Các loại giấy tờ không được chứng thực tại sao

Theo Nghị định 23/2015/NĐ-CP, không phải trường hợp nào cơ quan có thẩm quyền cũng sẽ chứng thực bản sao từ bản chính cho người yêu cầu. Hiện có 06 trường hợp bản chính giấy tờ không được dùng làm cơ sở để chứng thực bản sao.

Cụ thể là các trường hợp sau:

  1. Bản chính bị tẩy xóa, sửa chữa, thêm, bớt nội dung không hợp lệ;

  2. Bản chính bị hư hỏng, cũ nát, không xác định được nội dung;

  3. Bản chính đóng dấu mật của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền hoặc không đóng dấu mật nhưng ghi rõ không được sao chụp;

  4. Bản chính có nội dung trái pháp luật, đạo đức xã hội; tuyên truyền, kích động chiến tranh, chống chế độ xã hội chủ nghĩa Việt Nam; xuyên tạc lịch sử của dân tộc Việt Nam; xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân, tổ chức; vi phạm quyền công dân;

  5. Bản chính do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp, công chứng hoặc chứng nhận chưa được hợp pháp hóa lãnh sự;

  6. Giấy tờ, văn bản do cá nhân tự lập nhưng không có xác nhận và đóng dấu của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.

Ngoài các trường hợp kể trên, bản chính giấy tờ, văn bản do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp và bản chính giấy tờ, văn bản do cá nhân tự lập có xác nhận và đóng dấu của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đều có thể được xuất trình để yêu cầu chứng thực. Thẩm quyền chứng thực được thực hiện theo quy định tại Điều 5 Nghị định 23/2015/NĐ-CP và hướng dẫn chi tiết tại Mục 1 Công văn 1352/HTQTCT-CT.

Việc chứng thực phải được thực hiện ngay trong ngày tiếp nhận yêu cầu hoặc trong ngày làm việc tiếp theo, nếu tiếp nhận yêu cầu sau 15 giờ.

Nội dung nêu trên căn cứ vào Điều 22 Nghị định 23/2015/NĐ-CP.

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của LawNet. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:

Chính phủ vừa ban hành Nghị định 23/2015-NĐ-CP ngày 6/2/2015 quy định về thẩm quyền, thủ tục cấp bản sao từ sổ gốc; chứng thực bản sao từ bản chính; chứng thực chữ ký; chứng thực hợp đồng, giao dịch; giá trị pháp lý của bản sao được cấp từ sổ gốc, bản sao được chứng thực từ bản chính, chữ ký được chứng thực và hợp đồng, giao dịch được chứng thực; quản lý nhà nước về chứng thực.

Theo đó kể từ ngày 10/4/2015, có 6 loại giấy tờ sau không được dùng làm cơ sở để chứng thực bản sao:

1. Bản chính bị tẩy xóa, sửa chữa, thêm, bớt nội dung không hợp lệ.

2. Bản chính bị hư hỏng, cũ nát, không xác định được nội dung.

3. Bản chính đóng dấu mật của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền hoặc không đóng dấu mật nhưng ghi rõ không được sao chụp.

4. Bản chính có nội dung trái pháp luật, đạo đức xã hội; tuyên truyền, kích động chiến tranh, chống chế độ xã hội chủ nghĩa Việt Nam; xuyên tạc lịch sử của dân tộc Việt Nam; xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân, tổ chức; vi phạm quyền công dân.

5. Bản chính do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp, công chứng hoặc chứng nhận chưa được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định tại Khoản 1 Điều 20 của Nghị định này.

6. Giấy tờ, văn bản do cá nhân tự lập nhưng không có xác nhận và đóng dấu của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.

Nghị định cũng quy định giấy tờ, văn bản làm cơ sở để chứng thực bản sao từ bản chính gồm:  Bản chính giấy tờ, văn bản do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp. Bản chính giấy tờ, văn bản do cá nhân tự lập có xác nhận và đóng dấu của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền. Người yêu cầu chứng thực bản sao phải chịu trách nhiệm về nội dung, tính hợp lệ, hợp pháp của bản chính giấy tờ, văn bản dùng làm cơ sở để chứng thực bản sao; không được yêu cầu chứng thực bản sao từ bản chính giấy tờ, văn bản quy định tại Điều 22 của Nghị định này.

Người thực hiện chứng thực chịu trách nhiệm về tính chính xác của bản sao đúng với bản chính. UBND xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là UBND cấp xã) có thẩm quyền và trách nhiệm: Chứng thực bản sao từ bản chính các giấy tờ, văn bản do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp hoặc chứng nhận; Chứng thực chữ ký trong các giấy tờ, văn bản, trừ việc chứng thực chữ ký người dịch; Chứng thực hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản là động sản; Chứng thực hợp đồng, giao dịch liên quan đến thực hiện các quyền của người sử dụng đất theo quy định của Luật Đất đai; Chứng thực hợp đồng, giao dịch về nhà ở theo quy định của Luật Nhà ở; Chứng thực di chúc; Chứng thực văn bản từ chối nhận di sản; Chứng thực văn bản thỏa thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản.

  • Chứng thực từ bản chính là gì?
  • Các trường hợp không được chứng thực chữ ký
  • Những loại giấy tờ nào không được chứng thực từ bản chính?
  • Những văn bản nào được phép sao y bản chính

Để hỗ trợ người dân thực hiện một số thủ tục liên quan đến chứng thực thì hiện nay, pháp luật có quy định về trường hợp những loại giấy tờ nào không được chứng thực từ bản chính? một cách cụ thể và chi tiết. Theo đó, việc ban hành quy định này mang lại nhiều sự thuận tiện cho các cán bộ có thẩm quyền chứng thực và chính người dân.

Để tìm hiểu rõ các nội dung, vấn đề liên quan mời quý vị tham khảo bài viết dưới đây từ Luật Hoàng Phi để nắm rõ về định nghĩa chứng thực từ bản chính là gì?, các trường hợp không được chứng thực từ chữ ký.

Chứng thực từ bản chính là gì?

Chứng thực từ bản chính là việc mà các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền thực hiện xác nhận/xác thực bản sao đúng với như bản chính, theo đó bản sao của giấy tờ hoặc văn bản sau khi chứng thực sẽ có giá trị thay bản chính để có thực hiện một số thủ tục, giao dịch, trừ trường hợp mà pháp luật có quy định khác.

Các trường hợp không được chứng thực chữ ký

Khi khách hàng có nhu cầu chứng thực chữ ký tại cơ quan có thẩm quyền, cần lưu ý một số trường hợp sau không được chứng thực về chữ ký, bao gồm:

– Người yêu cầu chứng thực chữ ký mà không nhận được ý thức, làm chủ được hành vi của chính mình ở ngay chính thời điểm chứng thực

– Các giấy tờ xuất trình khi đến cơ quan có thẩm quyền chứng thực như: giấy chứng minh nhân dân (hay hộ chiếu) mà không có giá trị/giả mạo

– Các giấy tờ, văn bản mà người yêu cầu chứng thực từ bản chính, trong đó bản chính có nội dung trái đạo đức xã hội, pháp luật; vi phạm quyền công dân, xúc phạm danh dự, uy tín, nhân phẩm cá nhân hoặc tổ chức; xuyên tạc lịch sử dân tộc; kích động, tuyên truyền để gây ra chiến tranh, chống chế độ của xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

– Văn bản, giấy tờ trong đó có chứa nội dung là các giao dịch hợp đồng

Trừ trường hợp pháp luật có quy định khác và trường hợp khi mà việc chứng thực chữ ký của giấy ủy quyền, mà việc ủy quyền này không có nghĩa vụ bội thường từ bên được bồi thường, không có thù lao, đồng thời phải không liên quan đến chuyển quyền sở hữu quyền sử dụng về bất động sản, tài sản.

Các loại giấy tờ không được chứng thực tại sao

Những loại giấy tờ nào không được chứng thực từ bản chính?

Theo quy định tại điều 22 của Nghị định số 23/2015/NĐ-CP có quy định cụ thể, rõ ràng để trả lời cho câu hỏi: Những loại giấy tờ nào không được chứng thực từ bản chính?. Theo đó, giấy tờ hoặc văn bản mà dùng làm cơ sở để chứng thực bản sao không được chấp nhận là:

Điều 22. Bản chính giấy tờ, văn bản không được dùng làm cơ sở để chứng thực bản sao

1. Bản chính bị tẩy xóa, sửa chữa, thêm, bớt nội dung không hợp lệ.

2. Bản chính bị hư hỏng, cũ nát, không xác định được nội dung.

3. Bản chính đóng dấu mật của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền hoặc không đóng dấu mật nhưng ghi rõ không được sao chụp.

4. Bản chính có nội dung trái pháp luật, đạo đức xã hội; tuyên truyền, kích động chiến tranh, chống chế độ xã hội chủ nghĩa Việt Nam; xuyên tạc lịch sử của dân tộc Việt Nam; xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân, tổ chức; vi phạm quyền công dân.

5. Bản chính do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp, công chứng hoặc chứng nhận chưa được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định tại Khoản 1 Điều 20 của Nghị định này.

6. Giấy tờ, văn bản do cá nhân tự lập nhưng không có xác nhận và đóng dấu của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.”

Lưu ý: Đối với bản chính mà do tổ chức, cơ quan có thẩm quyền nước ngoài cấp, chứng thực hoặc công chứng nhưng chưa hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định. Trong đó, các giấy tờ được cơ quan có thẩm quyền cấp từ nước ngoài đối với cá nhân là thẻ căn cước, thẻ cư trú, thẻ thường trú, giấy phép lái xe, chứng chỉ và bảng điểm kèm theo bằng tốt nghiệp, bằng tốt nghiệp.

 Riêng chứng chỉ không phải thực hiện hợp pháp hóa lãnh sự nếu chứng thực bản sao từ bản chính. Nếu chứng thực chữ ký của người dịch ở bản dịch của giấy tờ đó thì không cần hợp pháp hóa lãnh sự.

Những văn bản nào được phép sao y bản chính

Những văn bản hoặc giấy tờ mà được phép sao y bản chính cần phải đáp ứng đủ điều kiện như trong khoản 10 điều 3 và khoản 1 điều 25 Nghị định 30/2020/NĐ-CP của Chính phủ như sau:

– Bản sao y phải là bản chính xác và đầy đủ nội dung từ bản gốc hay bản chính của văn bản, trong đó được trình bày theo kỹ thuật và thể thức quy định. Cụ thể về hình thức sao y gồm:

+ Sao y từ văn bản giấy sang văn bản giấy, theo đó được thực hiện bằng hình thức chụp từ chính bản gốc/bản chính văn bản sang bản giấy

+ Sao y từ văn bản là điện tử sang văn bản là giấy, theo đó được thực hiện bằng việc in từ bản gốc của văn bản điện tử ra bản giấy

+ Sao y từ văn bản của bản giấy sang văn bản của điện tử, từ việc số hóa văn bản giấy, ký số của chính tổ chức, cơ quan.

Trên đây, là toàn bộ nội dung liên quan để giải đáp cho câu hỏi: những loại giấy tờ nào không được chứng thực từ bản chính?, định nghĩa chứng thực từ bản chính là gì?, các trường hợp không được cơ quan có thẩm quyền chứng thực từ chữ ký. Mọi thắc mắc liên quan mời quý vị gọi qua tổng đài 1900 6557 để được tư vấn chi tiết và nhanh nhất.