Bài tập trắc nghiêm bài 11 địa lí 11 năm 2024

Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tuyển tập câu hỏi trắc nghiệm môn địa lí lớp 11 - Bài 11: Khu vực Đông Nam Á", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Nội dung text: Tuyển tập câu hỏi trắc nghiệm môn địa lí lớp 11 - Bài 11: Khu vực Đông Nam Á

  1. TUYỂN TẬP CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM Môn: ĐỊA LÍ 11 BÀI 11: Khu vực Đông Nam Á Tiết 1: Tự nhiên, dân cư và xã hội (44 câu) Tiết 2: Kinh tế (61 câu) Tiết 3: Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) (20 câu) Tiết 4: Tìm hiểu về hoạt động kinh tế đối ngoại của Đông Nam Á (3 câu) Tất cả câu hỏi được lấy từ sách Trắc nghiệm Địa lí 11 (Lý thuyết và Thực hành) của PGS. TS. Nguyễn Đức Vũ, NXB Đại Học Quốc Gia Hà Nội, 2017. Hãy tìm mua sách nếu bạn có điều kiện! Nếu bạn đã trả tiền thật để tải tài liệu này, hãy đòi lại tiền ngay lập tức. Bạn có thể tải về hoàn toàn miễn phí tại violet.vn/user/show/id/12664084.
  2. Bạn có thể lưu trữ, chỉnh sửa, in ấn, chia sẻ tài liệu này theo ý muốn. Chỉ cần bạn chấp nhận những điều kiện sau: - Bạn sẽ KHÔNG kiếm lời từ tài liệu này bằng bất kì hình thức nào (bao gồm nhưng không giới hạn: xuất bản sách giấy, điện tử hay sách nói và yêu cầu người sử dụng trả tiền; đưa tài liệu lên một thư mục giới hạn mà chỉ khi trả tiền thì người sử dụng mới có thể truy cập được; sử dụng dịch vụ rút gọn liên kết có đặt quảng cáo và trả tiền truy cập ); - Khi chia sẻ tài liệu này lên trang web khác hay đăng bài lên các mạng xã hội, bạn cần ghi nguồn: Hồng Vân Mộng (violet.vn/user/show/id/12664084). Nếu có thể, hãy chỉ cho người đọc của bạn cách tải tài liệu này trên ViOLET. Nhờ đó, bạn đã hỗ trợ ViOLET cũng như động viên mình đăng tải thêm các tài liệu gõ tay khác. Bạn thích tài liệu này? Hãy mua sách của tác giả để ủng hộ họ nhé, vì mình chỉ gõ bản chữ của tài liệu này thôi.
  3. BÀI KHU VỰC ĐÔNG NAM Á 11 Tiết 1. TỰ NHIÊN, DÂN CƯ VÀ XÃ HỘI Câu 1. Khu vực Đông Nam Á nằm ở: A. phía đông nam châu Á. B. giáp với Đại Tây Dương. C. giáp lục địa Ô-xtrây-li-a. D. phía bắc nước Nhật Bản. Câu 2. Toàn bộ lãnh thổ của khu vực Đông Nam Á nằm hoàn toàn trong: A. khu vực xích đạo. B. vùng nội chí tuyến. C. khu vực gió mùa. D. phạm vi bán cầu Bắc. Câu 3. Khu vực Đông Nam Á không nằm ở vị trí cầu nối giữa: A. lục địa Á – Âu với lục địa Ô-xtrây-li-a. B. Ô-xtrây-li-a với các nước Đông Á. C. Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. D. Thái Bình Dương và Đại Tây Dương. Câu 4. Về tự nhiên, có thể xem Đông Nam Á gồm hai bộ phận: A. lục địa và biển đảo. B. đảo và quần đảo. C. lục địa và biển. D. biển và các đảo. Câu 5. Phát biểu nào sau đây không đúng về Đông Nam Á? A. Là nơi giao thoa giữa các nền văn hoá lớn. B. Là nơi các cường quốc muốn gây ảnh hưởng. C. Vị trí cầu nối lục địa Á – Âu và Ô-xtrây-li-a. D. Nằm ở trên vành đai lửa Thái Bình Dương. Câu 6. Đặc điểm tự nhiên của Đông Nam Á lục địa là có: A. nhiều dãy núi hướng tây bắc – đông nam. B. nhiều đồi, núi và núi lửa; ít đồng bằng. C. đồng bằng với đất từ dung nham núi lửa. D. khí hậu nhiệt đới gió mùa và xích đạo. Câu 7. Tự nhiên Đông Nam Á biển đảo không có: A. nhiều dãy núi hướng tây bắc – đông nam. B. nhiều đồi, núi và núi lửa; ít đồng bằng.
  4. C. đồng bằng với đất từ dung nham núi lửa. D. khí hậu nhiệt đới gió mùa và xích đạo. Câu 8. Đặc điểm tự nhiên của Đông Nam Á biển đảo là có: A. địa hình bị chia cắt mạnh bởi các dãy núi. B. hướng các dãy núi chủ yếu tây bắc – đông nam. C. các đồng bằng phù sa do sông lớn bồi đắp nên. D. nhiều quần đảo và hàng vạn đảo lớn, nhỏ. Câu 9. Tự nhiên của Đông Nam Á lục địa không có: A. địa hình bị chia cắt mạnh bởi các dãy núi. B. hướng các dãy núi chủ yếu tây bắc – đông nam. C. các đồng bằng phù sa do sông lớn bồi đắp nên. D. nhiều quần đảo và hàng vạn đảo lớn, nhỏ. Câu 10. Điểm giống nhau về tự nhiên của Đông Nam Á lục địa và Đông Nam Á biển đảo là đều có: A. khí hậu nhiệt đới gió mùa. B. nhiều đồng bằng phù sa lớn. C. các sông lớn hướng bắc nam. D. các dãy núi và thung lũng rộng. Câu 11. Tự nhiên Đông Nam Á biển đảo khác với Đông Nam Á lục địa ở đặc điểm có: A. khí hậu xích đạo. B. các dãy núi. C. các đồng bằng. D. đảo, quần đảo. Câu 12. Tự nhiên Đông Nam Á lục địa khác với Đông Nam Á biển đảo ở đặc điểm có: A. mùa đông lạnh. B. mùa hạ mưa. C. các đồng bằng. D. đảo, quần đảo. Câu 13. Phát biểu nào sau đây không đúng với tự nhiên Đông Nam Á lục địa? A. Địa hình bị chia cắt mạnh bởi các dãy núi. B. Có nhiều địa điểm núi ăn lan ra sát biển. C. Có các đồng bằng do sông lớn bồi đắp. D. Có đảo và quần đảo nhiều nhất thế giới. Câu 14. Phát biểu nào sau đây đúng với tự nhiên Đông Nam Á biển đảo? A. Địa hình bị chia cắt mạnh bởi các dãy núi. B. Có nhiều địa điểm núi ăn lan ra sát biển. C. Có các đồng bằng do sông lớn bồi đắp. D. Có đảo và quần đảo nhiều nhất thế giới.
  5. Câu 15. Đông Nam Á lục địa chủ yếu có khí hậu: A. nhiệt đới gió mùa, cận xích đạo. B. cận xích đạo, xích đạo. C. xích đạo, nhiệt đới gió mùa. D. nhiệt đới gió mùa, ôn đới. Câu 16. Đông Nam Á biển đảo chủ yếu có khí hậu: A. nhiệt đới gió mùa, cận xích đạo. B. cận xích đạo, xích đạo. C. xích đạo, nhiệt đới gió mùa. D. nhiệt đới gió mùa, ôn đới. Câu 17. Điều kiện thuận lợi để phát triển nông nghiệp ở Đông Nam Á không phải chủ yếu là: A. khí hậu nóng ẩm. B. đất trồng đa dạng. C. sông ngòi dày đặc. D. địa hình nhiều núi. Câu 18. Nguyên nhân chủ yếu nhất làm cho diện tích rừng ở các nước Đông Nam Á có nguy cơ bị thu hẹp là: A. khai thác không hợp lí và cháy rừng. B. cháy rừng và phát triển nhiều thuỷ điện. C. mở rộng đất trồng đồi núi và cháy rừng. D. kết quả của việc trồng rừng còn hạn chế. Câu 19. Phát biểu nào sau đây không đúng với Đông Nam Á? A. Các nước trong khu vực (trừ Lào) đều giáp biển. B. Nằm trong vành đai sinh khoáng lớn của Trái Đất. C. Có diện tích rừng xích đạo và nhiệt đới ẩm lớn. D. Ít chịu các thiên tai như động đất, sóng thần. Câu 20. Đông Nam Á có diện tích rừng xích đạo lớn, do: A. nằm trong vành đai sinh khoáng. B. hầu hết các nước đều giáp biển. C. có nhiệt lượng dồi dào, độ ẩm lớn. D. nhiệt độ trung bình cao quanh năm. Câu 21. Điều kiện thuận lợi để nhiều nước ở Đông Nam Á lục địa phát triển mạnh thủy điện là có: A. nhiều hệ thống sông lớn, nhiều nước. B. nhiều sông lớn chảy ở miền núi dốc. C. sông chảy qua nhiều miền địa hình. D. sông theo hướng tây bắc – đông nam. Câu 22. Đông Nam Á lục địa có nhiều đồng bằng phù sa màu mỡ là do: A. các sông lớn bồi đắp nhiều phù sa. B. trầm tích biển tạo bồi lấp các đứt gãy. (?) C. dung nham núi lửa từ nơi cao xuống. D. xâm thực vùng núi, bồi đắp vùng trũng. Câu 23. Nhiệm vụ quan trọng của mỗi quốc gia trong khu vực Đông Nam Á không phải là: A. sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên. B. phòng tránh, khắc phục các thiên tai. C. chú trọng bảo vệ tài nguyên thiên nhiên. D. tập trung tối đa khai thác tài nguyên.
  6. Câu 24. Do vị trí kề sát vành đai lửa Thái Bình Dương, nên ở Đông Nam Á thường xảy ra: A. bão. B. lũ lụt. C. hạn hán. D. động đất. Câu 25. Do nằm trong khu vực hoạt động của áp thấp nhiệt đới, nên ở Đông Nam Á thường xảy ra: A. bão. B. động đất. C. núi lửa. D. sóng thần. Câu 26. Vùng thềm lục địa ở nhiều nước Đông Nam Á có: A. dầu khí. B. bôxit. C. than đá. D. quặng sắt. Câu 27. Đông Nam Á có khoáng sản đa dạng, do vị trí địa lí nằm ở: A. phía đông nam lục địa Á – Âu, giáp với biển. B. nơi tiếp giáp giữa đất liền và đại dương lớn. C. nơi nối lục địa Á – Âu và lục địa Ô-xtrây-li-a. D. trong vành đai sinh khoáng Thái Bình Dương. Câu 28. Biển hiện rõ rệt của biến đổi khí hậu ở một số đồng bằng châu thổ thấp tại Đông Nam Á là: A. xâm nhập mặn ngày càng sâu vào đồng bằng. B. nguồn nước ngọt từ sông ngòi ngày càng ít đi. C. mực nước ngầm hạ thấp, bề mặt đất bị sụt lún. D. nguồn nước ngọt bị ô nhiễm ở nhiều khu dân cư. Câu 29. Đông Nam Á có: A. số dân đông, mật độ dân số cao. B. mật độ dân số cao, nhập cư đông. C. nhập cư ít, lao động chủ yếu già. D. xuất cư nhiều, tuổi thọ rất thấp. Câu 30. Phát biểu nào sau đây đúng với dân cư Đông Nam Á hiện nay? A. Tỉ suất sinh giảm, tỉ suất tử giảm. B. Tỉ suất sinh tăng, tỉ suất tử tăng. C. Tỉ suất sinh giảm, tỉ suất tử tăng. D. Tỉ suất sinh tăng, tỉ suất tử giảm. Câu 31. Dân số Đông Nam Á hiện nay có đặc điểm là: A. quy mô lớn, gia tăng có xu hướng giảm. B. tỉ suất gia tăng tự nhiên ngày càng tăng. C. dân số đông, người già trong dân số nhiều. D. tỉ lệ người di cư đến hàng năm rất lớn.
  7. Câu 32. Ở nhiều nước Đông Nam Á, việc làm là một vấn đề còn gay gắt, nguyên nhân chủ yếu do: A. quy mô dân số lớn, kinh tế còn phát triển chưa cao. B. kinh tế chậm phát triển, gia tăng tự nhiên còn cao. C. gia tăng dân số cao, giáo dục đào tạo còn hạn chế. D. giáo dục đào tạo còn hạn chế, người lao động nhiều. Câu 33. Phát biểu nào sau đây không đúng với dân cư Đông Nam Á hiện nay? A. Nguồn lao động dồi dào và tăng hàng năm. B. Lao động có tay nghề có số lượng hạn chế. C. Tỉ lệ người lao động có trình độ cao còn nhỏ. D. Vấn đề thiếu việc làm đã được giải quyết tốt. Câu 34. Gia tăng dân số tự nhiên ở nhiều nước Đông Nam Á đã giảm rõ rệt nhờ vào việc thực hiện tốt: A. chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình. B. việc nâng cao ý thức dân số cho người dân. C. giáo dục và chiến lược phát triển con người. D. công tác y tế chăm sóc sức khoẻ người dân. Câu 35. Thuận lợi của dân số đông của Đông Nam Á là: A. nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng. B. thị trường tiêu thụ rộng, dễ xuất khẩu lao động. C. dễ xuất khẩu lao động, phát triển việc đào tạo. D. phát triển đào tạo, tạo ra được nhiều việc làm. Câu 36. Trở ngại về dân cư đối với phát triển kinh tế – xã hội ở nhiều nước Đông Nam Á là: A. dân số đông, gia tăng còn nhanh. B. dân số đông, gia tăng còn chậm. C. dân số không đông, gia tăng nhanh. D. dân số không đông, gia tăng chậm. Câu 37. Khu vực nào sau đây ở Đông Nam Á có mật độ dân số rất thấp? A. Đồng bằng châu thổ. B. Các vùng ven biển. C. Vùng đất đỏ bazan. D. Các vùng núi cao. Câu 38. Phát biểu nào sau đây không đúng với dân cư Đông Nam Á? A. Dân đông, mật độ dân số cao. B. Có nguồn lao động dồi dào. C. Phân bố dân cư không đều. D. Các nước đều có dân số già.
  8. Câu 39. Phát biểu nào sau đây không đúng với xã hội của Đông Nam Á? A. Các quốc gia có nhiều dân tộc. B. Một số dân tộc ít người phân bố rộng. C. Có nhiều tôn giáo lớn cùng hoạt động. D. Văn hoá các nước rất khác biệt nhau. Câu 40. Đông Nam Á là nơi giao thoa của nhiều nền văn hoá lớn trên thế giới như: A. Trung Hoa, Ấn Độ, Nhật Bản, Âu, Mĩ. B. Trung Hoa, Ấn Độ, Nhật Bản, Âu, Phi. C. Trung Hoa, Ấn Độ, Nhật Bản, Phi, Mĩ. D. Trung Hoa, Ấn Độ, Hàn Quốc, Âu, Mĩ. Câu 41. Ở khu vực Đông Nam Á, nước có trên 80% dân số theo Thiên Chúa giáo là: A. Phi-líp-pin. B. Việt Nam. C. Thái Lan. D. In-đô-nê-xi-a. Câu 42. Ở Đông Nam Á, các nước có đông dân cư theo Phật giáo là: A. Lào, Cam-pu-chia, Mi-an-ma, Thái Lan, Ma-lai-xi-a. B. Lào, Cam-pu-chia, Mi-an-ma, Thái Lan, Việt Nam. C. Lào, Cam-pu-chia, Mi-an-ma, Thái Lan, Bru-nây. D. Lào, Cam-pu-chia, Mi-an-ma, Thái Lan, Xin-ga-po. Câu 43. Ở Đông Nam Á, nước có trên 80% dân số theo Hồi giáo là: A. Ma-lai-xi-a, Bru-nây, Phi-líp-pin. B. Ma-lai-xi-a, Bru-nây, Xin-ga-po. C. Ma-lai-xi-a, Bru-nây, In-đô-nê-xi-a. D. Ma-lai-xi-a, Bru-nây, Mi-an-ma. Câu 44. Một trong những yếu tố gây khó khăn chủ yếu về quản lí, ổn định chính trị, xã hội ở một số nước Đông Nam Á là: A. một số dân tộc ít người phân bố rộng, không theo biên giới quốc gia. B. có nhiều tôn giáo khác nhau trong nước cùng tồn tại lâu đời với nhau. C. có nhiều giá trị văn hoá khác nhau cùng tồn tại và phát triển cùng nhau. D. phong tục, tập quán, sinh hoạt của người dân có nhiều nét tương đồng.
  9. Tiết 2. KINH TẾ Câu 1. Cơ cấu kinh tế ở các nước Đông Nam Á hiện nay có sự chuyển dịch rõ rệt theo hướng: A. công nghiệp – xây dựng tăng; nông, lâm, ngư nghiệp giảm; dịch vụ biến động. B. công nghiệp – xây dựng tăng; nông, lâm, ngư nghiệp giảm; dịch vụ giảm. C. nông, lâm, ngư nghiệp tăng; công nghiệp – xây dựng giảm; dịch vụ tăng. D. nông, lâm, ngư nghiệp tăng; công nghiệp – xây dựng tăng; dịch vụ biến động. Câu 2. Cơ cấu kinh tế ở các nước Đông Nam Á chuyển dịch theo hướng từ nông nghiệp là chủ yếu sang phát triển công nghiệp và dịch vụ, chủ yếu do tác động của: A. quá trình công nghiệp hoá. B. quá trình đô thị hoá. C. xu hướng toàn cầu hoá. D. xu hướng khu vực hoá. Câu 3. Hướng phát triển của công nghiệp Đông Nam Á không phải là: A. tăng cường liên doanh, liên kết với nước ngoài. B. hiện đại hoá thiết bị, chuyển giao công nghệ. C. tăng cường đào tạo kĩ thuật cho người lao động. D. tập trung sản xuất phục vụ nhu cầu trong nước. Câu 4. Một số ngành công nghiệp đã trở thành thế mạnh của các nước Đông Nam Á là: A. sản xuất và lắp ráp ô tô, xe máy, thiết bị điện tử. B. sản xuất và lắp ráp ô tô, máy kéo, thiết bị điện tử. C. sản xuất và lắp ráp ô tô, thiết bị điện tử, đóng tàu. D. sản xuất và lắp ráp ô tô, xe máy, chế biến thực phẩm. Câu 5. Một số sản phẩm công nghiệp của các nước Đông Nam Á đã có được sức cạnh tranh trên thị trường thế giới chủ yếu là nhờ vào việc: A. liên doanh với các hãng nổi tiếng ở nước ngoài. B. tăng cường công nhân có trình độ kĩ thuật cao. C. đầu tư vốn để đổi mới nhiều máy móc, thiết bị. D. liên kết và hợp tác sản xuất giữa các nước. Câu 6. Sản xuất và lắp ráp ô tô trở thành thế mạnh của các nước: A. Xin-ga-po, Ma-lai-xi-a, Thái Lan, In-đô-nê-xi-a, Cam-pu-chia. B. Xin-ga-po, Ma-lai-xi-a, Thái Lan, In-đô-nê-xi-a, Lào. C. Xin-ga-po, Ma-lai-xi-a, Thái Lan, In-đô-nê-xi-a, Việt Nam. D. Xin-ga-po, Ma-lai-xi-a, Thái Lan, In-đô-nê-xi-a, Bru-nây.
  10. Câu 7. Hoạt động khai thác dầu khí phát triển mạnh ở các nước nào sau đây ở Đông Nam Á? A. Bru-nây, In-đô-nê-xi-a, Việt Nam, Lào. B. Bru-nây, In-đô-nê-xi-a, Việt Nam, Cam-pu-chia. C. Bru-nây, In-đô-nê-xi-a, Việt Nam, Ma-lai-xi-a. D. Bru-nây, In-đô-nê-xi-a, Việt Nam, Phi-líp-pin. Câu 8. Sản phẩm của những ngành công nghiệp nào sau đây ở các nước Đông Nam Á được xuất khẩu nhiều? A. khai thác than, dệt may, giày da, tiểu thủ công nghiệp, luyện kim đen. B. khai thác than, dệt may, giày da, tiểu thủ công nghiệp, luyện kim màu. C. khai thác than, dệt may, giày da, tiểu thủ công nghiệp, vật liệu xây dựng. D. khai thác than, dệt may, giày da, tiểu thủ công nghiệp, chế biến thực phẩm. Câu 9. Công nghiệp của các nước Đông Nam Á trong những thập niên gần đây phát triển tương đối mạnh là do tác động của: A. quá trình công nghiệp hoá. B. quá trình đô thị hoá. C. bối cảnh toàn cầu hoá. D. xu hướng khu vực hoá. Câu 10. Phát biểu nào sau đây không đúng với công nghiệp của Đông Nam Á hiện nay? A. Phát triển theo hướng tăng cường liên doanh với nước ngoài. B. Chú trọng nhiều phát triển sản xuất các mặt hàng xuất khẩu. C. Lượng điện tiêu dùng bình quân theo đầu người còn thấp. D. Công nghiệp chế biến chưa sản xuất được mặt hàng xuất khẩu. Câu 11. Lượng điện tiêu dùng bình quân theo đầu người ở các nước Đông Nam Á hiện nay còn thấp là biểu hiện của việc: A. chất lượng cuộc sống người dân chưa cao. B. công nghiệp năng lượng chậm phát triển. C. tỉ trọng dân cư nông thôn lớn hơn thành thị. D. ngành công nghiệp phát triển còn hạn chế. Câu 12. Điều kiện thuận lợi để nhiều nước Đông Nam Á phát triển mạnh công nghiệp năng lượng là có: A. than đá, dầu khí, năng lượng mặt trời. B. dầu khí, bôxit, năng lượng mặt trời. C. bôxit, quặng sắt, năng lượng mặt trời. D. năng lượng mặt trời, than đá, bôxit.
  11. Câu 13. Phát biểu nào sau đây không đúng với ngành dịch vụ ở Đông Nam Á hiện nay? A. Hệ thống giao thông mở rộng và tăng thêm. B. Thông tin liên lạc được cải thiện và nâng cấp. C. Hệ thống ngân hàng, tín dụng được hiện đại (hoá?). D. Hệ thống viễn thông còn rất chậm phát triển. Câu 14. Mục đích của phát triển dịch vụ ở các nước Đông Nam Á không phải là: A. phục vụ sản xuất. B. phục vụ đời sống. C. hấp dẫn đầu tư. D. thu hút nhập cư. Câu 15. Hầu hết các nước Đông Nam Á đều quan tâm đến phát triển giao thông vận tải đường biển, do: A. có vị trí giáp biển. B. phát triển nội thương. C. vận tải đường bộ yếu. D. có nhiều vũng, vịnh. Câu 16. Ngành dịch vụ mới ra đời trong thời gian gần đây ở nhiều nước Đông Nam Á là: A. bưu chính. B. viễn thông. C. ngân hàng. D. tài chính. Câu 17. Các nước Đông Nam Á mở rộng hoạt động giáo dục và đào tạo, do: A. cơ cấu dân số trẻ. B. cơ cấu dân số già. C. tuổi thọ dân cư cao. D. trẻ em sinh ra nhiều. Câu 18. Nền nông nghiệp Đông Nam Á có tính chất: A. ôn đới. B. cận nhiệt đới. C. nhiệt đới. D. xích đạo. Câu 19. Ngành chiếm tỉ trọng lớn về giá trị sản xuất trong cơ cấu nông nghiệp ở nhiều nước Đông Nam Á là: A. trồng trọt. B. chăn nuôi. C. dịch vụ. D. thủy sản. Câu 20. Trồng cây lương thực là ngành chính trong nông nghiệp ở nhiều nước Đông Nam Á là do: A. quy mô dân số lớn. B. giá trị sản xuất cao. C. nhu cầu xuất khẩu. D. nhu cầu nguyên liệu.
  12. Câu 21. Cây công nghiệp lâu năm nhiệt đới được phát triển mạnh ở nhiều nước Đông Nam Á là do có: A. đất feralit rộng, nhiều loại màu mỡ; khí hậu nhiệt đới và cận xích đạo. B. đất phù sa diện tích rộng, màu mỡ; khí hậu nhiệt đới và cận xích đạo. C. đất đai đa dạng, nhiều loại tốt; khí hậu xích đạo và nhiệt đới gió mùa. D. đất đai có nhiều loại, diện tích rộng; khí hậu nhiệt đới và cận xích đạo. Câu 22. Cây ăn quả nhiệt đới được phát triển nhiều nơi ở Đông Nam Á là do có: A. đất feralit rộng, nhiều loại màu mỡ; khí hậu nhiệt đới và cận xích đạo. B. đất phù sa diện tích rộng, màu mỡ; khí hậu nhiệt đới và cận xích đạo. C. đất đai đa dạng, nhiều loại màu mỡ; khí hậu cận xích đạo và nhiệt đới. D. đất đai có nhiều loại, diện tích rộng; khí hậu cận nhiệt đới và xích đạo. Câu 23. Mục đích chủ yếu của việc trồng cây lấy dầu ở Đông Nam Á là: A. cung cấp nguyên liệu công nghiệp. B. phá thế độc canh trong nông nghiệp. C. làm hàng xuất khẩu thu ngoại tệ. D. phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới. Câu 24. Nhiều nước ở Đông Nam Á trước đây nuôi nhiều trâu chủ yếu là để: A. phục vụ trồng lúa nước. B. lấy thịt cho người dân. C. lấy sữa cho người dân. D. chế biến thực phẩm. Câu 25. Phát biểu nào sau đây không đúng về cây lúa nước ở Đông Nam Á? A. Là cây lương thực truyền thống và quan trọng của khu vực. B. Sản lượng lúa của các nước ở khu vực không ngừng tăng. C. Các nước đã cơ bản giải quyết được nhu cầu lương thực. D. Thái Lan và Việt Nam đứng đầu thế giới về xuất khẩu gạo. Câu 26. Nước có sản lượng lúa đứng đầu Đông Nam Á là: A. Việt Nam. B. Thái Lan. C. In-đô-nê-xi-a. D. Ma-lai-xi-a. Câu 27. Lúa nước được trồng nhiều ở: A. các đồng bằng phù sa do sông lớn bồi đắp. B. các sườn đồi có độ dốc nhỏ ở đồi núi. C. các cao nguyên đất đỏ bazan màu mỡ. D. các đồng bằng thấp giữa các miền núi. Câu 28. Điều kiện thuận lợi chủ yếu nhất ở Đông Nam Á để trồng cây lúa nước là: A. nền nhiệt quanh năm cao, nhiều nước, độ ẩm dồi dào; đất phù sa. B. có hai mùa mưa, khô; đủ nước tưới tiêu, nền nhiệt cao; đất feralit. C. có một mùa đông lạnh; nền nhiệt cao, đủ nước tưới tiêu; đất phù sa. D. nền nhiệt quanh năm cao; đất feralit có diện tích rộng, đủ nước tưới.
  13. Câu 29. Các nước ở Đông Nam Á xuất khẩu gạo đứng vào hàng đầu thế giới là: A. Việt Nam, In-đô-nê-xi-a. B. In-đô-nê-xi-a, Thái Lan. C. Thái Lan, Việt Nam. D. Việt Nam, Cam-pu-chia. Câu 30. Các nước ở Đông Nam Á trồng nhiều cao su là: A. Thái Lan, In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Mi-an-ma. B. Thái Lan, In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Việt Nam. C. Thái Lan, In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Phi-líp-pin. D. Thái Lan, In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Cam-pu-chia. Câu 31. Nước ở Đông Nam Á đứng đầu về trồng cây hồ tiêu là: A. In-đô-nê-xi-a. B. Ma-lai-xi-a. C. Thái Lan. D. Việt Nam. Câu 32. Các nước ở Đông Nam Á trồng nhiều dừa là: A. Việt Nam, Ma-lai-xi-a, In-đô-nê-xi-a, Lào. B. Việt Nam, Ma-lai-xi-a, In-đô-nê-xi-a, Cam-pu-chia. C. Việt Nam, Ma-lai-xi-a, In-đô-nê-xi-a, Phi-líp-pin. D. Việt Nam, Ma-lai-xi-a, In-đô-nê-xi-a, Mi-an-ma. Câu 33. Các nước ở Đông Nam Á trồng nhiều cà phê là: A. Việt Nam, Ma-lai-xi-a, In-đô-nê-xi-a, Lào. B. Việt Nam, Ma-lai-xi-a, In-đô-nê-xi-a, Cam-pu-chia. C. Việt Nam, Ma-lai-xi-a, In-đô-nê-xi-a, Phi-líp-pin. D. Việt Nam, Ma-lai-xi-a, In-đô-nê-xi-a, Mi-an-ma. Câu 34. Phát biểu nào sau đây không đúng về cây công nghiệp lâu năm ở Đông Nam Á? A. Sản phẩm chủ yếu dùng xuất khẩu thu ngoại tệ. B. Có nhiều điều kiện thuận lợi về đất đai, khí hậu. C. Có nhiều loại cây công nghiệp lâu năm nhiệt đới. D. Tập trung nhiều ở các đồng bằng phù sa đất tốt. Câu 35. Điều kiện thuận lợi ở Đông Nam Á để trồng cây công nghiệp lâu năm là: A. đất feralit rộng, có đất đỏ bazan màu mỡ; khí hậu nhiệt đới, xích đạo. B. đất feralit rộng, có đất nâu đỏ đá vôi màu mỡ; có khí hậu cận nhiệt đới. C. đất phù sa màu mỡ, diện tích rộng; khí hậu nhiệt đới, cận xích đạo. D. đất phù sa màu mỡ, diện tích rộng; trong năm có một mùa đông lạnh. Câu 36. Nhiều nước ở Đông Nam Á hiện nay phát triển mạnh cây công nghiệp lâu năm, chủ yếu do có: A. đất đỏ bazan màu mỡ, rộng lớn. B. khí hậu nhiệt đới, cận xích đạo. C. lao động đông, có kinh nghiệm. D. thị trường nước ngoài mở rộng.
  14. Câu 37. Phát biểu nào sau đây không đúng về cây trồng ở Đông Nam Á? A. Lúa nước là cây lương thực truyền thống và quan trọng. B. Cây công nghiệp lâu năm hiện nay được phát triển mạnh. C. Cây ăn quả được trồng ở hầu hết các nước trong khu vực. D. Các đồng bằng là nơi phân bố cây công nghiệp lâu năm. Câu 38. Tuy ở trong khu vực khí hậu nhiệt đới và xích đạo, nhưng ở Đông Nam Á vẫn có nông sản cận nhiệt đới là do: A. nguồn nước sông hồ phong phú. B. đồng bằng phù sa đất màu mỡ. C. địa hình núi cao khí hậu mát mẻ. D. đất đỏ bazan phổ biến nhiều nơi. Câu 39. Chăn nuôi gia súc ở Đông Nam Á vẫn chưa trở thành ngành chính, chủ yếu do: A. truyền thống sản xuất lương thực cho số dân lớn. B. nguồn thức ăn cho gia súc gặp rất nhiều khó khăn. C. lao động nông nghiệp hầu hết dành cho trồng trọt. D. cơ sở vật chất kĩ thuật và dịch vụ thú y còn hạn chế. Câu 40. Trâu được nuôi nhiều ở: A. Mi-an-ma, In-đô-nê-xi-a, Thái Lan, Lào. B. Mi-an-ma, In-đô-nê-xi-a, Thái Lan, Ma-lai-xi-a. C. Mi-an-ma, In-đô-nê-xi-a, Thái Lan, Việt Nam. D. Mi-an-ma, In-đô-nê-xi-a, Thái Lan, Phi-líp-pin. Câu 41. Bò được nuôi nhiều ở: A. Mi-an-ma, In-đô-nê-xi-a, Thái Lan, Lào. B. Mi-an-ma, In-đô-nê-xi-a, Thái Lan, Ma-lai-xi-a. C. Mi-an-ma, In-đô-nê-xi-a, Thái Lan, Việt Nam. D. Mi-an-ma, In-đô-nê-xi-a, Thái Lan, Phi-líp-pin. Câu 42. Lợn được nuôi nhiều ở: A. Việt Nam, Phi-líp-pin, Mi-an-ma, In-đô-nê-xi-a. B. Việt Nam, Phi-líp-pin, Cam-pu-chia, In-đô-nê-xi-a. C. Việt Nam, Phi-líp-pin, Ma-lai-xi-a, In-đô-nê-xi-a. D. Việt Nam, Phi-líp-pin, Thái Lan, In-đô-nê-xi-a. Câu 43. Những vùng đồng bằng trồng lúa nước không phải là nơi nuôi nhiều: A. lợn. B. trâu. C. bò. D. dê.
  15. Câu 44. Phát biểu nào sau đây không đúng về chăn nuôi của Đông Nam Á? A. Chăn nuôi đã trở thành ngành chính. B. Đông Nam Á nuôi nhiều gia cầm. C. Lợn được nuôi nhiều ở đồng bằng. D. Trâu có nhiều ở nơi trồng lúa nước. Câu 45. Nhiều nước ở Đông Nam Á phát triển mạnh đánh bắt hải sản, chủ yếu do có: A. nhu cầu thực phẩm lớn. B. vùng biển xung quanh. C. nhiều ngư trường lớn. D. dân nhiều kinh nghiệm. Câu 46. Nhiều nước ở Đông Nam Á phát triển mạnh nuôi trồng thuỷ sản trong thời gian gần đây, chủ yếu là do: A. có nhiều mặt nước ao, hồ. B. có nhiều bãi triều, đầm phá. C. thị trường thế giới mở rộng. D. nhu cầu dân cư lên cao. Câu 47. Điều kiện thuận lợi để phát triển đánh bắt hải sản ở nhiều nước Đông Nam Á là: A. vùng biển rộng, đường bờ biển dài. B. đường bờ biển dài; nhiều vũng, vịnh. C. vùng biển rộng, nhiều ngư trường lớn. D. nhiều ngư trường lớn, nhiều quần đảo. Câu 48. Điều kiện thuận lợi để phát triển nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt ở nhiều nước Đông Nam Á là có nhiều: A. sông, hồ, bãi triều, đầm phá, vũng, vịnh. B. sông, hồ, diện tích mặt nước ruộng sâu. C. sông, hồ, kênh rạch, bãi triều, vũng, vịnh. D. sông, hồ, kênh rạch, bãi triều, đầm phá. Câu 49. Điều kiện thuận lợi để phát triển nuôi trồng thuỷ sản nước lợ ở nhiều nước Đông Nam Á là có nhiều: A. bãi triều, đầm phá. B. đầm phá, cửa sông. C. cửa sông, vũng, vịnh. D. vũng, vịnh, bãi triều. Câu 50. Điều kiện thuận lợi để phát triển nuôi trồng thuỷ sản nước mặn ở nhiều nước Đông Nam Á là có nhiều: A. sông, hồ, bãi triều. B. bãi triều, vũng, vịnh. C. vũng, vịnh, sông, hồ. D. bãi triều, đầm phá.
  16. Câu 51. Đứng đầu về sản lượng cá khai thác ở Đông Nam Á là: A. In-đô-nê-xi-a. B. Thái Lan. C. Phi-líp-pin. D. Việt Nam. Câu 52. Nhiều nước ở Đông Nam Á hiện nay phát triển mạnh đánh bắt xa bờ, chủ yếu nhằm: A. tăng sản lượng và bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản ven bờ. B. tăng sản lượng và bảo vệ tài nguyên ở thềm lục địa. C. tăng sản lượng cá, tôm và mở rộng thêm vùng biển. D. tăng sản lượng cá và bảo vệ sinh vật biển ở các đảo. Câu 53. Đánh bắt hải sản xa bờ được phát triển mạnh ở nhiều nước Đông Nam Á hiện nay, chủ yếu nhất là do: A. ngư dân có nhiều kinh nghiệm, thị trường tiêu thụ mở rộng. B. vùng biển có nhiều ngư trường, ngư dân nhiều kinh nghiệm. C. thị trường tiêu thụ được mở rộng, tàu thuyền, ngư cụ nhiều. D. tàu thuyền, ngư cụ hiện đại hơn, thị trường tiêu thụ mở rộng. Câu 54. Nhiều nước Đông Nam Á hiện nay phát triển mạnh đánh bắt xa bờ, chủ yếu là nhờ vào: A. lao động có nhiều kinh nghiệm. B. vùng biển rộng có nhiều tôm, cá. C. tàu thuyền, ngư cụ được hiện đại. (?) D. có nhiều đảo và quần đảo xa bờ. Câu 55. Vấn đề cấp thiết nhất hiện nay trong đánh bắt hải sản ở các nước Đông Nam Á là: A. khai thác hợp lí và bảo vệ nguồn lợi sinh vật. B. tăng cường đánh bắt nhiều loài sinh vật biển. C. gắn đánh bắt với công nghiệp chế biến hải sản. D. mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm đánh bắt. Câu 56. Nguyên nhân chủ yếu nhất làm giảm nguồn lợi sinh vật biển ở Đông Nam Á là do: A. động đất, sóng thần. B. sóng thần, gió bão. C. khai thác quá mức. D. khai thác gần bờ. Câu 57. Khó khăn lớn nhất về tự nhiên làm gián đoạn thời gian đánh bắt trong năm ở vùng biển phía bắc Biển Đông là: A. động đất. B. sóng thần. C. gió bão. D. gió mùa.
  17. Câu 58. Đánh bắt hải sản là ngành truyền thống ở nhiều nước Đông Nam Á, vì: A. các nước này có vùng biển rộng; giàu tôm, cá. B. dân số đông, nguồn lao động giàu kinh nghiệm. C. hải sản là nguồn thực phẩm chủ yếu của dân cư. D. các nước này có đường bờ biển dài, nhiều đảo. Câu 59. Ở nhiều vùng biển phía nam của các nước Đông Nam Á lục địa có hoạt động du lịch diễn ra được quanh năm là nhờ: A. nền nhiệt độ cao quanh năm. B. gió mùa hoạt động trong năm. C. lượng mưa lớn vào mùa hạ. D. địa hình bờ biển rất đa dạng. Câu 60. Trong cơ cấu kinh tế của nhiều nước Đông Nam Á hiện nay, tỉ trọng của nông – lâm – ngư nghiệp giảm, do tác động chủ yếu của: A. quá trình công nghiệp hoá. B. quá trình đô thị hoá. C. hiện đại hoá nông nghiệp. D. toàn cầu hoá kinh tế. Câu 61. Biện pháp chủ yếu nhất để làm cho các nước Đông Nam Á có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh là: A. đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá. B. mở rộng nhanh quá trình đô thị hoá. C. hạn chế tốc độ gia tăng dân số. D. tập trung đào tạo nghề cho lao động.
  18. Tiết 3. HIỆP HỘI CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á (ASEAN) Câu 1. Các nước đầu tiên tham gia thành lập ASEAN là: A. Thái Lan, In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Phi-líp-pin, Xin-ga-po. B. Thái Lan, In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Phi-líp-pin, Lào. C. Thái Lan, In-đô-nê-xi-a, Cam-pu-chia, Phi-líp-pin, Xin-ga-po. D. Thái Lan, In-đô-nê-xi-a, Mi-an-ma, Phi-líp-pin, Xin-ga-po. Câu 2. Nước gia nhập ASEAN vào năm 1995 là: A. Bru-nây. B. Việt Nam. C. Mi-an-ma. D. Lào. Câu 3. Phát biểu nào sau đây không đúng với ASEAN? A. Thành lập năm 1967 tại Băng Cốc. B. Số lượng thành viên ngày càng tăng. C. Hiện nay, Đông Ti-mo chưa gia nhập. D. Xin-ga-po là nước lãnh đạo ASEAN. Câu 4. Mục tiêu tổng quát của ASEAN là: A. thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hoá, giáo dục, tiến bộ xã hội của các nước. B. xây dựng khu vực hoà bình, ổn định, có kinh tế, văn hoá, xã hội phát triển. C. đoàn kết và hợp tác vì một ASEAN hoà bình, ổn định và cùng phát triển. D. giải quyết những quan hệ giữa ASEAN với các nước, tổ chức quốc tế khác. Câu 5. Mục tiêu của ASEAN nhấn mạnh đến sự ổn định không phải vì: A. mỗi nước trong khu vực hoàn toàn lúc nào cũng có sự ổn định. B. trong mỗi nước không còn sự tranh chấp phức tạp về lãnh thổ. C. tạo cớ cho các cường quốc can thiệp vào một nước bằng vũ lực. D. tạo nên một cường quốc chung thống nhất cho toàn bộ khu vực. Câu 6. Cơ chế hợp tác của ASEAN không phải là thông qua: A. diễn đàn. B. hiệp ước. C. hội nghị. D. liên kết vùng. Câu 7. Việc xây dựng “Khu vực thương mại tự do ASEAN” (AFTA) là việc làm thuộc: A. mục tiêu hợp tác. B. cơ chế hợp tác. C. thành tựu hợp tác. D. lí do hợp tác. Câu 8. Thành tựu của ASEAN sau hơn 50 năm tồn tại và phát triển không phải là: A. tốc độ tăng trưởng kinh tế của các nước trong khu vực khá cao. B. tổng thu nhập trong nước của toàn khối đạt trên nghìn tỉ USD.
  19. C. cán cân xuất nhập khẩu của các nước thành viên toàn khối dương. D. tất cả các nước thuộc khu vực Đông Nam Á đều gia nhập ASEAN. Câu 9. Thành tựu của ASEAN có ý nghĩa hết sức quan trọng về mặt chính trị là: A. tạo dựng được môi trường hoà bình, ổn định trong khu vực. B. nhiều đô thị của một số nước đã đạt trình độ các nước tiên tiến. C. hệ thống cơ sở hạ tầng phát triển mạnh theo hướng hiện đại hoá. D. đời sống nhân dân được cải thiện, chất lượng cuộc sống nâng cao. Câu 10. Biểu hiện nào sau đây là chung nhất chứng tỏ nền kinh tế của các nước ASEAN còn chênh lệch nhau nhiều? A. GDP một số nước rất cao, trong khi nhiều nước thấp. B. Số hộ đói nghèo giữa các quốc gia không giống nhau. C. Quá trình và trình độ đô thị hoá các quốc gia khác nhau. D. Việc sử dụng tài nguyên ở nhiều quốc gia còn chưa hợp lí. Câu 11. Vấn đề nào sau đây không còn là thách thức đối với các nước ASEAN hiện nay? A. Thất nghiệp, thiếu việc làm. B. Thiếu đói nặng lương thực. C. Khai thác tài nguyên tự nhiên. D. Chênh lệch giàu nghèo lớn. Câu 12. Nhân tố nào sau đây đã ảnh hưởng xấu tới môi trường đầu tư của một số nước Đông Nam Á hiện nay? A. Ô nhiễm môi trường. B. Mất ổn định xã hội. C. Phân hoá giàu nghèo. D. Lao động thất nghiệp. Câu 13. Tác động tiêu cực nào sau đây ở mỗi quốc gia không phải chủ yếu do tình trạng đói nghèo ở một bộ phận dân cư gây ra? A. Thiếu vốn đầu tư phát triển sản xuất. B. Dinh dưỡng kém làm yếu sức lao động. C. Nảy sinh các vấn đề xã hội phức tạp. D. Lao động di cư ra nước ngoài nhiều. Câu 14. Ảnh hưởng tiêu cực nào sau đây không phải chủ yếu do quá trình đô thị hoá phát triển ở các nước Đông Nam Á gây ra? A. Ô nhiễm môi trường đô thị. B. Các tệ nạn xã hội nhiều thêm. C. Sử dụng tự nhiên không hợp lí. D. Đất nông nghiệp bị thu hẹp. Câu 15. Vai trò ngày càng tích cực của Việt Nam trong ASEAN không thể hiện chủ yếu ở việc: A. tích cực tham gia vào các hoạt động trong tất cả các lĩnh vực. B. đóng góp nhiều sáng kiến để củng cố, nâng cao vị thế ASEAN.
  20. C. tỉ lệ giao dịch thương mại quốc tế với ASEAN tương đối lớn. D. thu hút nhiều khách du lịch và vốn đầu tư từ các nước ASEAN. Câu 16. Khi tham gia vào ASEAN, Việt Nam không phải vượt qua sự chênh lệch về: A. trình độ phát triển kinh tế. B. trình độ của công nghệ. C. bản sắc văn hoá dân tộc. D. thể chế chính trị, kinh tế. Câu 17. “Uỷ hội sông Mê Công” là một hợp tác giữa các nước ASEAN về lĩnh vực: A. tài nguyên. B. xã hội. C. văn hoá. D. chính trị. Câu 18. Các nước tham gia vào Uỷ hội sông Mê Công là: A. Cam-pu-chia, Lào, Thái Lan, Việt Nam. B. Cam-pu-chia, Lào, Thái Lan, Trung Quốc. C. Cam-pu-chia, Lào, Việt Nam, Mi-an-ma. D. Cam-pu-chia, Việt Nam, Trung Quốc, Mi-an-ma. Câu 19. Thách thức to lớn đối với ASEAN hiện nay chưa phải là: A. trình độ phát triển còn chênh lệch. B. vẫn còn tình trạng đói nghèo. C. còn một quốc gia chưa tham gia. D. còn nhiều vấn đề xã hội tiêu cực. Câu 20. Vấn đề nào sau đây đòi hỏi các quốc gia ở Đông Nam Á hiện nay phải có sự hợp tác chặt chẽ với nhau? A. Biến đổi khí hậu. B. Xuất khẩu nông sản. C. Ngăn chặn phá rừng. D. Bùng nổ dân số.
  21. Tiết 4. Thực hành: TÌM HIỂU VỀ HOẠT ĐỘNG KINH TẾ ĐỐI NGOẠI CỦA ĐÔNG NAM Á Câu 1. Phát biểu nào sau đây đúng về hoạt động du lịch của Đông Nam Á so với Đông Á và Tây Nam Á, năm 2003? A. Số khách du lịch đến nhiều hơn Đông Á. B. Số khách du lịch đến ít hơn Tây Nam Á. C. Chi tiêu của khách lớn hơn Tây Nam Á. D. Chi tiêu của khách lớn hơn nhiều Đông Á. Câu 2. Phát biểu nào sau đây không đúng với giá trị xuất, nhập khẩu của Đông Nam Á vào năm 2004? A. Xin-ga-po có xuất khẩu lớn nhất. B. Mi-an-ma có nhập khẩu nhỏ nhất. C. Việt Nam có xuất khẩu lớn nhất. D. Xin-ga-po có nhập khẩu lớn nhất. Câu 3. Nước có giá trị xuất và nhập khẩu đều lớn nhất ở Đông Nam Á trong giai đoạn 1990 – 2004 là: A. Xin-ga-po. B. Việt Nam. C. Thái Lan. D. Mi-an-ma. Hết bài 11.
  22. ĐÁP ÁN BÀI 11 CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á Tiết 1. TỰ NHIÊN, DÂN CƯ VÀ XÃ HỘI Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Đ/á A B D A D A A D D A Câu 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 Đ/á A A D D A C D A D C Câu 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 Đ/á B A D D A A D A A A Câu 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 Đ/á A A D A A A D D D A Câu 41 42 43 44 Đ/á A B C A Tiết 2. KINH TẾ Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Đ/á A A D A A C C D A D Câu 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 Đ/á A A D D A B A C A A Câu 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 Đ/á A C C A C C A A C B (Còn tiếp ở trang sau )
  23. Câu 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 Đ/á D C C D A D D C A C Câu 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 Đ/á C D D A C C C B B B Câu 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 Đ/á A A D C A C C A A A Câu 61 Đ/á A Tiết 3. HIỆP HỘI CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á (ASEAN) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Đ/á A B D C D D B D A A Câu 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 Đ/á B B D C D C A A C A Tiết 4. Thực hành: TÌM HIỂU VỀ HOẠT ĐỘNG KINH TẾ ĐỐI NGOẠI CỦA ĐÔNG NAM Á Câu 1 2 3 Đ/á B C A Hết. Tài liệu tham khảo Trắc nghiệm Địa lí 11 (Lý thuyết và Thực hành), PGS. TS. Nguyễn Đức Vũ, NXB Đại Học Quốc Gia Hà Nội, 2017. Nếu có điều kiện, hãy mua bản gốc của sách để ủng hộ tác giả và nhà xuất bản!