Cách tính phần trăm tiền lãi ngân hàng mới nhất năm 2022

1. Cách tính lãi suất gửi tiết kiệm không kỳ hạn

Gửi tiền ngân hàng không kỳ hạn là hình thức gửi tiết kiệm không có mức kỳ hạn kèm theo. Tức người gửi có thể rút tiền mặt bất cứ thời điểm nào và không cần thông báo trước với ngân hàng. 

Theo đó, cách tính lãi suất tiết kiệm không kỳ hạn được thực hiện theo công thức:

Số tiền lãi = Số tiền gửi x lãi suất (%/năm) x số ngày thực gửi/360

Ví dụ:

A gửi tiết kiệm 50 triệu đồng không kỳ hạn tại ngân hàng có mức lãi suất là 3%/năm. Thời điểm Khách hàng rút số tiền gửi đó là 06 tháng (180 ngày). Cách tính lãi suất ngân hàng cho tiền gửi tiết kiệm trong trường hợp này như sau:

Tiền lãi = 50 triệu x 3% x 180/360 = 750.000 đồng

Như vậy, sau 06 tháng gửi tiết kiệm không kỳ hạn, A sẽ nhận được số tiền lãi là 750.000 đồng.

2. Cách tính lãi suất gửi tiết kiệm có kỳ hạn

Với dịch vụ gửi tiết kiệm có kỳ hạn, số tiền gửi sẽ được quy định một mức kỳ hạn đi kèm với mức lãi suất cam kết. Ngân hàng sẽ đưa ra nhiều mức kỳ hạn khác nhau cho khách hàng lựa chọn theo nhu cầu, ví dụ gửi tiết kiệm hàng tháng, quý, năm,…

Cách tính lãi suất ngân hàng cho trường hợp này như sau:

Số tiền lãi theo ngày = Số tiền gửi x lãi suất (%năm) x số ngày gửi/360.

Hoặc:

Số tiền lãi theo tháng = Số tiền gửi x lãi suất (%năm)/12 x số tháng gửi.

Ví dụ:

B gửi tiết kiệm 50 triệu đồng với kỳ hạn 1 năm tại Ngân hàng có mức lãi suất là 7%/năm. Đến kỳ hạn 1 năm, B có thể rút số tiền đã gửi ra. Cách tính lãi suất ngân hàng cho số tiền tiết kiệm trong trường hợp này như sau:

Số tiền lãi = 50 triệu x 7% = 3,5 triệu đồng

Nếu đăng ký gói gửi kỳ hạn 6 tháng, số tiền lãi = 50 triệu x 7% x 180/360 = 1,750,000  VNĐ

Hình thức gửi tiết kiệm có kỳ hạn có ưu điểm là thường sẽ được nhận mức lãi suất cao hơn so với tiền gửi tiết kiệm không thời hạn. 

Nếu rút tiền theo đúng thời hạn cam kết, khách hàng sẽ được nhận toàn bộ mức lãi suất đã lựa chọn. 

Cách tính phần trăm tiền lãi ngân hàng mới nhất năm 2022
Hướng dẫn cách tính lãi suất gửi tiết kiệm (Ảnh minh họa)
 

3. Các câu hỏi thường gặp về lãi suất gửi tiết kiệm

Cách tính phần trăm tiền lãi ngân hàng mới nhất năm 2022

Câu hỏi 1: Ngân hàng thường có các hình thức trả lãi nào?

Trả lời: Tùy từng ngân hàng sẽ có hình thức trả lãi khác nhau, hiện các ngân hàng thường áp dụng hình thức trả lãi phổ biến là:

- Lĩnh lãi cuối kỳ (khi vừa đáo hạn)

- Lĩnh lãi trước (khi vừa mở sổ tiết kiệm)

- Lĩnh lãi định kỳ mỗi tháng, mỗi quý.

Cách tính phần trăm tiền lãi ngân hàng mới nhất năm 2022

Câu hỏi 2:

Gửi tiết kiệm 12 tháng nhận lãi gửi tiết kiệm định kỳ (tháng/quý) nhưng cần rút tiền gửi trước kỳ hạn. Vậy bạn sẽ được nhận tiền lãi và gốc như thế nào?

Trả lời: 

Thông thường, trường hợp này ngân hàng sẽ chỉ trả lãi không kỳ hạn. Số tiền lãi đã nhận định kỳ trước đó sẽ được khấu trừ vào phần gốc và lãi không kỳ hạn.

Cách tính phần trăm tiền lãi ngân hàng mới nhất năm 2022

Câu hỏi 3: Sau khi đáo hạn, nếu không tất toán sổ tiết kiệm thì khoản tiết kiệm đó có được tiếp tục sinh lãi sau đáo hạn hay không?

Trả lời: 

Ở hầu hết ở các ngân hàng, phần lãi sẽ được cộng vào phần gốc và tài khoản sẽ chuyển sang kỳ hạn tiếp theo, cùng kỳ hạn với kỳ hạn ban đầu.

Nếu kỳ hạn đã hết áp dụng thì chính ngân hàng sẽ tự động tái tục theo kỳ hạn ngắn hơn và gần với kỳ hạn ban đầu nhất.

Cách tính phần trăm tiền lãi ngân hàng mới nhất năm 2022

Câu hỏi 4: Đến ngày đáo hạn nhưng không rút thì tiền lãi được tính thế nào?

Đến ngày đáo hạn sổ tiết kiệm nhưng khách hàng không tất toán thì thường ngân hàng sẽ tự động nhập lãi vào gốc và tiếp tục ghi nhận gửi số tiền này sang kỳ hạn mới bằng với kỳ hạn mà khách hàng đã gửi trước đó.

Cách tính phần trăm tiền lãi ngân hàng mới nhất năm 2022

Câu hỏi 5: Khi rút một phần hoặc toàn bộ tiền trong sổ tiết kiệm trước thời hạn thì tiền lãi được tính như thế nào?

Trả lời:

Nếu rút một phần hoặc toàn bộ tiền trong sổ tiết kiệm thì ngân hàng sẽ chỉ trả lãi suất không kỳ hạn trên toàn bộ số tiền của sổ tiết kiệm đó.

Trừ một số sản phẩm tiền gửi rút gốc linh hoạt thì khi rút một phần tiền ngân hàng sẽ tính: lãi không kỳ hạn cho số tiền đã rút trước hạn. Số tiền còn lại vẫn tiếp tục được hưởng lãi suất có kỳ hạn.

Ví dụ: A tham gia sản phẩm tiền gửi rút gốc linh hoạt số tiền 300 triệu đồng. A rút trước hạn 100 triệu đồng. Ngân hàng sẽ tính lãi suất không kỳ hạn cho 100 triệu và lãi đúng kỳ hạn cho số tiền 200 triệu còn lại.
 

4. Kinh nghiệm khi gửi tiền tiết kiệm tại các ngân hàng

Khi gửi tiết kiệm, nhiều khách hàng chỉ quan tâm đến mức lãi suất sinh lời trên số tiền gửi ban đầu ra sao. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn và được nhận lãi suất phù hợp, cần lưu ý các điểm sau:

- Chọn kỳ hạn gửi phù hợp

Để đảm bảo khả năng sinh lời tốt nhất cho khoản tiền gửi, nên chọn kỳ hạn gửi tiết kiệm phù hợp, tránh việc phải rút trước kỳ hạn dẫn tới không có được số tiền lãi như kỳ vọng ban đầu.

- Nên chia số tiền tích lũy thành nhiều sổ tiết kiện theo nhiều kỳ hạn

Việc gửi số tiền mình có thành nhiều sổ tiết kiệm theo nhiều kỳ hạn khác nhau sẽ giúp khách hàng linh hoạt hơn trong quản lý tài chính. Trong đó, vẫn có thể rút tiền tiết kiệm khi cần gấp mà không ảnh hưởng đến khả năng sinh lời cho số tiền tiết kiệm còn lại.

- Quan tâm tới uy tín và chất lượng dịch vụ của ngân hàng

Theo kinh nghiệm nhiều năm kiểm toán ngân hàng của bà Nguyễn Thuỳ Dương, Chủ tịch EY Consulting Việt Nam:

Một số ngân hàng chào mời khách hàng lãi suất gửi tiết kiệm rất cao, cách biệt lớn với mặt bằng trên thị trường thì thường ngân hàng đó có vấn đề về thanh khoản (khả năng đáp ứng tức thời nhu cầu rút tiền gửi và giải ngân tín dụng). Nên họ hy sinh lợi nhuận từ tiền gửi tiết kiệm để thu hút khách hàng và tìm cách thu phí ở các dịch vụ khác.

Khách hàng có thể tự đánh giá trực quan mức độ uy tín của ngân hàng đó qua quy trình làm việc. Việc gửi tiết kiệm tại ngân hàng có quy trình làm việc rành mạch, cẩn thận sẽ giúp khách hàng an tâm hơn về bảo mật thông tin và an toàn đối với khoản tiền gửi.

Trên đây là cách tính lãi suất gửi tiết kiệm và một số vấn đề liên quan. Nếu có thắc mắc về lĩnh vực tài chính - ngân hàng, bạn đọc liên hệ 1900.6192 để được hỗ trợ.

>> Hướng dẫn cách tính lãi suất vay ngân hàng nhanh, chính xác

Cách tính phần trăm tiền lãi ngân hàng mới nhất năm 2022

Có 2 hình thức gửi tiết kiệm phổ biến, là có kỳ hạn và không kỳ hạn. Hai hình thức này có cách tính phần trăm lãi suất khác nhau, cụ thể như sau: 

Cách tính lãi suất tiết kiệm không kỳ hạn

Gửi tiết kiệm không kỳ hạn là hình thức không có thời hạn kèm theo, khách hàng có thể rút tiền bất cứ thời điểm nào và không cần thông báo với ngân hàng. Cách tính phần trăm lãi suất như sau: 

Số tiền lãi = Lãi suất (%/năm) x Số tiền gửi x Số ngày thực gửi/360

Ví dụ: 

Khách hàng gửi tiết kiệm 100,000,000VND không kỳ hạn tại Ngân hàng với mức lãi suất là 1,8%/năm. Thời điểm khách hàng rút khoản tiền tiết kiệm là 3 tháng kể từ ngày gửi. Cách tính lãi suất trong trường hợp này như sau:

Số tiền lãi = 1,8%/360 x 100,000,000 x 90 ngày = 450,000

Cách tính lãi suất tiết kiệm có kỳ hạn

Với hình thức tiết kiệm này, khoản tiền gửi sẽ được quy định một thời hạn đi kèm với mức lãi suất cam kết. Thông thường, ngân hàng sẽ đưa ra nhiều mức kỳ hạn khác nhau để đáp ứng nhu cầu của khách hàng, ví dụ như theo tháng, theo quý, theo năm,... Cách tính phần trăm lãi suất như sau: 

Số tiền lãi = Số tiền gửi x lãi suất(%/năm)/12 x số tháng gửi

Ví dụ: 

Khách hàng gửi tiết kiệm 100,000,000VND với kỳ hạn 6 tháng tại ngân hàng có mức lãi suất là 7,5%/năm. Hết kỳ hạn 6 tháng, bạn có thể rút khoản tiết kiệm của mình ra. Cách tính lãi suất trong trường hợp này như sau: 

Số tiền lãi = 100,000,000 x 7,5%/12 x 6 = 3,750,000

Cách tính phần trăm tiền lãi ngân hàng mới nhất năm 2022

Tham khảo: Công thức tính lãi suất kép tích lũy

Một số câu hỏi thường gặp khi gửi tiết kiệm tại ngân hàng

  1. Tôi gửi tiết kiệm 100,000,000 kỳ hạn 1 năm, lãi suất 7,5%/năm. Nhưng sau 2 năm kể từ ngày đáo hạn tôi vẫn chưa rút, vậy số tiền lãi tôi nhận được sẽ được tính như thế nào?

Trong trường hợp này, số tiền lãi sẽ được tiếp tục cộng dồn và tính theo mức lãi suất mới nhất ở thời điểm hiện tại. Nói đơn giản hơn, số tiền lãi năm đầu tiên sẽ được tính là 7,5%, các năm tiếp theo có thể tăng lên hoặc hạ xuống. Cách tính phần trăm lãi suất như sau:

Tiền lãi = 100,000,000 x 7,5% = 7,500,000

  • Giả sử như đến năm thứ 2, lãi suất tăng 0,5%. Đến ngày đáo hạn năm thứ 2, khoản tiền lãi bạn nhận được sẽ là:

Tiền lãi = (100,000,000 + 7,500,000) x 8% = 8,600,000

Sau 2 năm gửi tiết kiệm với số tiền là 100,000,000 VND, bạn sẽ nhận được số tiền lãi là 16,100,000 VND.

       2. Khách hàng đã gửi mở một sổ tiết kiệm tại ngân hàng, nhưng vì có nhu cầu sử dụng gấp và muốn rút toàn bộ khoản tiền trước kỳ hạn. Vậy khi tất toán, tiền lãi sẽ được tính như thế nào?

Nếu bạn tất toán sớm hơn so với kỳ hạn đã cam kết, số tiền lãi sẽ được tính theo lãi suất không kỳ hạn. Số ngày hưởng lãi suất được tính bắt đầu từ ngày đầu tiên của kỳ hạn đến ngày mà bạn muốn tất toán sổ tiết kiệm. Mức lãi suất không kỳ hạn thường dao động khoảng dưới 1% năm.

Cách tính phần trăm tiền lãi ngân hàng mới nhất năm 2022

Trên đây là cách tính phần trăm lãi suất phổ biến hiện nay, mỗi ngân hàng sẽ có mức lãi suất khác nhau. Mong rằng những thông tin ZaloPay cung cấp sẽ giúp bạn giải đáp các thắc mắc và biết thêm nhiều kiến thức hữu ích.