Cách làm bài xác định đồng phạm

Người giúp sức là gì? Vai trò giúp sức trong đồng phạm theo Bộ luật hình sự? Ý nghĩa của việc xác định vai trò của người giúp sức trong đồng phạm? Các quy định khác của pháp luật hình sự về đồng phạm?

Trong các vụ án hình sự có yếu tố đồng phạm, người giúp sức đóng vai trò không hề nhỏ trong việc hỗ trợ các điều kiện thuận lợi để cho các hành vi phạm tội xảy ra. Quạ bài viết này, Luật Dương Gia sẽ cung cấp cho người đọc những thông tin cơ bản theo quy định của pháp luật về người giúp sức.

Căn cứ pháp lý:

– Bộ luật hình sự 2015.

Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568

Mục lục bài viết

  • 1 1. Người giúp sức là gì?
  • 2 2. Vai trò giúp sức trong đồng phạm theo Bộ luật hình sự:
  • 3 3. Ý nghĩa của việc xác định vai trò của người giúp sức trong đồng phạm:
  • 4 4. Các quy định khác của pháp luật hình sự về đồng phạm:

Người giúp sức là người tạo ra những điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm. Hành vi của người giúp sức có thể ở dưới dạng như cung cấp công cụ, phương tiện, thông tin cần thiết để thực hiện tội phạm hoặc khắc phục những trở ngại cho việc thực hiện tội phạm; hứa che giấu người phạm tội hoặc hứa tiêu thụ tài sản do tội phạm mà có…Hành vi này không trực tiếp gây thiệt hại cho khách thể mà chỉ tạo điều kiện thuận lợi cho tội phạm.

Người giúp sức tiếng Anh là  “Assistant”.

2. Vai trò giúp sức trong đồng phạm theo Bộ luật hình sự:

Theo khái niệm được quy định tại Bộ luật hình sự 2015 quy định người giúp sức là người tạo điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm.

Với định nghĩa này luật hình sự Việt Nam quan niệm hành vi nguy hiểm cho xã hội của người giúp sức trong đồng phạm là hành vi tạo ra những điều kiện cho người thực hành thực hiện hành vi phạm tội. Những điều kiện đó có thể có tính vật chất hoặc có tính tinh thần. Người giúp sức có thể giúp sức về vật chất hoặc là giúp sức về tinh thần.

Trong thực tế, giúp sức về vật chất có thể là cung cấp công cụ, phương tiện hoặc khắc phục những trở ngại… để tạo điều kiện cho người thực hành thực hiện tội phạm được dễ dàng, thuận lợi hơn.

Giúp sức về tinh thần có thể là những hành vi cung cấp những gì tuy không có tính vật chất nhưng cũng tạo cho người thực hành điều kiện thuận lợi hơn trong việc thực hiện tội phạm như chỉ dẫn, góp ý kiến, cung cấp tình hình…

Xem thêm: Mức hình phạt tại Khoản 2 Điều 134 Bộ luật hình sự năm 2015

Dạng giúp sức đặc biệt là dạng giúp sức tinh thần là giúp sức bằng lời hứa hẹn trước sẽ che giấu cho người phạm tội, che giấu các tang chứng, vật chứng. Lời hứa hẹn trước của người giúp sức trong trường hợp này tuy không tạo ra những điều kiện thuận lợi cụ thể nhưng cũng có những tác động tích cực vào quá trình thực hiện tội phạm. Sự tác động này thể hiện ở chỗ đã củng cố ý định phạm tội, củng cố quyết tâm phạm tội hoặc quyết tâm phạm tội đến cùng của người trực tiếp thực hiện tội phạm. Hành vi thực hiện tội phạm có thể xảy ra hoặc không xảy ra, có thể tiếp tục xảy ra hoặc dừng lại đều có thể phụ thuộc vào lời hứa hẹn của người giúp sức. Lời hứa hẹn của người giúp sức có thể xảy ra ra trước khi quá trình thực hiện tội phạm bắt đầu nhưng cũng có thể xảy ra khi quá trình đó đang diễn ra.

3. Ý nghĩa của việc xác định vai trò của người giúp sức trong đồng phạm:

Người giúp sức là một trong những loại người đồng phạm vi thế việc xác định đúng vai trò của người giúp sức trong đồng phạm là cơ sở quan trọng trong việc định tội danh và trách nhiệm hình sự.

Khái niệm người giúp sức là cơ sở để từ đó xác định đúng vai trò của họ trong những loại người đồng phạm; các giai đoạn thực hiện tội phạm của người giúp sức trong đồng phạm, tụ ý nửa chừng châm dút việc phạm tội của người giúp sức trong đồng phạm, các hình thức đồng phạm và trách nhiệm hình sự của người giúp sức trong đồng phạm. Khái niệm người giúp sức trong đồng phạm còn là cơ sở pháp lý để phân biệt hành vi đồng phạm của người giúp sức và những hành vi liên quan đến tội phạm nhằm đảm bảo thực hiện nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa trong lĩnh vực hình sự nhằm xử lý đúng người, đúng tội, không kết tội oan, không bỏ lọt tôi phạm. Như vậy, khái niệm người giúp sức trong đồng phạm có ý nghĩa thông nhất về mặt nhận thức trong nghiên cứu lý luận cũng như trong thực lên xét xử.

4. Các quy định khác của pháp luật hình sự về đồng phạm:

Theo quy định của Bộ luật hình sự năm 2015 về đồng phạm như sau:

” Điều 17. Đồng phạm

1. Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm.

2. Phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm.

3. Người đồng phạm bao gồm người tổ chức, người thực hành, người xúi giục, người giúp sức.

Người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm.

Người tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm.

Người xúi giục là người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm.

Người giúp sức là người tạo điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm.

4. Người đồng phạm không phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi vượt quá của người thực hành.”

Nguyên tắc xác định trách nhiệm hình sự chung trong đồng phạm

Tất cả những người đồng phạm phải chịu trách nhiệm hình sự chung về toàn bộ tội phạm đã xảy ra. Nguyên tắc này xuất phát từ đặc điểm đồng phạm về tính chất liên kết hành vi cùng thực hiện một tội phạm, hành vi của mỗi người đồng phạm đều là nguyên nhân gây ra hậu quả tác hại chung.

Vì vậy Luật Hình sự quy định những người đồng phạm đều bị truy tố, xét xử về một tội phạm mà họ đã thực hiện, đều bị áp dụng hình phạt của tội phạm mà tất cả những người đồng phạm đã cùng thực hiện.

Nguyên tắc độc lập của trách nhiệm hình sự trong đồng phạm

Xem thêm: Cách tính tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo Bộ luật hình sự 2015

Điều 58 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định về Quyết định hình phạt trong trường hợp đồng phạm:

” Khi quyết định hình phạt đối với những người đồng phạm, Tòa án phải xét đến tính chất của đồng phạm, tính chất và mức độ tham gia phạm tội của từng người đồng phạm.

Các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng hoặc loại trừ trách nhiệm hình sự thuộc người đồng phạm nào, thì chỉ áp dụng đối với người đó.”

Nguyên tắc này xuất phát từ tính chất, mức độ tham gia gây án của người đồng phạm khác nhau, đặc điểm nhân thân khác nhau, tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của mỗi người khác nhau. Trách nhiệm hình sự độc lập về việc cùng thực hiện tội phạm ở chỗ: mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội đến đâu thì người phạm tội phải chịu trách nhiệm đến đó…Người đồng phạm này không phải chịu trách nhiệm hình sự về sự vượt quá của người đồng phạm khác.

TIÊU CHÍ

NGƯỜI THỰC HÀNH NGƯỜI TỔ CHỨC NGƯỜI XÚI GIỤC

NGƯỜI GIÚP SỨC

Khái niệm Là người trực tiếp thực hiện tội phạm

Là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tôi phạm.

Là người dụ dỗ, kích động, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm Là người tạo ra những điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm.
Tính chất hành vi

Hành vi của người thực hành có vị trí trung tâm trong vụ án đồng phạm. Hành vi của người tổ chức, giúp sức, xúi giục chỉ có thể gây ra thiệt hại cụ thể, thực tế cho xã hội thông qua hành vi của người thực hành.

Trong mối quan hệ với những người đồng phạm khác , người tổ chức là người có sáng kiến thành lập hoặc đứng ra thành lập nhóm đồng phạm hoặc điều khiển hoạt động của nhóm đó. Chính vì vậy hành vi của người tổ chức được xem là nguy hiểm nhất trong đồng phạm.

Thông thường, hành vi của người xúi giục ít nguy hiểm hơn so với hành vi của người tổ chức. Nhưng tùy vào trường hợp cụ thể mà nó có thể nguy hiểm hơn hoặc ít nguy hiểm hơn hành vi của người thực hành.

So với hành vi của người tổ chức, người giúp sức và người thực hành  thì hành vi của người giúp sức có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội hạn chế hơn. Vì hành vi giúp sức chỉ đóng góp vai trò là tạo điều kiện thuận lợi, dễ dàng hơn cho việc thực hiện tội phạm, chứ nó không đóng vai trò quyết định trong việc thực hiện tội phạm.
Mức độ trách nhiệm hình sự Chịu trách nhiệm tương ứng với hành vi thực hiện tội phạm của mình.

Nguyên tắc xử lý: “Nghiêm trị người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy” việc thực hiện tội phạm.

Và khi quyết định hình phạt thì người tổ chức thường phải chịu mức hình phạt nặng hơn so với các đồng phạm khác.

Thường chịu mức  TNHS nhẹ hơn người tổ chức.

TNHS của người giúp sức thường hạn chế hơn so với các đồng phạm khác.

Ví dụ

Điều 109 Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân:

+ Người tổ chức, người hoạt động đắc lực hoặc gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình;

Còn Người đồng phạm khác sẽ có mức phạt thấp hơn: bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm

Điều 330 Tội chống người thi hành công vụ:

+ Nếu như người thực hành chỉ chịu mức hình phạt là bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

+ Nếu là người xúi giục thì mức hình phạt sẽ cao hơn: phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.

Khoản 2 Điều 54 quy định: “Tòa án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng nhưng không bắt buộc phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật đối với người phạm tội lần đầu là người giúp sức trong vụ án đồng phạm nhưng có vai trò không đáng kể.”

Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư Nguyễn Văn Dương

Cách làm bài xác định đồng phạm

Chức vụ: Giám đốc công ty

Lĩnh vực tư vấn: Dân sự, Hình sự, Doanh nghiệp

Trình độ đào tạo: Thạc sỹ Luật, MBA

Số năm kinh nghiệm thực tế: 10 năm

Tổng số bài viết: 9.876 bài viết