Các bên liên quan phí thị trường la gì

Phân tích các bên có liên quan

Các bên liên quan phí thị trường la gì
ảnh minh họa phân tích các bên liên quan thinking school

Phân tích các bên liên quan là gì?

Phân tích các bên liên quan – Stakeholder analysis nhầm để xác định phạm vi của dự án. Xác định tất cả các bên có liên quan đến dự án, đến vấn đề…, mà chúng ta đang trao đổi, đang xử lý.

Nhóm các bên liên quan:

Nhóm bên trong|Nhóm bên ngoài
Nhân viên, phòng ban, các cấp quản lý…Nhà cung cấp, chính phủ, nhà đầu tư, kênh phân phối, trường đại học, trung tâm nghiên cứu…

Các cấp của công cụ phân tích:

– Giải quyết vấn đề: Có những bên nào liên quan đến vấn đề này, đến giải pháp này. Với những giải pháp được đưa ra thì đâu là kỳ vọng và họ phản ứng như thế nào?

– Vận hành: Những quyết định của chúng ta thì nó ảnh hưởng đến các bên liên quan trực tiếp, gián tiếp như thế nào?

– Tư duy chiến lược:

+ Chúng ta nên lựa chọn thị trường nào? Chúng ta nên phát triển sản phẩm nào? Phát triển dịch vụ mới nào? Công nghệ mới nào?
+ Hội đồng quản trị của công ty sẽ có mong muốn gì? Các nhà đầu tư họ mong muốn gì?

Thực hiện phân tích:

Phân tích các yêu cầu, kỳ vọng và tác động. Liên tục được thực hiện và diễn ra trong toàn bộ quá trình.

Các câu hỏi hỗ trợ phân tích:

1. Những bên liên quan là ai?
2. Mức độ tác động đến chúng ta là gì?
3. Tầm quan trọng của họ cho từng thành viên là gì?
4. Vai trò cụ thể của họ là gì?
5. Đâu là những bên liên quan chính yếu?
6. Mong muốn của họ cụ thể là gì?

Thinking school nhận định việc phân tích các bên liên không chỉ ở cấp độ vi mô, mà còn ở cấp độ chính phủ. Các chính sách, điều luật có thể tạo nên các hạn chế hoặc lợi thế. Khi đó chúng ta có thể nhận định được các tác động của các chính sách, luật lệ đó ảnh hưởng như thế nào. Từ đó, chúng sẽ đưa ra các quyết định chính xác.

Xem các video của Thinking School >>tại đây<<

Các bài đọc có liên quan:

Mời các bạn cùng thảo luận

Mục lục bài viết

  • 1. Định nghĩa về thị trường liên quan
  • 2. Cách xác định thị trường liên quan
  • 3. Nội dung về khái niệm thị trường liên quan
  • 4. Ý nghĩa của việc xác định thị trường liên quan
  • 5. Xác định thị phần

Ngược lại, đây là hai khía cạnh của một thị trường liên quan: Khía cạnh sản phẩm và khía cạnh địa lí.

1. Định nghĩa về thị trường liên quan

Thị trường sản phẩm liên quan và thị trường địa lí liên quan được ủy ban châu Âu định nghĩa như sau:

“Thị trường sản phẩm liên quan bao gồm tất cả các sản phẩm hay dịch vụ được người tiêu dùng coi là có khả năng thay thế cho nhau do các đặc tính của sản phẩm, giá cả cũng như mục đích sử dụng của chúng.

“Thị trường địa lí liên quan là một khu vực địa lí cụ thể nơi các doanh nghiệp có liên quan tham gia bán hoặc mua hàng hoá hoặc dịch vụ trong những điều kiện cạnh tranh tương tự và các điểu kiện cạnh tranh tại khu vực này phải khác biệt đáng kể so với các điều kiện cạnh tranh tại các khu vực lân cận”.

Như vậy, có thể hiểu thị trường liên quan chính là tập họp tất cả các sản phẩm hay dịch vụ có thể thay thế cho nhau trong khu vực địa lí riêng biệt nhất định.

2. Cách xác định thị trường liên quan

3.1. Xác định thị trường sản phẩm liên quan

Xác định thị trường sản phẩm liên quan là xác định những sản phẩm có khả năng thay thế cho nhau theo quan điểm của người mua rồi sau đó xác định những nhà cung cấp hiện đang cung cấp hoặc có khả năng nhanh chóng cung cấp các sản phẩm đó. Hai yếu tố thường được xem xét khi xác định thị trường sản phẩm liên quan là khả năng thay thế về cầu và khả năng thay thế về cung.

Thứ nhất, khả năng thay thế về cầu

Để tìm ra các sản phẩm có khả năng thay thế cho nhau, người ta giả định rằng nếu giá của sản phẩm đang bị điều tra tăng lên, người tiêu dùng có thể sẽ chuyển sang mua các sản phẩm khác có khả năng thay thế sản phẩm đó (điều này được gọi là khả năng thay thế về cầu).

Để xác định thị trường sản phẩm liên quan, pháp luật của nhiều nước như Hoa Kỳ hay Liên minh châu Âu hiện đang quy định việc áp dụng một thử nghiệm có tên là thử nghiệm SSNIP,(1) mục đích của thử nghiệm này là tìm ra thị trường liên quan nhỏ nhất có thể trên đó một hoặc một nhóm doanh nghiệp độc quyền có thể tăng giá lên một cách đáng kể mà vẫn thu được lợi nhuận. Thị trường liên quan khi đó sẽ bao gồm một hoặc một nhóm các sản phẩm được người tiêu dùng coi là có khả năng thay thế cho nhau.

Cách thức tiến hành thử nghiệm này như sau:

Đầu tiên, cơ quan cạnh tranh thường đưa ra một thị trường sản phẩm liên quan hẹp nhất có thể (tức là chỉ bao gồm sản phẩm hay nhóm sản phẩm đang bị điều tra), gọi là sản phẩm A. Sau đó, cơ quan cạnh tranh sẽ đặt câu hỏi: Liệu một doanh nghiệp độc quyền kinh doanh sản phẩm A có thể duy trì giá của sản phẩm đó trên mức giá cạnh tranh (tức là mức giá đạt được trong một thị trường có sự cạnh tranh) trong một giai đoạn đáng kể mà vẫn thu được lợi nhuận hay không. Chú ý, mức tăng này chỉ ở mức độ vừa phải, tức là vừa đủ lớn để những người mua sản phẩm đó có khả năng thay đổi nhu cầu nhưng cũng không được lớn đến mức việc tăng giá nhất định sẽ dẫn đến sự thay đổi lớn về cầu và dẫn đến việc thị trường được xác định quá rộng đến mức thị phần không còn phản ánh đúng sức mạnh thị trường của doanh nghiệp đang bị điều tra nữa. Pháp luật các nước có thể có quy định khác nhau về mức tărig này nhưng nhìn chung đều trên 5% (ví dụ, pháp luật cạnh tranh của Anh và Hoa Kỳ đều áp dụng mức tăng từ 5% đến 10%). Mức tăng cụ thể sẽ khác nhau tuỳ thuộc tính chất của từng vụ việc. Khoảng thời gian thường được sử dụng cho giả định tăng giá này là một năm (tuy nhiên, khoảng thời gian này cũng có thể ngắn hơn 1 năm phụ thuộc vào từng lĩnh vực, ngành cụ thể trong từng vụ việc cụ thể). Nếu việc tăng giá sản phẩm A lên 5 - 10% trong khoảng thời gian 1 năm không dẫn đến việc khách hàng chuyển sang hoặc có ý định chuyển sang sử dụng một sản phẩm khác hiện có, việc thử nghiệm sẽ kết thúc và thị trường sản phẩm liên quan được xác định là thị trường sản phẩm A.

Ngược lại, nếu việc tăng giá sản phẩm A dẫn đến việc khách hàng chuyển sang hoặc có ý định chuyển sang sử dụng sản phầm khác hiện có (gọi là sản phẩm B), việc tăng giá này sẽ không mang lại lợi nhuận cho nhà sản xuất sản phẩm A do bị mất doanh thu, khi đó, thị trường liên quan sẽ bao gồm ít nhất sản phẩm A và sản phẩm B. Thử nghiệm sẽ được tiếp tục vòng hai với cách thức tương tự, tức là cơ quan cạnh tranh sẽ giả định liệu một doanh nghiệp độc quyền cung cấp cả hai sản phẩm A và B có thể tăng giá (một hoặc cả hai) sản phẩm đó trên mức giá cạnh tranh trong một giai đoạn đáng kể mà vẫn thu được lợi nhuận hay không. Quy trình thử nghiệm sẽ được tiếp tục cho đến khi một nhồm sản phẩm được xác định là có thể bị tăng giá trong một giai đoạn đáng kể mà không kéo theo sự thay đổi lớn về cầu, tức là một doanh nghiệp độc quyền (giả định) kinh doanh nhóm sản phẩm ấy có thể tăng giá một hoặc tất cả các sản phẩm trong nhóm ấy mà vẫn thu được lợi nhuận.

Khi áp dụng thử nghiệm SSNIP, có một số điều cần lưu ý:

Một là không phải tất cả hay đại đa số khách hàng đều chuyển sang sử dụng sản phẩm thay thế khi có sự tăng giá (và điều này cũng không cần thiết), vấn đề đặt ra là liệu số lượng khách hàng có ý định thay đổi nhu cầu có đủ lớn để đại diện cho nhu cầu của thị trường hay không;

Hai là đối tượng khách hàng cần lưu tâm tới là những khách hàng có khả năng thay đổi nhu cầu nhất chứ không phải những khách hàng “đại diện” hay “đặc thù”. Điều quan trọng là có bao nhiêu khách hàng sẽ chuyển sang sử dụng sản phẩm thay thế chứ không phải việc có một nhóm khách hàng “đặc thù” không thể làm như vậy. Việc tập trung vào nhóm khách hàng không có khả năng thay đổi về cầu sẽ dẫn đến việc xác định thị trường liên quan không còn chính xác (tức là quá hẹp).

Ba là trong một số trường hợp (đặc biệt là trong các vụ sáp nhập), mức giá cạnh tranh được cơ quan điều tra áp dụng chính là mức giá hiện tại của sản phẩm đang được điều tra. Tuy vậy, trong những trường hợp khác (đặc biệt trong các vụ việc về lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường), mức giá hiện hành của sản phẩm có thể sẽ không phù hợp do rất có thể bản thân mức giá này đã cao hơn mức giá cạnh tranh, khi đó, việc tiếp tục tăng giá thêm 5 - 10% sẽ không còn mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp và người tiêu dùng sẽ chuyển sang mua các sản phẩm khác và sẽ là sai lầm khi kết luận rằng các sản phẩm này tạo ra sức ép cạnh tranh đối với sản phẩm đang bị điều tra và đưa chúng vào phạm vi của thị trường liên quan. Để tránh sai lầm này, cơ quan cạnh tranh phải đặc biệt chú ý tới những bằng chứng hay dấu hiệu cho thấy điều kiện cạnh tranh trên thị trường đang bị ảnh hưởng xẩu do sự tồn tại của sức mạnh thị trường (ví dụ như siêu lợi nhuận hay những thay đổi về giá trước đây...).

Mặc dù được sử dụng khá rộng rãi, bản thân thử nghiệm SSNIP cũng có những hạn chế nhất định, chẳng hạn, thử nghiệm SSNIP chỉ giải quyết vấn đề cạnh tranh về giá giữa các sản phẩm mà không tính đến các khía cạnh cạnh tranh khác như chất lượng, tính năng... của sản phẩm. Ngoài ra, thử nghiệm này cũng không thực sự phù hợp đối với thị trường nơi các sản phẩm có sự khác nhau về đặc tính (như nhãn hiệu, vị trí, chất lượng...). Do đó, thử nghiệm này không thể được coi là công cụ hoàn hảo để xác định thị trường liên quan mà cần được áp dụng kết họp với việc phân tích các yếu tố khác như:

- Chi phí thay đổi nhà cung cấp: Là chi phí mà người mua sẽ phải chịu khi thay đổi nhà cung cấp; nói chung, chi phí này càng cao thì khả năng thay thế về cầu càng thấp và thị trường liên quan sẽ càng hẹp.

- Xu hướng thay đổi về mặt giá cả: Nếu hai sản phẩm có cùng xu hướng tăng giá hay giảm giá (không liên quan tới sự thay đổi chi phí sản xuất hay lạm phát nói chung) thì rất có thể hai sản phẩm này có khả năng thay thế cho nhau và cùng nằm ưong một thị trường liên quan.

- Độ dận của cầu và độ dãn chéo của cầu: độ dãn của cầu phản ánh sự thay đổi theo tỉ lệ phần trăm về cầu của một sản phẩm khi giá của sản phẩm đó thay đổi. Độ dãn chéo của cầu phản ánh sự thay đổi theo tỉ lệ phần trăm về cầu của một sản phẩm khi giá của một sản phẩm khác (sản phẩm đang cạnh tranh với sản phẩm bị điều tra) thay đổi. Nếu cầu đối với một sản phẩm không mấy thay đổi khi có sự thay đổi về giá của chính sản phẩm đó hay sản phẩm -đang cạnh tranh với sản phẩm đó, thì điều này chứng tỏ khả năng thay thế về cầu đối với sản phẩm này là không đáng kể, tức là thị trường liên quan sẽ bị thu hẹp lại.

- Đặc tính và mục đích sử dụng của sản phẩm: Những thông tin này sẽ đặc biệt hữu ích trong trường hợp khả năng thay thế về càu chịu ảnh hưởng lớn từ đặc tính và mục đích sử dụng của sản phẩm. Khi các sản phẩm có đặc tính và mục đích sử dụng rất giống nhau thì rất có thể chúng có khả năng thay thế cho nhau.

- Mối tương quan giữa giá cả và mức độ tập trung của sản phẩm: Mối tương quan này phản ánh sự thay đổi về giá của một sản phẩm trong mối tương quan với số lượng hay thị phần của các sản phẩm khác trong cùng khu vực địa lí. Nếu việc phân tích giá cả trong nhiều khu vực khác nhau cho thấy việc có hai sản phẩm được bán trong cùng khu vực khiến cho giá cả tại đó thấp hơn đáng kể so vớỉ các khu vực khác nơi hai sản phẩm đó không được bán cùng nhau, thì điều này có thể có nghĩa là hai sản phẩm đó có khả năng thay thế cho nhau.

Cuối cùng, cần lưu ý rằng, ttong nhiều trường hợp, thị trường liên quan có thể đã được xác định trong một vụ việc cạnh tranh trước đó (do cùng hên quan đến một hoặc một nhóm sản phẩm hoặc khu vực). Mặc dù các nghiên cứu và phân tích trong các vụ việc cạnh tranh trước rất hữu ích cho việc xử lí các cụ việc cạnh tranh sau nhưng điều này hoàn toàn không có nghĩa là việc xác định thị trường liên quan trong'vụ việc cạnh tranh sau phải luôn phù hợp với vụ việc cạnh tranh trước đó bởi lẽ các điều kiện canh tranh ttên thị trường có thể thay đổi theo thời gian hoặc do hành vi của doanh nghiệp nắm sức mạnh thị trường (ví dụ trước đây thị trường liên quan được xác định tương đối rộng do khả năng thay thể về cung lớn, doanh nghiệp với vị trí thống lĩnh trên thị trường đó có thể loại bỏ một số khả năng thay thế về cung, khi đó, thị trường liên quan có thể đã bị thu hẹp lại).

3. Nội dung về khái niệm thị trường liên quan

Thị trường liên quan là loại thị trường được sử dụng trong tranh để phân tích, đánh giá tác động, luật cạnh ý nghĩa về mặt cạnh tranh đối với một số hành vi nhất định trong một vụ việc cạnh tranh.

Theo quan niệm phổ biến trong luật. cạnh tranh của các nước, thị trường liên quan được cấu thành từ hai yếu tố là thị trường sản phẩm liên quan và thị trường địa lí liên quan. Thị trường sản phẩm liên quan là thị trường bao gồm một chuỗi các hàng hoá, dịch vụ (hàng hoá, dịch vụ đang được xem xét trong vụ việc cạnh tranh) được coi là giống nhau đến mức có thể thay thế cho nhau một cách hợp lí. Thị trường địa lí liên quan là toàn bộ khu vực địa lí trong đó các điều kiện cạnh tranh được xem là đồng nhất. Thông qua việc xác định được thị trường liên quan, người ta có thể xác định được những doanh nghiệp nào được coi là đối thủ cạnh tranh (thực tế hoặc tiểm tàng) của nhau trong một vụ việc cạnh tranh. Trong nhiều trường hợp, để xác định được thị trường liên quan, còn tính cả tới các yếu tố về thời gian, thời vụ và chu kì kinh doanh của sản phẩm trong đó quá trình cạnh tranh diễn ra.

Ở Việt Nam, thị trường liên quan được hiểu bao gồm thị trường sản phẩm liên quan và thị trường địa lí liên quan. Trong đó, thị trường sản phẩm liên quan là thị trường của những hàng hoá, dịch vụ có thể thay thế cho nhau về đặc tính, mục đích sử dụng và giá cả. Thị trường địa lí liên quan là khu vực địa lÍ cụ thể trong đó có những hàng hoá, dịch vụ có thể thay thế cho nhau với các điều kiện cạnh tranh tương tự và có sự khác biệt đáng kể với các khu vực lân cận (khoản 1 Điều 3 Luật cạnh tranh). với cách hiểu thị trường liên quan này cho thấy pháp luật cạnh tranh Việt Nam có nét tương đồng pháp luật cạnh tranh của cộng đồng châu Âu.

Tuy nhiên, phân biệt khái niệm “thị trường liên quan" được sử dụng trong pháp luật cạnh tranh với khái niệm “thị trường" được sử dụng trong kinh tế học hoặc khái niệm “thị trường chiến lược" được sử dụng trong môn học về quản trị kinh doanh hoặc marketing cho thấy ba khái niệm đều nhắc tới ba „www thành tố cơ bản của thị trường là:

1) Người bán;

2) Người mua; và

3) Hàng hoá, dịch vụ được mua bán nhưng ý nghĩa pháp lí và thực tế của chúng không giống nhau.

Cứ ở đâu có sự tương tác giữa người mua và người bán về việc mua bán một hàng hoá, dịch vụ thì ở đó có “thị trường” theo cách hiểu của kinh tế học. Khác với khái niệm thị trường hàng hoá, dịch vụ trong kinh tế học bao hàm tất cả các thị trường trong đó bất cứ loại hàng hoá, dịch vụ nào (thực phẩm, đồ gia dụng, ô tô hay máy móc, thiết bị) được mang ra mua bán, thị trường liên quan tuy cũng là một loại thị trường nhưng đây là khái niệm pháp lí để chỉ một thị trường có giới hạn cụ thể (về hàng hoá, về khu vực địa lí, về quãng thời gian xem xét) trong đó tiêu chí, cách thức xác định được quy định cụ thể trong các văn bản pháp luật về cạnh tranh. Còn thị trường chiến lược là thứ thị trường mà các doanh nghiệp hay quan tâm, hướng tới nhằm chiếm lĩnh trong chiến lược marketing của mình và tùy thuộc vào quan niệm, chiến lược của chính mỗi doanh nghiệp. Vì lí do này thị trường chiến lược của mỗi doanh nghiệp không nhất thiết trùng hợp với thị trường liên quan trong vụ việc cạnh tranh có liên quan đến doanh nghiệp ấy.

4. Ý nghĩa của việc xác định thị trường liên quan

– Thị trường sản phẩm liên quan là thị trường của những hàng hóa, dịch vụ có thể thay thế cho nhau về đặc tính, mục đích sử dụng và giá cả.

– Thị trường địa lý liên quan là một khu vực địa lý cụ thể trong đó có những hàng hóa, dịch vụ có thể thay thế cho nhau với các điều kiện cạnh tranh tương tự và có sự khác biệt đáng kể với các khu vực lân cận.

Việc phân chia thị trường liên quan thành thị trường sản phẩm liên quan và thị trường địa lý liên quan không có nghĩa có hai thị trường riêng biệt. Ngược lại, đay là hai khía cạnh của một thị trường liên quan. Việc xác định thị trường liên quan có ý nghĩa hết sức quan trọng tron quá trình xử lý vụ việc cạnh tranh.

Thứ nhất, Xác định thị trường liên quan là công việc đầu tiên để xác định thị phần của từng doanh nghiệp trong vụ việc cạnh tranh.
Theo các quy định ….. thị phần là cơ sở để xác định liệu các doanh nghiệp tham gia thỏa thuận hạn chế cạnh tranh có bị cấm thực hiện đó hay không; xác định vị trí thống lĩnh thị trường của doanh nghiệp/Nhóm doanh nghiệp; xác định trường hợp tập trung kinh tế bị cấm và trường hợp các doanh nghiệp tập trung kinh té cần phải thông báo cho Cục quản lý Cạnh tranh trước khi tiến hành.
Thứ hai, xác định thị trường liên quan là cơ sở quan trọng để xác định hai doanh nghiệp phải là đối thủ cạnh tranh của nhau hay không. Các doanh nghiệp chỉ có thể là đối thủ cạnh tranh của nhau nếu những doanh nghiệp này cùng hoạt động trên cùng một thị trường liên quan.
Thứ ba, Xác định thị trường liên quan giúp cho việc xác định mức độ gây hạn chế cạnh tranh do hành vi vi phạm các quy định của Luật Cạnh tranh gây ra.

5. Xác định thị phần

Nghị định nêu rõ, thị phần của doanh nghiệp trên thị trường liên quan được xác định theo một trong các phương pháp quy định tại Điều 10 Luật Cạnh tranh.

Trong quá trình xác định thị phần, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia có quyền tham vấn ý kiến của các cơ quan quản lý ngành, lĩnh vực, các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân có chuyên môn.

Nghị định cũng quy định cụ thể về xác định thị phần của nhóm doanh nghiệp liên kết. Theo đó, doanh thu bán ra, doanh số mua vào, số đơn vị bán ra, mua vào đối với một loại hàng hóa, dịch vụ của nhóm doanh nghiệp liên kết được xác định như sau: a- Doanh thu bán ra, doanh số mua vào, số đơn vị bán ra, mua vào đối với một loại hàng hóa, dịch vụ để xác định thị phần của nhóm doanh nghiệp liên kết được tính bằng tổng doanh thu bán ra, doanh số mua vào, số đơn vị bán ra, mua vào đối với loại hàng hóa, dịch vụ đó của tất cả doanh nghiệp trong nhóm doanh nghiệp liên kết; b - Doanh thu bán ra, doanh số mua vào, số đơn vị bán ra, mua vào đối với một loại hàng hóa, dịch vụ của nhóm doanh nghiệp liên kết không bao gồm doanh thu bán ra, doanh số mua vào, số đơn vị bán ra, mua vào từ việc bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ giữa các doanh nghiệp trong nhóm doanh nghiệp liên kết.

Thị phần của doanh nghiệp thuộc nhóm doanh nghiệp liên kết là thị phần của nhóm doanh nghiệp liên kết đó.

Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 15/5/2020.

Luật Minh Khuê (biên tập)