến hành: Giáo viên chuẩn bị các đoạn văn, từ có sai lỗi chính tả trên những tờ giấy (cần in nhiều bản để cả lớp đều tham gia). Giáo viên tổ chức cho các em chơi theo nhóm đôi để thi tìm từ sai lỗi chính tả (mỗi bạn một bút khác màu). Hết giờ, giáo viên chốt đáp án để học sinh kiểm tra kết quả. Bạn nào tìm được nhiều từ nhất sẽ giành chiến thắng. Tuy nhiên, để tránh các em khoanh bừa, mỗi từ tìm sai sẽ bị trừ điểm, từ tìm đúng mới được cộng điểm.

   

 Qua trò chơi này học sinh sẽ tự phát hiện được các lỗi sai chính tả và dần khắc phục được lỗi chính tả của bản thân. Ngoài ra với hình thức vui chơi học tập này, học sinh vừa được vui chơi, vừa được học mà còn tạo cảm giác thích thú, không bị áp lực. Với trò chơi này, giáo viên có thể chuẩn bị sẵn một số bài để học sinh chơi vào cuối giờ học, giờ ra chơi hay các tiết sinh hoạt tập thể,…

Hình 9: Học sinh tham gia trò chơi “Nhanh tay 2 - Nhanh mắt” trong giờ ra chơi và các tiết sinh hoạt tập thể.

2.3.8 Trò chơi: Tâm đầu ý hợp

 Vận dụng: Đối với các âm, vần dễ nhầm lẫn và các từ khó đọc.

VD: luẩn quẩn, khẳng khiu, cần mẫn, khẩn khoản, xán lạn, sơ suất, sai sót, gập ghềnh, dỗ dành, giành giựt,…

 Ở trò chơi này, giáo viên cần chuẩn bị các từ, cụm từ dễ phát âm nhầm lẫm hoặc dễ viết sai chính tả.

 Cách tiến hành: Mỗi đội từ 7 đến 8 học sinh tham gia. Một em đại diện nhóm để đọc từ (GV có thể viết vào bảng cho học sinh đọc hoặc chuẩn bị sẵn câu hỏi trong giấy và đựng trong hộp cho học sinh bốc ngẫu nhiên). Mỗi từ chỉ được đọc hai lần còn thành viên còn lại của đội phải chú ý lắng nghe và chạy nhanh lên bảng viết lại. Cứ như vậy lần lượt các thành viên còn lại sẽ nghe và viết từ lên bảng (Thời gian có thể từ 7 đến 10 phút). Hết giờ, đội nào viết đúng nhiều từ nhất sẽ giành chiến thắng.

 Đối với trò chơi này, học sinh rèn được kĩ năng phát âm chuẩn (vì phát âm có chuẩn thì viết từ mới đúng và chính xác được) và rèn kĩ năng nghe và viết chính tả. Giáo viên có thể linh hoạt lồng ghép thêm các trò chơi vận động chẳng hạn như sau khi nghe được từ khóa, người chơi dùng muỗng chuyền bóng vào rổ,... sau đó mới viết từ lên bảng để tăng sự hấp dẫn, thú vị của trò chơi.

2.3.9 Trò chơi: Thử tài IQ

 Mục đích: Củng cố kiến thức.

 Sau mỗi nội dung bài học, những kiến thức trọng tâm cần được nhắc lại

để học sinh ghi nhớ lâu hơn. Giáo viên có thể vận dụng các dạng bài tập như phân biệt âm, vần hoặc dấu thanh (thanh hỏi, thanh ngã) để khai thác trò chơi.

 Đối với trò chơi này, Giáo viên chuẩn bị gói câu hỏi trắc nghiệm tổng hợp kiến thức mà các em đã học tính tới thời điểm đó. Đặc biệt đối với hình thức trò chơi này thì tất cả học sinh trong lớp đều được tham gia và giáo viên sẽ dễ dàng quan sát được mức độ kiến thức mà các em đã lĩnh hội được trong những bài học trước.

Sử dụng đồ dùng dạy học là bông hoa 6 cánh, mỗi cánh tương ứng với đáp án A, B, C, D và đáp án Đ, S (cánh hoa có 2 lớp có thể xoay được để lựa chon đáp án phù hợp)

* Lưu ý: Giáo viên nên tô mỗi cánh hoa một màu khác nhau vì dễ dàng nhìn vào màu sắc để tổng hợp kết quả của học sinh.

 Cách tiến hành: Giáo viên đưa câu hỏi trên máy chiếu, trong vòng 10 giây, học sinh phải đưa ra đáp án mà mình chọn. Bạn nào đưa ra đáp án sai sẽ để hoa xuống và dừng cuộc chơi, bạn nào có đáp án đúng sẽ chơi tiếp. Ở cau hỏi cứu trợ, số học sinh trả lời đúng sẽ tương ứng với số học sinh được quay lại với cuộc thi. Đến câu hỏi cuối cùng hoặc người cuối cùng trả lời đúng sẽ giành chiến thắng.

 Qua trò chơi này giúp học sinh củng cố lại kiến thức đã học. Bên cạnh đó, hình thức thi đua sẽ giúp học sinh tham gia tích cực và nâng cao tinh thần học tập hơn.

Hình 11: Học sinh tham gia trò chơi “Thử tài IQ”.

Hình 12: Đồ dùng dạy học “Bông hoa” để chơi trò chơi “Thử tài IQ”. 2.3.10Trò chơi: Truyền điện nối chữ