Các lệnh trong linux centos pa

Bài viết này sẽ tổng hợp các câu lệnh cơ bản trong CentOS thường dùng nhất.

Chúng sẽ hỗ trợ cho bạn rất nhiều việc trong quá trình làm việc với VPS (như đọc log, xem file, xem thông tin cấu hình, phân vùng ổ…).

Ok, chúng ta hãy cùng bắt đầu ngay thôi nào.

Đăng ký chứng chỉ SSL tại BKHOST

Chứng chỉ SSL giúp bảo vệ các giao dịch trực tuyến, nâng cao độ uy tín của website với khách hàng, bằng cách đảm bảo tính riêng tư tất cả các dữ liệu được truyền giữa các máy chủ và các trình duyệt.

BKHOST cam kết giá tốt nhất thị trường, mua ngay:

ssl website

Nội dung bài viết

  • Các câu lệnh kiểm tra cấu hình và phân vùng ổ cứng
  • Các lệnh kiểm tra hoạt động của hệ thống
  • Lệnh quản lý Service
  • Lệnh cơ bản để quản lý User
  • Các lệnh DNF và RPM
  • Các lệnh quản lý tiến trình
  • Các lệnh cho hệ thống
  • Các lệnh xem log file của hệ thống
  • Lệnh thao tác với tệp tin và thư mục
  • Tổng kết về lệnh cơ bản trong CentOS

Các câu lệnh kiểm tra cấu hình và phân vùng ổ cứng

1. Xem thông tin CPU:

cat /proc/cpuinfo

2. Xem thông tin về RAM đang sử dụng:

cat /proc/meminfo

3. Xem phiên bản của kernel:

cat /proc/version

4. Xem phiên bản Centos:

cat /etc/redhat-release

5. Xem các thông tin về kernel:

uname -a

6. Xem dung lượng RAM còn trống:

free -m

7. Xem thông tin file hệ thống:

df -h

8. Xem Inode:

df -i

9. Hiển thị dung lượng của thư mục hiện tại: 

du -sh

10. Hiển thị chi tiết dung lượng của các thư mục con và các file bên trong:

du -ah

11. Hiển thị dung lượng các thư mục con ở cấp 1 (trong thư mục hiện tại):

du -h –max-depth=1

12. Xem dung lượng ổ đĩa (và các phân vùng của nó):

df

Các lệnh kiểm tra hoạt động của hệ thống

13. Kiểm tra file /etc/services:

cat  /etc/services | grep ssh

Note: File /etc/services sẽ liệt kê các dịch vụ kết nối mạng, bao gồm các thông tin sau:

  • Tên dịch vụ.
  • Cổng / giao thức.
  • Bí danh.
  • Phần ghi chú.

14. Xem các dịch vụ đang kết nối đến hệ thống:

netstat -lntp

Note: Cài đặt Netstat bằng lệnh: dnf (dnf) install net-tools -y

15. Kiểm tra các cổng kết nối đang mở:

nmap [IP Address]

Note:

  • Nmap là công cụ giúp scan port, kiểm tra mạng và bảo mật.
  • Lệnh cài đặt nmap như sau: #dnf install nmap -y

16-19. Các lệnh xem thông tin Socket và TCP/UDP: 

Xem tổng số Socket:

ss  -s

Xem tất cả các cổng mở:

ss -l

Hiển thị với TCP:

ss -t -a

Hiển thị với UDP:

ss -u -a

Lệnh quản lý Service

20. Lệnh shutdown dịch vụ:

service httpd stop

Với CentOS 7:

systemctl stop httpd

21. Lệnh khởi động dịch vụ:

service httpd start

Với CentOS 7:

systemctl start httpd

22. Xem vị trí các file dịch vụ được cài đặt:

whereis httpd

23. Cho phép dịch vụ khởi động cùng hệ thống:

chkconfig httpd on

Với CentOS 7:

systemctl enable httpd

24. Không cho phép dịch vụ khởi động cùng hệ thống:

chkconfig httpd off

Với CentOS 7:

systemctl disable httpd

25-29. Cho phép hoặc chặn các dịch vụ thông qua firewall:

Lệnh thêm một Port:

firewall-cmd –permanent –zone=public –add-port=443/tcp

Lệnh gỡ một Port:

firewall-cmd –permanent –zone=public –remove-port=3930/tcp

Drop một IP kết nối tới máy chủ:

firewall-cmd –permanent –add-rich-rule=”rule family=’ipv4′ source address=’9.9.9.209′ reject”

Reload lại rule firewall:

firewall-cmd –reload

Kiểm tra lại các Rule vừa cấu hình:

firewall-cmd –list-all

Lệnh cơ bản để quản lý User

30. Lệnh khởi tạo một User mới:

useradd ten-user

31. Lệnh khởi tạo một nhóm người dùng (Group) mới:

groupadd ten-group

32. Đổi mật khẩu cho User:

passwd mat-khau

33. Xoá User:

userdel ten-user

34. Xóa Group:

groupdel ten-group

35. Đổi password của một Group:

gpasswd ten-group

36. Cho phép đăng nhập với tư cách User khác:

su ten-user

37. Hiển thị Group của User hiện tại:

groups

38. Cho biết ai đang đăng nhập hệ thống:

who or w

39. Hiển thị danh sách User:

vi /etc/passwd

40. Hiển thị danh sách Group:

vi /etc/group

41. Thêm 1 User vào 1 Group:

usermod -g ten-group ten-user

42. Thay đổi quyền cho file hoặc thư mục:

chmod 777 ten-file

43. Cấp quyền 1 Group được phép truy cập vào 1 thư mục:

chgrp ten-group /ten-thu-muc

44. Chuyển đổi giữa các User:

su ten-user

45. Cấp quyền 1 User được phép truy cập vào nhiều Group:

usermod -G ten-group-1,ten-group-2 ten-user

Các lệnh DNF và RPM

46. Lệnh cài đặt ứng dụng:

dnf install httpd -y

hoặc:

yum

47. Lệnh gỡ bỏ ứng dụng:

dnf remove httpd -y

48. Lệnh tìm kiếm một phần mềm nào đó trong hệ thống:

dnf search java

49. Xem tất cả các gói phần mềm đã được cài đặt trên hệ thống:

dnf list installed

50. Xem danh sách các gói phần mềm đã có bản update:

dnf list updates

51. Lệnh update tất cả các gói phần mềm:

dnf update

52. Tìm kiếm một gói phần mềm theo tên:

dnf list httpd

53. Xem thông tin về gói phần mềm của một file:

dnf whatprovides /etc/passwd

54. Xem trợ giúp thêm về lệnh dnf:

man dnf

55. Cài đặt gói bằng lệnh RPM:

rpm -ivh oracle-xe-11.2.rpm

56. Gỡ gói cài đặt bằng lệnh RPM:

rpm -e httpd

57. Xem danh sách tất cả các gói đã cài đặt:

rpm -qa

58. Kiểm tra gói có cài đặt chưa:

rpm -q httpd

59. Lệnh download ứng dụng từ một website về bằng wget:

#dnf install wget -y
# wget https://download.elastic.co/elasticsearch/elasticsearch/elasticsearch-1.7.3.noarch.rpm
# rpm -ivh elasticsearch-1.7.3.noarch.rpm

Các lệnh quản lý tiến trình

60. Kiểm tra hoạt động của các tiến trình và các thông tin tài nguyên hệ thống:

# top

61. Xem danh sách các tiến trình đang chạy bằng lệnh ps (process status):

# ps -aux

Hoặc:

ps -f
#CộtMô tả / Diễn giải
1UID ID người sử dụng mà tiến trình này thuộc sở hữu.
2PID Process ID.
3PPID Process ID gốc (ID của tiến trình mà bắt đầu nó).
4C CPU sử dụng của tiến trình.
5STIME Thời gian bắt đầu tiến trình.
6TTY Kiểu terminal liên kết với tiến trình.
7TIME Thời gian CPU bị sử dụng bởi tiến trình.
8CMD Lệnh mà bắt đầu tiến trình này
#Chức năngMô tả / Diễn giải
1-a Chỉ thông tin về tất cả người sử dụng.
2-x Chỉ thông tin về các tiến trình mà không có terminal.
3-u Chỉ thông tin thêm vào như chức năng -f.
4-e Hiển thị thông tin được mở rộng.

Note: Các trạng thái của tiến trình:

  • S là sleeping.
  • R là đang chạy.
  • T là dừng.

62. Lệnh bắt buộc dừng một tiến trình

#kill -9 6738

Note: tín hiệu ngầm định gửi đi là 15

63. Dừng một tiến trình thông thường

#kill firefox

hoặc

killall firefox

Các lệnh cho hệ thống

64. Lệnh đóngcửa sổ dòng lệnh:

exit

65. Tương tự exit:

logout

66. Lệnh khởi động lại hệ thống:

reboot

67. Lệnh tắt máy:

shutdown -h now

hoặc:

init 0

67. Lệnh khởi động lại:

shutdown -r

hoặc:

init 6

68. Lệnh làm sạch cửa sổ dòng lệnh:

clear

69. Lệnh xem lịch hệ thống:

cal

70. Lệnh xem ngày, giờ hệ thống:

date

71. Lệnh đặt ngày giờ hệ thống theo string:

date –s "27 SEP 2021 14:26:00"

72. Lệnh đặt ngày hệ thống (không thay đổi giờ):

date +%Y%m%d -s "20210318"

73. Lệnh đặt giờ hệ thống, không thay đổi ngày:

date +%T -s "00:29:00"

74. Lệnh kiểm tra người dùng đăng nhập:

w username

75. Lệnh đổi tên máy tạm thời:

hostname [tên mới]

76. Lệnh đổi tên máy vĩnh viễn:

vi /etc/hostname

77. Lệnh xem địa chỉ IP:

ip addr

Các lệnh xem log file của hệ thống

78. Lưu các log về xác thực:

/var/log/auth.log

79. Log các hoạt động trong quá trình khởi động hệ thống:

/var/log/boot.log

80. Lưu các lịch hoạt động tự động:

/var/log/cron

81. Log lưu thông tin chung của hệ thống:

/var/log/message

82. Giống log message ở trên nhưng chủ yếu là log bộ đệm:

/var/log/dmesg

83. Xem thư mục chứa log của dịch vụ Apache:

/var/log/httpd/

84. Các log hoạt động mail trên server:

/var/log/maillog

85. Log bảo mật:

/var/log/secure

86. Ghi log đăng nhập:

/var/log/wtmp

87. Các log của dnf:

/var/log/dnf.log

88. Xem file log, sử dụng lệnh more hoặc tail hoặc less:

more -f /var/log/secure

89. Xem 30 dòng đầu của log:

tail -n 30 /var/log/secure

Lệnh thao tác với tệp tin và thư mục

90. Lệnh khởi tạo thư mục:

mkdir ten-thu-muc

91. Lệnh liệt kê thư mục:

ls

92. Kiểm tra đường dẫn thư mục hiện hành:

pwd

93. Chuyển tới thư mục khác:

cd  ten-thu-muc

94. Lệnh xóa thư mục rỗng:

rmdir  ten-thu-muc

95. Lệnh xóa thư mục có dữ liệu:

rm -rf  ten-thu-muc

96. Lệnh đổi tên thư mục:

mv  ten-thu-muc-cu  ten-thu-muc-moi

97. Lệnh Sao chép thư mục:

cp  ten-thu-muc duong-dan-moi

98. Đọc nội dung tập tin:

cat ten-file
more ten-file
less ten-file

99. Xem nội dung tập tin

head ten-file
tail ten-file

100. Lệnh tạo file rỗng:

touch ten-file

101. Lệnh giải nén tệp tin:

tar zxpf /mnt/cdrom/vmware

102. Nén tệp tin dạng .gz, cú pháp:

tar -zcf folder.tar.gz folder

Tổng kết về lệnh cơ bản trong CentOS

Hy vọng với 102 câu lệnh cơ bản trong CentOS trên đây sẽ giúp ích được nhiều cho bạn trong quá trình vận hành và quản lý VPS.

Nếu bạn có bất cứ thắc mắc nào, hãy để lại comment ở bên dưới, BKHOST sẽ trả lời bạn trong thời gian sớm nhất.

P/s: Bạn cũng có thể truy cập Blog của BKHOST để đọc thêm các bài viết chia sẻ kiến thức quản trị VPS, Server, Hosting, Domain, Website, Email… Chúc bạn thành công.

Đăng ký tên miền tại BKHOST

BKHOST đang có chương trình khuyến mại cực shock dành cho khách hàng đăng ký mới tên miền.

  • Giảm giá lên đến 70%.
  • Bắt đầu chỉ từ 59k/năm đầu.

Rất nhiều tên miền đẹp đang chờ bạn. Nhanh tay sở hữu ngay hôm nay trước khi đối thủ của bạn nhắm tới.

Check domain