Breakfast at tiffanys review phim

Breakfast at Tiffany's (Tạm dịch: Điểm tâm ở Tiffany's) là một bộ phim Mỹ năm 1961 với các diễn viên chính Audrey Hepburn và George Peppard, cùng với Patricia Neal, Buddy Ebsen, Martin Balsam, và Mickey Rooney. Phim được đạo diễn bởi Blake Edwards và hãng Paramount Pictures phát hành.

Bộ phim được chuyển thể từ tiểu thuyết ngắn cùng tên, kể về cô gái Holly xinh đẹp miền quê Texas lên New York với mong muốn kiếm một tấm chồng giàu có và hòa nhập vào xã hội thượng lưu. Một ngày kia nhà văn trẻ và nghèo khó tên là Paul Varjak xuất hiện và Holly dần nhận ra ý nghĩa đích thực của cuộc sống.

Phim giành được 5 đề cử Oscar và đoạt 2 giải cho nhạc phim và ca khúc phim hay nhất với Moon River.

Nội dung[sửa | sửa mã nguồn]

Holly Golighly (Audrey Hepburn), một thiếu nữ xinh đẹp và duyên dáng khao khát thoát khỏi cuộc sống thôn quê nghèo khó miền Texas để nhập vào chốn thị thành phồn hoa đô hội ở New York. Cô có một niềm vui duy nhất trong ngày là say sưa ngắm nghía những món đồ trang sức lộng lẫy được bày bán trong cửa hàng trang sức Tiffany lúc 6 giờ mỗi buổi sáng. Thói quen thường nhật của cô được coi là "bữa điểm tâm ở Tiffany".

Breakfast at tiffanys review phim
Audrey Hepburn trong vai Holly Golighly

Holly kiếm tiền bằng cách làm người đưa tin cho tù nhân tên là Sally Tomato trong nhà tù Sing Sing hàng tuần. Cô tổ chức những bữa tiệc thâu đêm trong căn hộ của mình để được hòa nhập vào xã hội quý tộc. Những điều ấy chỉ để khỏa lấp quá khứ đầy bí ẩn của Holly. 13 tuổi Holly trốn nhà ra đi với cậu em trai, sau đó cô lấy một người đàn ông ít học bằng tuổi cha mình. Cuối cùng thì cô bỏ trốn lên New York.

Cuộc sống cứ thế trôi qua cho đến một ngày, một người lạ mặt xuất hiện ở căn hộ tầng dưới. Đó là Paul Varjak (George Peppard), một văn sĩ trẻ. Cũng giống như Holly, Paul cũng bị lạc dòng trong cuộc sống phồn hoa giàu sang của chốn đô thành. Anh mê viết văn, nhưng lại không thể sống được bằng ngòi bút mà phải làm "trai bao" cho một bà nạ dòng mà anh gọi là 2E. Như tìm được sự đồng điệu, hai người nảy sinh tình cảm gắn bó…

Sự đồng cảm của Holly và Paul chuyển biến dần thành tình yêu. Chính tình yêu đẹp này đã giúp họ hiểu hơn về nhau và sống tốt hơn. Holly thực sự là cô gái có tâm hồn phong phú và không hề đơn giản. Cô vốn từng mơ ước lấy bất kỳ người đàn ông nào, miễn là anh ta giàu có. Nhưng với tình cảm giản dị của Paul, Holly chợt hiểu ra rằng cuộc sống còn nhiều thứ giá trị hơn tiền bạc. Cuối cùng, qua bao sóng gió và hiểu lầm, họ cũng đến được với nhau.

Một trong những câu chuyện kinh điển, phim kinh điển, gu thời trang kinh điển, dàn diễn viên kinh điển của lịch sử phim ảnh thế giới.

Breakfast at tiffanys review phim
Hình ảnh kinh điển của Holly
Breakfast at tiffanys review phim
Dù bạn có đồng tình với Holly hay không, hãy đi theo gu thời trang của cô ấy vì 40 năm qua, cô ấy vẫn được xem là mỹ nhân trên màn ảnh 😉

Breakfast at tiffanys review phim

Cốt truyện tuy diễn ra vào những năm 1960 nhưng cũng có thể áp dụng đến tận ngày nay. Holly, một cô gái hoang dại với ước mơ được lấy chồng giàu và sống cuộc sống hoa lệ. Cô cá tính, mạnh mẽ, quyến rũ, có thể nói liên tu bất tận như chim hót, có sức quyến rũ kỳ lạ với đàn ông, ngây thơ, ngốc nghếch nhưng không nhẹ dạ. Cô kiếm được 100$ hàng tuần bằng việc chuyển tin của ông trùm ma tuý ở nhà tù Sing Sing thông qua các bản tin thời tiết mà không biết. Có lẽ, cuộc đời của cô sẽ đạt được như ý nguyện nếu mảnh ghép của cuộc đời cô, nhà văn Paul Vajak cũng nghèo không kém, đẹp trai, hào hoa phong nhã, đang cam phận làm trai bao không chuyển đến sống ở tầng trên. Vì anh chàng giống anh trai của cô nàng, Holly tự coi anh chàng là bạn của mình, vô tình, Paul xuất hiện trong những khoảnh khắc quan trọng của cuộc đời Holly. Qua thời gian, hai người nảy sinh tình cảm – đương nhiên, nhưng có đến được với nhau không khi ở giữa New York hoa lệ, hai trái tim vàng không thể nuôi nổi nhau?

Breakfast at tiffanys review phim
Holly và Paul
Breakfast at tiffanys review phim
Chú mèo hoang Holly lượm được. Các bạn yêu mèo yên tâm vì chú ta vẫn sống tốt đến tận cuối phim 🙂

Tựa đề của phim thể hiện ước mơ xa hoa của Holly. Tiffany’s là nhãn hiệu kim cương nổi tiếng của Mỹ với các nữ trang sang trọng bậc nhất mà cho đến tận giờ, đa phần các anh ở tầng lớp trung lưu Mỹ chỉ dám mua khi cầu hôn các chị mà thôi. Holly xem việc ngắm nhìn ở Tiffany là liệu pháp điều trị tâm hồn khi cô gặp phải khó khăn, chông chênh trong cuộc sống và cô gọi đó là bữa sáng ở Tiffany’s.

Sự kinh điển của bộ phim nằm ở hình tượng của Holly. Cô phù phiếm, tham tiền nhưng lại ngây thơ, khiến người ta không thể nào ghét cô được. Cô không giả tạo, cô thu hút các quý ông để mõi tiền của họ sống qua ngày nhưng không lố bịch. Tác giả truyện gốc có nói, Holly không phải gái điếm, cô như một geisha Mỹ vậy.

Gu thời trang của Audrey Hepburn trong phim đã được tôn lên hàng đỉnh cao trong lịch sử cận đại. Những chiếc váy đen tinh tế, giày cao gót mũi nhọn, chuỗi ngọc trai đeo cổ và bông tai ngọc trai, lông mày tự nhiên, chuốt một ít mascara và son hồng ngây thơ, tóc được búi đơn giản mà tinh tế, kính mát bản to và chiếc mũ rộng vành, không một ai có thể đoán được Holly chỉ là một cô gái tỉnh lẻ đã từng phải ăn cắp vặt cùng anh trai kiếm sống.

Vì nhân vật Holly quá mạnh nên phần còn lại, kể cả nam chính đều chỉ là phụ hoạ theo cô nàng. Kết thúc trong truyện có phần bi thảm hơn trong phim, nhưng chung quy cũng nói lên rằng, chạy theo đồng tiền cuối cùng không mang lại kết thúc tốt đẹp đâu các cô gái à.

P.S: Tiếng Anh và khẩu ngữ trong phim theo kiểu cũ nên khó nghe và khó hiểu. Đọc phụ đề mà nhiều khúc cũng không hiểu lắm nên mục đích coi để luyện tiếng Anh có phần failed 😛