Các chất nào dưới đây có thể làm mất màu dung dịch brom

Bằng cách đăng ký, bạn đồng ý với Điều khoản sử dụng và Chính sách Bảo mật của chúng tôi.

Dãy các chất nào sau đây đều làm mất màu dung dịch Brom được VnDoc biên soạn hướng dẫn bạn đọc trả lời câu hỏi liên quan đến chất nào làm mất màu dung dịch brom. Cũng như đưa ra các nội dung lý thuyết câu hỏi bài tập liên quan đến chất làm mất màu dung dịch Brom. Mời các bạn tham khảo chi tiết nội dung dưới đây.

A. CH4; C6H6.

B. C2H4; C2H6.

C. CH4; C2H4

D. C2H4; C2H2.

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết

Những chất nào có liên kết π kém bền trong phân tử có khả năng làm mất màu dung dịch Br2.

(trừ liên kết pi trong vòng benzen).

CH2 = CH2 + Br2 → Br – CH2 – CH2 – Br

CH ≡ CH + Br – Br → Br-CH = CH – Br

Đáp án D

Câu 1. Hiđrocacbon nào dưới đây không làm mất màu nước brom?

A. Stiren

B. Toluen

C. Axetilen

D. Etilen

Xem đáp án

Đáp án B

Benzen và các ankyl benzen không làm mất màu dung dịch nước brom=> toluen không làm mất màu dung dịch nước brom

Câu 2. Este nào sau đây làm mất mất màu dung dịch Br2 ở điều kiện thường?

A. metyl amin.

B. etyl axetat.

C. etyl propionat.

D. metyl acrylat.

Xem đáp án

Đáp án D

Chất có liên kết bội C=C hoặc C≡C trong phân tử, hoặc nhóm -CHO thì làm mất màu dung dịch nước brom ở điều kiện thường

metyl acrylat làm mất màu dd Br2 ở đk thường.

CH2=CH-COOCH3 + Br2 → CH2Br – CHBr-COOCH3

Câu 3. Ở điều kiện thường chất nào sau đây làm mất màu dung dịch Br2?

A. Butan.

B. Benzen.

C. Metan.

D. Etilen.

Câu 4. Nhận định nào dưới đây sai?

A. Stiren làm mất màu dung dịch brom ở điều kiện thường.

B. Benzen làm mất màu dung dịch brom khi có xúc tác bột sắt.

C. Cumen làm mất màu dung dịch thuốc tím khi đun nóng.

D. Toluen làm mất màu dung dịch thuốc tím khi đun nóng.

——————————————

Trên đây VnDoc đã giới thiệu tới các bạn Dãy các chất nào sau đây đều làm mất màu dung dịch Brom. Để có thể nâng cao kết quả trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Giải bài tập Toán 11, Chuyên đề Hóa học 11, Giải bài tập Hoá học 11. Tài liệu học tập lớp 11 mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm giảng dạy và học tập môn học THPT, VnDoc mời các bạn truy cập nhóm riêng dành cho lớp 11 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 11 để có thể cập nhật được những tài liệu mới nhất.

Câu hỏi: Những chất làm mất màu dung dịch Brom?

Trả lời: Những chất làm mất màu dung dịch Brom là:

1. Anken, Ankin, Ankadien, … và các hợp chất tương tự (HỢP CHẤT KHÔNG NO)

2. Xicloankan VÒNG 3 CẠNH

3. Andehit và các hợp chất tương tự có nhóm CHO như glucozo, fructozo, mantozo, HCOOR

4.Phenol, anilin, C6H5O-Na, C6H5O-R, C6H5-N(R1)-R2…

Cùng Top lời giải tìm hiểu nội dung về chất hoá học Brom dưới đây nhé!

I. Brom là gì?

Brom là nguyên tố hoá học thứ 03 thuộc nhóm Halogen, có kí hiệu là Br, là một chất lỏng bốc khói màu nâu đỏ ở nhiệt độ phòng, bốc hơi dễ dàng để hình thành chất khí màu tương tự.

Brom nguyên chất có tính phản ứng rất mạnh nên không tồn tại brom ở dạng tự do trong tự nhiên mà chủ yếu tồn tại trong các dạng muối halogen khoáng tinh thể hoà tan không màu, tương tự như muối ăn.

Trạng thái tự nhiên

Trong tự nhiên, Brom chủ yếu tồn tại ở dạng hợp chất, có màu nâu đỏ và hầu hết là muối của bromua của kali, natri, magie.

Muối brom có trong nước biển, hồ, sông và có nhiều ở vùng biển chết.

II. Tính chất của Brom

1. Tính chất vật lý

- Brom là chất lỏng màu đỏ nâu, mùi khó chịu, dễ bay hơi, độc.

- Là chất ôxi hóa yếu hơn clo.

2. Tính chất hóa học

a. Tác dụng với kim loại

Sản phẩm tạo muối tương ứng

Về độ mạnh axit thì lại tăng dần từ HCl < HBr < HI.

c. Tính khử của Br2, HBr

- Brom thể hiện tính khử khi gặp chất oxi hóa mạnh (như nước clo, …)

Br2+ 5Cl2+ 6H2O → 2HBrO3(Axit bromic) + 10HCl

- Tính khử của HBr (ở trạng thái khí cũng như trong dd) mạnh hơn HCl. HBr khử được H2SO4đặc thành SO2.

2HBr + H2SO4đ→ Br2+ SO2+ 2H2O

- Dd HBr không màu, để lâu trong không khí trở nên có màu vàng nâu vì bị oxi hóa (dd HF và HCl không có phản ứng này):

4HBr + O2→ 2H2O + 2Br2

III. Ứng dụng, điều chế

1. Ứng dụng

Nhờ những tính chất đặc trưng của mình, Brom được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực với nhiều mục đích khác nhau.

+ Được sử dụng như một chất chống cháy. Chất chống cháy brom hoá được dùng làm chất ngăn chặn hoặc làm chậm quá trình phát lửa do chất dẻo.

+ Nó cũng được sử dụng trong nông nghiệp. Các hợp chất Brom hữu cơ được sử dụng làm thuốc trừ sinh vật gây hại, diệu sâu bỏ và diệt cả các loài gậm nhấm.

+ Dùng làm phụ gia xăng dầu. Tuy nhiên lượng brom sử dụng cho lĩnh vực này có xu hướng giảm dần trong thời gian gần đây.

+ Một công dụng khác có thể ít được biết đến của Brom là dùng để khử trùng bể bơi mái che. Dùng chúng để khử trùng có hiệu quả hơn so với các thuốc khử trùng khác.

+ Được sử dụng trong dược phẩm, sản xuất thuốc nhuộm, mực in và làm thuốc hiện hình trong nghề ảnh.

+ Brom cũng được dùng để khoan dầu. Các hợp chất bromua dạng lỏng được sử dụng làm dung dịch khoan ở những giếng khoan sâu và có áp suất cao.

2. Điều chế

- Nguồn chính để điều chế brom là nước biển.

- Điều chế brom dựa trên sự oxi hóa ion Br-, chất oxi hóa là clo.

IV. Một số hợp chất của brom

1. Hidro bromua và axit bromhidric

- Ở nhiệt độ thường, HBr là chất khí, không màu, "bốc khói" trong không khí ẩm và rất dễ tan trong nước.

- Dung dịch HBr trong nước được gọi là dung dịch axitbromhiđric. Axitbromhiđric là một axit mạnh, mạnh hơn axit clohiđric.

- Tính khử:

HBr có tính khử mạnh hơn HCl, HBr khử được H2SO4đặc thành SO2.

Dung dịch HBr không màu, để lâu trong không khí trở nên có màu vàng nâu vì bị oxi hóa (dung dịch HF và HCl không có phản ứng này):

2. Hợp chất chứa oxi của brom

- Axit hipobromo (HBrO) có tính bền, tính oxi hóa và tính axit kém HClO.

- Axit bromic (HBrO3).

- Axit pebromic (HBrO4).