Cac ki nang song can giao duc cho hoc sinh tieu hoc

Không phải lúc nào cha mẹ cũng có thể bao bọc con cái. Do đó để tự tin bước vào đời, trẻ cần được trang bị đầy đủ những kiến thức nào? Đâu là những kỹ năng sống cần thiết mà một đứa trẻ tiểu học cần có? Bài viết dưới đây VAS sẽ chia sẻ với các bậc phụ huynh về các kỹ năng sống cho trẻ tiểu học nên dạy từ sớm. Đừng bỏ lỡ ba mẹ nhé!

Theo tổ chức thế giới (WHO), kỹ năng sống được định nghĩa là khả năng áp dụng các hành vi, cách ứng xử tích cực cho phép cá nhân thích nghi hiệu quả với những thách thức của cuộc sống hằng ngày. Dựa trên định nghĩa này, chúng ta có thể kết luận rằng kỹ năng sống cho học sinh tiểu học là tập hợp các kỹ năng giúp trẻ thích nghi với cuộc sống và môi trường học. Điển hình như cách ứng xử với thầy cô, bạn bè, giao tiếp, diễn đạt, kỹ năng tổ chức, chuẩn bị thức ăn, vệ sinh cá nhân,…

Giáo dục cho các em kỹ năng sống của học sinh tiểu học để giúp trẻ phát triển những thói quen tích cực, tự tin thể hiện bản thân, không ngại đối mặt với thách thức trong mọi tình huống.

Cac ki nang song can giao duc cho hoc sinh tieu hoc
Trẻ tham gia các hoạt động ngoài trời

Các kỹ năng sống cho trẻ tiểu học cần thiết

Kỹ năng tự phục vụ bản thân

Đây là một kỹ năng sống quan trọng đối với tất cả mọi người, không chỉ trẻ em. Cha mẹ phải nuôi dạy con tính tự lập ngay từ khi còn nhỏ, vì đây là cơ sở để con chủ động giải quyết các vấn đề trong cuộc sống. Những việc đơn giản như dọn bàn, ăn uống, tắm rửa và mặc quần áo. Việc gì trẻ làm được thì nên để trẻ tự làm và phải kiên nhẫn quan sát. Cha mẹ chỉ nên can thiệp khi con cái cần giúp đỡ và chỉ làm theo cách hỗ trợ, không phải làm thay cho con.

Kỹ năng làm việc nhóm

Khi nói đến kỹ năng sống của trẻ, làm việc nhóm là điều bắt buộc. Dạy trẻ hiểu trách nhiệm của bản thân và chia sẻ ý kiến, kinh nghiệm vì lợi ích và mục tiêu cuối cùng của cả nhóm. Làm việc nhóm cũng giúp trẻ phát triển các kỹ năng xã hội và cách xây dựng, duy trì các mối quan hệ. Cách dạy kỹ năng này rất đơn giản, ngay tại nhà cha mẹ có thể tạo tình huống để cả nhà cùng làm với nhau như phân công việc nhà, cùng nhau nấu ăn, cùng nhau làm đồ chơi,… Hoặc để trẻ tham gia các hoạt động ngoài trời như cắm trại, trại hè,… 

Cac ki nang song can giao duc cho hoc sinh tieu hoc
Trẻ học cách làm việc nhóm với bạn bè

>>> Tìm hiểu: Chương trình học mầm non trường quốc tế Việt Úc

Quản lý cảm xúc

Theo các chuyên gia nghiên cứu, chỉ số EQ càng cao thì con người càng dễ thành công. Do đó, yếu tố tình cảm đóng vai trò quan trọng trong việc tạo tiền đề cho sự phát triển của trẻ. Tuy nhiên, trẻ nhỏ còn rất nhạy cảm với môi trường xung quanh. Vì vậy, một trong những kỹ năng sống mà các bậc cha mẹ luôn mong muốn con mình sở hữu đó là giúp trẻ rèn luyện kỹ năng quản lý cảm xúc.

Kỹ năng giao tiếp

Kỹ năng giao tiếp đóng vai trò không thể thiếu trong sống hằng ngày. Độ tuổi tiểu học là thời điểm lý tưởng để gia đình và nhà trường dạy kỹ năng này cho trẻ. Đối với gia đình, cha mẹ cần tập cho trẻ khả năng giao tiếp phù hợp với người lớn, bạn bè cùng lứa tuổi và trẻ nhỏ. Ngoài ra, cũng nên dạy trẻ các hình thức giao tiếp khác nhau như: giao tiếp bằng lời nói, giao tiếp bằng ngôn ngữ cơ thể, kỹ năng sử dụng từ ngữ phù hợp. Không chỉ là trẻ tiểu học cần rèn luyện kỹ năng này mà mọi trẻ ở mọi lứa tuổi đều cần phát triển kỹ năng này.

Kỹ năng tự bảo vệ bản thân

Nếu theo dõi tình hình xã hội hiện nay có thể thấy rằng những nguy hiểm có thể rình rập ở bất cứ nơi đâu mà không phải lúc nào cha mẹ cũng có thể ở bên cạnh bảo vệ hay phòng tránh. Do đó, hãy dạy con kỹ năng tự bảo vệ bản thân. và cách đối phó với những tình huống nguy hiểm. Để dạy con hiệu quả, cha mẹ cần cùng con đóng các tình huống trong gia đình và tìm ra giải pháp, đây là cách trẻ học nhanh và nhớ lâu hơn. Cũng có thể tạo ra một số thử thách để xem trẻ có thể xử lý tình huống như đã được học hay không.

Những nguyên tắc vàng trong việc dạy kỹ năng sống cho trẻ tiểu học 

Kiểm soát những lời chỉ trích

Không ai thích nghe những lời chỉ trích bất kỳ ai từng trong tình huống này sẽ hiểu được nỗi buồn và sự phẫn uất của những đứa trẻ. Điều này khiến trẻ càng khó mở lòng với cha mẹ hơn. Do đó phụ huynh cần cố gắng kiểm soát những lời chỉ trích thay vì áp dụng một cách cư xử nhẹ nhàng hơn, phê bình đi đôi với khen ngợi là rất hiệu quả.

Đưa ra cho con sự lựa chọn

Đưa ra lựa chọn và yêu cầu không có nghĩa là nghiêm khắc và ép buộc. Cho con những lựa chọn, điều này không chỉ khiến chúng cảm thấy được tôn trọng mà cha mẹ còn kiểm soát được hành vi của trẻ.

Cac ki nang song can giao duc cho hoc sinh tieu hoc
Trẻ được tham gia hoạt động ngoại khóa thú vị

Cho con cơ hội thay đổi

Người lớn thường nghĩ rằng ép trẻ tuân theo các quy tắc là một hình thức nuôi dạy con cái tốt, vì có rất nhiều quy tắc sau này khi lớn lên buộc phải tuân theo dù muốn hay không. Nhưng còn sự sáng tạo và trí tưởng tượng thì sao? Hãy để đứa trẻ đưa ra các quy tắc của riêng mình và có thể được điều chỉnh cho phù hợp với trẻ.

Thấu hiểu con cái

Khi trẻ nói về vấn đề của chúng, phụ huynh thường cảm thấy tội nghiệp và muốn dạy chúng cách hành động đúng đắn. Những câu như "Mẹ đã nói với con rồi..." được nói một cách tự nhiên. Tuy nhiên điều này chỉ khiến trẻ không muốn chia sẻ với cha mẹ hơn. 

Rèn luyện kỹ năng sống trẻ tiểu học là vô cùng cần thiết và đòi hỏi sự quan tâm đầy đủ, toàn diện. Vì vậy sự phối hợp giáo dục giữa gia đình và nhà trường là vô cùng quan trọng để giúp trẻ hình thành và phát triển các kỹ năng. Ba mẹ có thể đăng ký tìm hiểu thêm về các phương pháp giáo dục tiểu học VAS tại: ? www.vas.edu.vn - ☎ 0911 26 77 55

Chia sẻ

Kĩ năng sống là gì? Theo WHO, kĩ năng sống là “khả năng đưa ra những ứng xử và hành vi tích cực giúp cá nhân thích nghi hiệu quả với nhu cầu và thách thức của cuộc sống hàng ngày.”

Trong giáo dục tiểu học, kĩ năng sống được hiểu là tập hợp những kĩ năng được rèn luyện để đáp ứng được những tình huống khác nhau trong cuộc sống và học tập như cách giao tiếp, cách ứng xử với thầy cô, bạn bè, kĩ năng tổ chức, quản lý đồ đạc, chuẩn bị thức ăn, vệ sinh…

Cac ki nang song can giao duc cho hoc sinh tieu hoc


Một số kĩ năng sống cần thiết cho học sinh tiểu học:
- Kĩ năng giao tiếp: Học sinh phải biết được các kĩ năng cần thiết khi giao tiếp (với bạn bè, với thầy cô và người lớn,…), biết lắng nghe và tôn trọng ý kiến người khác, biết đặt câu hỏi với thầy cô giáo và người lớn khi chưa hiểu rõ vấn đề gì đó, biết nói ra chủ kiến, chính kiến của bản thân…


- Kĩ năng tự chăm sóc bản thân: Các con cần biết cách tự lập trong việc mặc quần áo, ăn uống, vệ sinh cá nhân… Mặt khác, các con cũng cần biết cách phân biệt thực phẩm an toàn với thực phẩm có hại cho sức khỏe, đồng thời biết ăn đa dạng nhiều loại thực phẩm để cung cấp đủ chất giúp phát triển cơ thể toàn diện.


- Kĩ năng giải quyết vấn đề: nhằm giúp học sinh biết cư xử linh hoạt với các tình huống bất ngờ phát sinh trong cuộc sống, thích nghi với sự thay đổi của môi trường bên ngoài, biết bảo vệ bản thân khỏi những tác hại tiêu cực của cuộc sống, cách giải quyết vấn đề khi bị người khác bắt nạt hoặc gặp kẻ xấu…


- Kĩ năng kiềm chế cảm xúc và làm chủ bản thân: để trang bị cho học sinh khả năng vượt qua sợ hãi, kiềm chế sự nóng giận,…
 

- Kĩ năng làm việc nhóm: giúp các em học tập, chung sống tốt trong môi trường tập thể. Các em cần biết lắng nghe ý kiến của mọi người, đóng góp ý kiến vì mục tiêu chung hay lãnh đạo nhóm.

Cac ki nang song can giao duc cho hoc sinh tieu hoc


Giáo dục văn hóa và giáo dục kĩ năng sống cần được tiến hành song song thì trẻ mới có thể phát triển toàn diện. Nếu chỉ học ở trường thì chưa thể đáp ứng được yêu cầu giáo dục cho trẻ. Bởi thầy cô không phải lúc nào cũng đủ điều kiện quan tâm đến từng bé. Do đó, phương pháp tốt nhất là cha mẹ hãy tìm cho bé một gia sư tại nhà. Gia sư sẽ giúp bé trong việc học văn hóa, đồng thời như một người bạn cùng bé trò chuyện, bổ sung những kĩ năng sống mà bé cần rèn luyện. Thế nhưng đây không phải là điều mà gia sư nào cũng làm được. Chỉ có những người gia sư giỏi, tận tâm, thực sự yêu quý trẻ mới có thể đồng hành cùng các bé.


Để tìm được gia sư tận lực, tận tâm với con trẻ thì trước hết cần tìm một trung tâm gia sư uy tín. Và Gia sư Đức Minh tự hào là một trung tâm gia sư như thế. Điều này được khẳng định qua gần 15 năm hoạt động trong lĩnh vực giáo dục của chúng tôi. 

Rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh tiểu học là nhiệm vụ quan trọng của gia đình và nhà trường. Trang bị các kỹ năng sống cho học sinh tiểu học không chỉ giúp các em học tập hiệu quả hơn mà các em còn chủ động, tự tin, sáng tạo, biết ứng dụng các kiến thức và kỹ năng để ứng xử và giải quyết các vấn đề trong trường học và cuộc sống.

Cac ki nang song can giao duc cho hoc sinh tieu hoc
Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học là nhiệm vụ quan trọng của gia đình và nhà trường

Nhượng quyền Chương trình giáo dục Kỹ năng sống thành công nhất Việt Nam

Kỹ năng Tự phục vụ

Kỹ năng tự phục vụ là những thói quen sinh hoạt thường ngày trong giao tiếp và ứng xử của trẻ đối với bản thân và những người xung quanh. Tập những kỹ năng sống, kỹ năng tự phục vụ cho trẻ, từng bước hình thành nhân cách sống cho trẻ là một trong những nhiệm vụ trọng tâm cần được đưa lên hàng đầu.  Nếu trẻ không có kỹ năng tự phục vụ bản thân, trẻ sẽ không thể chủ động và tự lập trong cuộc sống hiện đại. Vì thế, trẻ cần được rèn luyện kỹ năng tự phục vụ ngay từ khi còn nhỏ.

Kỹ năng tự phục vụ bản thân bao gồm cả thể chất và tinh thần, từ những việc làm đơn giản đến phức tạp, để hình thành những thói quen và lối sống tốt đẹp cho trẻ.

Ở độ tuổi tiểu học, ngoài những kỹ năng đã được rèn luyện ở độ tuổi mầm non, các bậc phụ huynh có thể hướng dẫn trẻ tập luyện và phát triển các kỹ năng với độ khó cao hơn, phù hợp với mức độ phát triển nhận thức như dọn dẹp nhà cửa, sắp xếp mâm cơm…

Giáo dục giới tính

Giáo dục giới tính cho trẻ là một phần của giáo dục sức khỏe thể chất và tinh thần, một nội dung quan trọng của giáo dục gia đình, nhà trường và xã hội. Các nhà khoa học khẳng định rằng trẻ có ý thức giới tính: Khi mới sinh trẻ bú mẹ giống như quá trình hưng phấn tính dục của người lớn. Khoảng 7 – 8 tháng trẻ biết làm một số động tác như kẹp đùi, mân mê vùng kín của mình. Trẻ mẫu giáo bước vào thời kỳ “nụ hoa tính dục”. Gọi là “nụ hoa”, bởi vì không có bông hoa nào không nở từ nụ, không có trái cây nào không thụ từ hoa, muốn bước vào thời hoa niên con người phải đi từ cái chồi này trước đã. Đó là quá trình phát triển liên tục để trưởng thành. Việc giáo dục giới tính cho trẻ từ sớm không chỉ cung cấp cho trẻ những kiến thức để trẻ giải đáp những thắc mắc từ cơ thể mình, mà còn trang bị cho trẻ những kỹ năng giúp bảo vệ bản thân khi xung quanh trẻ có rất nhiều mối nguy về xâm hại tình dục.

Đối với trẻ tiểu học, giáo viên và phụ huynh có thể hướng dẫn trẻ tìm hiểu, trang bị những nội dung giáo dục giới tính như: “Em bé đến từ đâu?”, kỹ năng tự vệ khi bị xâm hại,…

Kỹ năng Bảo vệ bản thân

Kỹ năng bảo vệ bản thân là những hiểu biết của một người về những sự việc xung quanh mình cũng như cách để hành động đúng, an toàn đối với sự vật đó. Trẻ có kỹ năng bảo vệ bản thân sẽ biết cách làm thế nào để tránh xa những mối nguy hiểm hoặc khám phá thế giới trong phạm vi an toàn.

Giai đoạn từ 4 đến 8 tuổi có thể coi là giai đoạn mà trẻ dễ gặp phải nhiều mối nguy hiểm nhất. Bởi ở giai đoạn này, trẻ thích khám phá nhưng lại chưa có những kiến thức, kỹ năng cơ bản để tìm hiểu thế giới.

Trong độ tuổi này mặc dù trẻ được gia đình và nhà trường bảo vệ, bao bọc nhưng sự bảo vệ đó cũng không thể là an toàn tuyệt đối. Vì vậy, chỉ khi chính trẻ hiểu và biết được cách bảo vệ mình, trẻ mới có thể an toàn và bố mẹ cũng yên tâm hơn. Do đó, cần dạy cho trẻ cách tự bảo vệ bản thân.

Trong giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học, cần chú trọng một số kỹ năng bảo vệ bản thân như: An toàn khi tự chơi, an toàn với thú nuôi, an toàn với điện, an toàn với lửa,…

Kỹ năng Giao tiếp ứng xử

Giao tiếp hiểu đơn giản là hành động truyền tải thông điệp từ người này đến người khác. Kỹ năng giao tiếp có vai trò quan trọng trong việc phát triển về tâm sinh lý cho con người nói chung và cho trẻ em nói riêng. Nếu như quá trình giao tiếp diễn ra không hiệu quả, trẻ sẽ không hiểu người lớn muốn gì ở mình và ngược lại.

Việc rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho trẻ không chỉ là cung cấp cho trẻ những kiến thức để giao tiếp hiệu quả, mà còn giúp trẻ rèn luyện những kỹ năng ứng phó, ứng xử với những tình huống giao tiếp cụ thể trong cuộc sống hàng ngày.

Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học không thể bỏ qua các kỹ năng như: Ứng xử khi bạn bè trêu chọc bắt nạt, tìm kiếm sự giúp đỡ,…

Kỹ năng Làm việc nhóm

Trong sự phát triển mạnh mẽ của xã hội hiện đại, việc rèn luyện những kỹ năng làm việc nhóm cho trẻ ngày càng đóng vai trò quan trọng hơn. Nhất là trong trường hợp trẻ cần đến sự hỗ trợ và ủng hộ của mọi người xung quanh để giải quyết công việc.

Đối với trẻ thì những hoạt động làm việc nhóm không chỉ giúp trẻ tăng khả năng gắn kết cũng như hòa đồng với bạn bè trong lớp nhiều hơn mà còn giúp trẻ có thể hoàn thành công việc thuận lợi hơn. Bên cạnh đó, việc làm việc nhóm cũng giúp trẻ dễ dàng hơn trong công việc sau này, rèn luyện cho trẻ khả năng hợp tác, tổ chức tốt, lãnh đạo tốt. Và giúp cho mỗi trẻ có được sự phối hợp ăn ý giữa các thành viên, tăng thêm sự gắn kết và có được tình bạn lâu bền trong học tập và đời sống.

Khi làm việc nhóm với những bạn bè hay những người xung quanh, mỗi đứa trẻ sẽ được rèn luyện cách làm việc, học tập một cách chủ động hơn và hiệu quả hơn. Mỗi người sẽ có một ưu điểm riêng, kiến thức hiểu biết, kỹ năng khác nhau, nên khi làm việc nhóm, sự hợp tác, hỗ trợ giữa các thành viên sẽ giúp cho công việc hoàn thiện nhanh chóng và hiệu quả tốt hơn.

Kỹ năng làm việc nhóm sẽ giúp trẻ tự tin hơn trong giao tiếp với mọi người, học được cách làm việc độc lập cũng như với bạn bè, đồng thời trẻ sẽ có tinh thần trách nhiệm hơn trong cuộc sống. Điều này giúp trẻ hòa đồng hơn, yêu thích mọi người xung quanh hơn, để từ đó chơi vui vẻ, học tập tốt.

Tư duy Sáng tạo

Tư duy sáng tạo là kiểu giải quyết vấn đề dựa trên quá trình động não để tìm ra nhiều phương án khả thi, rồi kết luận được phương án tối ưu dựa trên các phương án đã nêu ra. Kỹ năng tư duy sáng tạo là một trong những nền tảng quan trọng bậc nhất đối với trẻ để trẻ có cơ hội phát triển trong cả cuộc sống và sự nghiệp.

Trong thế kỷ 4.0, khi máy móc đang dần thay thế con người làm việc thì kỹ năng tư duy sáng tạo đang đóng vai trò quan trọng giúp mỗi người làm chủ được tương lai. Mặt khác, những người lười biếng trong suy nghĩ, chỉ cần làm theo những gì mà người khác đã vẽ ra từ trước, không có khả năng đột phá và những bước tiến mới sẽ hiếm khi đi xa trong cuộc sống.

Chú trọng rèn luyện tư duy sáng tạo trong giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học là nhiệm vụ quan trọng bởi sáng tạo chính là sự khác biệt, là ưu thế tuyệt đối của mỗi người.

Nhượng quyền Chương trình giáo dục Kỹ năng sống thành công nhất Việt Nam

Kỹ năng Quản lý thời gian

Nhắc đến “quý trọng thời gian”, chúng ta đều nghĩ vấn đề đó chỉ quan trọng và cần thiết đối với những người đi làm, người trưởng thành. Nhưng trên thực tế không chỉ cần thiết đối với người lớn chúng ta mà nó còn vô cùng cần thiết đối với trẻ nhỏ. Kỹ năng quản lý thời gian cần thiết cho trẻ vì nó là nền tảng xuyên suốt từ nhỏ cho đến khi trưởng thành, tuổi nhỏ trẻ vẫn học, vẫn phải làm bài tập và vẫn phải làm những công việc, nhiệm vụ của một đứa trẻ bình thường và có hiệu quả hay không cũng chính là do cách sắp xếp thời gian ở trẻ đã hợp lý hay chưa.

Ở độ tuổi tiểu học, trẻ không còn được học tập một cách “thoải mái” như trong độ tuổi mẫu giáo. Với chương trình giáo dục nặng về kiến thức và thi cử, áp lực học tập đối với học sinh tiểu học là không nhỏ. Vì vậy, việc chú trọng hướng dẫn trẻ biết cách quản lý thời gian, sắp xếp thời gian biểu cho việc học tập một cách hiệu quả là nhiệm vụ quan trọng trong giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học.

Kỹ năng Học tập

Kỹ năng học tập là những kỹ năng trẻ cần sử dụng để hỗ trợ quá trình học và làm việc hiệu quả – đây là kỹ năng không thể thiếu đối với trẻ.

Khi chuyển từ mẫu giáo lên tiểu học, trẻ thay đổi hoạt động chủ đạo từ chơi sang học. Hoạt động học tập mới mẻ khiến trẻ gặp nhiều khó khăn hay thậm chí áp lực. Việc cung cấp cho trẻ những kỹ năng, phương pháp học tập hiệu quả là vô cùng cần thiết.

Một số kỹ năng cần thiết cho trẻ trong giai đoạn này có thể kể đến như: Kỹ năng xác định mục tiêu, kỹ năng đọc, kỹ năng lập sơ đồ tư duy,…

Kỹ năng Quản lý tài chính

Các bậc phụ huynh đều hiểu rõ tầm quan trọng của việc quản lý tài chính. Tuy nhiên, việc giáo dục con em mình về vấn đề này thường bị cho qua, vì quan điểm “Trẻ con thì biết gì về tiền bạc!” hay “Hãy để các em lớn lên trong sáng, hồn nhiên và tránh xa tiền bạc!”.  Nhưng theo một nghiên cứu từ Đại học Cambridge, thói quen sử dụng tiền được định hình từ khi trẻ lên 7 tuổi. Trẻ càng được dạy sớm, kỹ năng quản lý tài chính càng được phát triển tốt về sau, vì các em hiểu giá trị đồng tiền, học cách chi tiêu – tiết kiệm thông minh. Và song song đó, tính chia sẻ và cảm thông với những hoàn cảnh khó khăn cũng được hình thành trong suy nghĩ của các em.

Trong cuộc sống hiện đại, việc dạy cho con ứng xử như thế nào với tiền bạc là việc rất quan trọng. Giáo dục con nhận thức về giá trị của đồng tiền và việc tiết kiệm sẽ giúp con tránh được những quan niệm sai lầm về tài chính. Không bao giờ là quá sớm để học những điều cơ bản về cách quản lý tiền và điều này sẽ giúp trẻ trở thành những người trưởng thành có trách nhiệm với các quyết định tài chính cũng như định hướng nghề nghiệp trong tương lai.

Kỹ năng Thuyết trình

Một trong những yếu tố giúp trẻ trở thành một nhà lãnh đạo trong tương lai đó là khả năng thuyết trình thuyết phục trước đám đông. Trẻ cần biết trình bày vấn đề của mình không chỉ với bố mẹ, những người trẻ thân thiết mà còn trước thầy cô, các bạn ở trên lớp. Tuy nhiên đối với nhiều trẻ đây là việc khá khó khăn, thậm chí còn khiến trẻ sợ hãi.

Kỹ năng thuyết trình là một trong những kỹ năng mềm quan trọng, một bài thuyết trình hoàn hảo có thể mang lại những thành công vượt trội. Dù trẻ sẽ là ai, sẽ làm gì, thì trẻ cũng sẽ phải thuyết trình (trình bày) một vấn đề nào đó trước người khác (có thể là một người, một nhóm người, hoặc rất nhiều người). Chú trọng phát triển kỹ năng thuyết trình trong giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học cũng giúp trẻ bồi dưỡng các kỹ năng khác như tự tin, giao tiếp,…

Mộc Miên (tổng hợp)

Nhượng quyền Chương trình Kỹ năng sống thành công nhất Việt Nam

Tổ chức giáo dục DoCom nhượng quyền mô hình giáo dục Kỹ năng sống và STEM cho các đối tác tại Việt Nam. Đây là mô hình nhượng quyền toàn diện, đối tác không chỉ được chuyển giao chương trình giáo dục mà còn được chuyển giao mô hình kinh doanh, bí quyết kinh doanh; được DoCom đào tạo, tập huấn cho đội ngũ quản lý, giáo viên và tư vấn viên.

Hotline: 097 921 9358 (Ms Phương Thảo)

Email: