Các thuật ngữ trong quay phim


Các thuật ngữ trong quay phim

Công việc làm phim là một hình thức nghệ thuật sáng tạo, nhưng cũng đồng thời liên quan đến kĩ thuật công nghệ, điều mà có thể sẽ gây khó khăn cho những ai mới bước chân vào nghề này. Nếu bạn chỉ mới bắt đầu công việc làm phim, đặc biệt là không có kinh nghiệm làm việc với camera, thì tốt nhất là nên bắt đầu học làm quen với thuật ngữ trong lĩnh vực này. Trong video dưới đây, Apalapse sẽ đi qua 25 thuật ngữ chính mà sẽ giúp bạn có được kiến thức nền tảng nhất khi bắt đầu quay phim. Hãy cùng xem:

Đây là những thứ rất căn bản, vậy nên nếu bạn đã là một nhà làm phim giàu kinh nghiệm rồi thì bạn hoàn toàn có thể bỏ qua bài viết này. Tuy nhiên, đây sẽ là một bài học cần thiết cho những người mới bắt đầu và chưa biết gì nhiều về những concept quan trọng như là “Tam giác ánh sáng” (khẩu độ, tốc độ chụp, ISO), độ sâu trường ảnh, bokeh (vùng mờ, không được focus) và dải tần nhạy sáng.

Video trên được thực hiện bởi những nhiếp ảnh gia, nhưng phần lớn những thuật ngữ trong đó lại được sử dụng bởi các nhà làm phim. Ví dụ, bạn có thể lơ đi phần chỉnh sửa trong Lightroom và Photoshop, cũng như chế độ ảnh định dạng JPEG, trừ khi:1, bạn muốn chụp ảnh time-lapse ; 2, bạn chỉ muốn trở thành một ngôi sao nhạc rock đầy thành tựu.

Dưới đây là những thuật ngữ và khái niệm được nhắc đến trong video trên:

- Khẩu độ (Aperture)

- Tỉ lệ focus (Focal Ratio)

- Tiêu cự (Focal length)

- Độ sâu trường ảnh (Depth of Field)

- Bokeh

- T-Stop

- Tốc độ chụp

- Phơi sáng (Exposure)

- Chụp phơi sáng dài (Long Exposure)

- Tam giác phơi sáng (Exposure Triangle)

- ISO

- Độ sáng (Brightness)

- Nhiễu (Noise)

- Tín hiệu của tỉ lệ nhiễu (Signal to Nose Ratio) (SNR)

- Phơi sáng bên phải (Expose to the Right) (ETTR)

- Dải tần nhạy sáng (High Dynamic Range) (HDR)

- Chế độ ảnh gốc (RAW Image Mode)

- Chế độ ảnh JPEG (JPEG Image Mode)

- Giai đoạn hậu kì (Post Production)

- Chế độ chụp tự động

- Đo sáng (Meter)

- ISO tự động

- Chế độ chụp ưu tiên tốc độ (S)

- Chế độ chụp ưu tiên khẩu độ (A)

- Chế độ chỉnh tay (M)

Giờ thì bạn đã biết một số thuật ngữ cơ bản liên quan đến camera rồi đó, hãy áp dụng những gì vừa học được đi nào!

 

Việc quay phim quảng cáo không chỉ đòi hỏi cao về kỹ thuật, sự chuyên nghiệp mà còn yêu cầu người thực hiện phải có kiến thức vững chắc. Trong đó những thuật ngữ cơ bản là điều mà bất cứ ai cũng phải nắm rõ khi sản xuất thể loại này. 

Việc nắm rõ những thuật ngữ khi làm phim quảng cáo trước hết sẽ giúp cho người làm hiểu rõ về công việc mà họ đang thực hiện. Tiếp theo đó, nó sẽ giúp quá trình thực hiện sản xuất phim quảng cáo được diễn ra suôn sẻ hơn. Những người trong đội ngũ sẽ làm việc ăn ý, hiểu nhau hơn. Nếu như trong một đoàn làm phim quảng cáo, bạn không hiểu hết những thuật ngữ mà các thành viên khác nói thì làm sao bạn có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình? Từ đó dẫn đến chất lượng và hiệu quả của phim quảng cáo cũng sẽ không cao. Đối với bất kì ngành nghề nào, lĩnh vực nào cũng sẽ có những thuật ngữ riêng. Chính vì vậy, trước khi bắt đầu làm phim quảng cáo bạn bắt buộc phải hiểu hết những thuật ngữ sau đây. Trọng Kiểm sẽ liệt kê các thuật ngữ và diễn giải ý nghĩa của từng thuật ngữ một cách ngắn gọn, dễ hiểu nhất.

Các thuật ngữ trong quay phim
Nắm được thuật ngữ cơ bản giúp bạn dễ làm việc hơn

- Agency: Là thuật ngữ để chỉ cho một công ty làm theo đơn đặt hàng các dịch vụ quảng cáo
- Client: Là thuật ngữ để chỉ cho khách hàng, đơn vị đặt quảng cáo cho công ty
- Production House: Là thuật ngữ chỉ công ty thực hiện các dịch vụ sản xuất phim quảng cáo hoặc những dịch vụ khác theo đặt hàng từ phía khách hàng. 
- Producer: Thuật ngữ chỉ nhà sản xuất, là người đại diện cho công ty thực hiện dịch vụ quảng cáo để làm việc với khách hàng và công ty dịch vụ quảng cáo theo đơn đặt hàng(bên thứ ba).
- Director: Có nghĩa là đạo diễn. Đây là nhân vật có trách nhiệm và quyền hạn có thể nói là cao nhất khi ở phim trường sản xuất phim quảng cáo. Người có quyền chỉ đạo những người còn lại để sản xuất phim quảng cáo. 
- Director Treatment: Là người lựa chọn và xử lý về vấn đề góc máy của đạo diễn. 
- Director of Photography: Thuật ngữ này chỉ cho những người làm nhiệm vụ chuyển tải ý tưởng được phác họa trên giấy của bên công ty agency cộng với chỉ đạo, điều hành của đạo diễn để tạo ra những phim quảng cáo chất lượng.
- Art Director: Hiểu nôm na là đạo diễn nghệ thuật. Đây là người có trách nhiệm và chỉ đạo về mặt nghệ thuật trong phim quảng cáo. Quảng cáo có mang tính nghệ thuật, có đẹp hay không là phụ thuộc phần lớn vào nhân vật này.

Các thuật ngữ trong quay phim
Quảng cáo phải có tính nghệ thuật

- Location: Là địa điểm quay phim quảng cáo.
- Story board: Là những phác họa đầu tiên về phim quảng cáo, theo từng khung hình, từng hình ảnh sẽ xuất hiện trong phim quảng cáo. Đây là yếu tố rất quan trọng góp phần vào sự thành công của phim quảng cáo. 
- Shooting board: Là phác họa chi tiết hơn của story board, nó chi tiết đến từng giây, để đội ngũ làm phim quảng cáo dễ dàng theo dõi và làm đúng nhất. 
- Concept: Có nghĩa là ý tưởng chủ đạo của phim quảng cáo. Ví dụ concept nhiều màu sắc, concept mang hơi hướng vintage,… 
- Shooting: Các cảnh quay
- Music Composer: Thuật ngữ nói đến người phụ trách về âm nhạc sử dụng trong phim quảng cáo
- Makeup, hair: Đây là đội ngũ những người trang điểm, làm tóc cho nhân vật trong phim quảng cáo. Họ có trách nhiệm phải tạo hình cho các nhân vật trong phim quảng cáo sao cho phù hợp với phim nhất. Không chỉ làm cho đẹp mà quan trọng nhất là làm cho phù hợp.

Các thuật ngữ trong quay phim
Một công đoạn trong quay phim quảng cáo

- Talent: Diễn viên chính trong phim quảng cáo
- Extra talent: Diễn viên đóng vai phụ trong phim quảng cáo
- Background Talent: Diễn viên quần chúng trong phim quảng cáo
- Casting: Quá trình tuyển chọn diễn viên cho phim quảng cáo.
- Voice talent: Diễn viên lồng tiếng cho phim quảng cáo
- Target Audience: Khán giả đối tượng mục tiêu xem phim quảng cáo của bạn
- Pre Production Meeting: Là buổi gặp mặt gần gũi của các bên hợp tác làm phim quảng cáo, trong đó bao gồm đạo diễn, công ty dịch vụ quảng cáo, công ty sản xuất phim quảng cáo  theo đặt hàng và khách hàng đặt quảng cáo. Buổi gặp mặt này sẽ diễn ra trước một hoặc hai ngày quay phim quảng cáo. 
- Computer Graphic Animation: Đây được xem là công việc phức tạp, đòi hỏi kỹ thuật, chi phí cao. Có thể hiểu đơn giản là đồ họa các hình ảnh động trong phim quảng cáo. 
Trên đây là một số thuật ngữ cơ bản mà bạn cần phải nắm khi làm phim quảng cáo. Việc nắm và hiểu đúng thuật ngữ sẽ giúp bạn biết cách thực hiện phim quảng cáo sao cho hiệu quả nhất, đồng thời giúp quá trình làm phim quảng cáo không gặp trục trặc hay khó khăn gì. Nếu còn những thuật ngữ nào về phim quảng cáo, hãy chia sẻ ngay với chúng tôi. Để được tư vấn, đặt lịch quay phim quảng cáo chất lượng nhất, liên hệ số đường dây nóng: 0983.206.200.
 

 Tags: dịch vụ quay phim, quay phim chuyên nghiệp, quay phim quảng cáo


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết