Cách xử lý khi bị chuột rút dưới nước

(QNO) - Chuột rút khi bơi là hiện tượng rất nguy hiểm. Nó làm giảm khả năng bơi lội và nghiêm trọng hơn là có thể khiến người bơi bị chết đuối.

Cách xử lý khi bị chuột rút dưới nước

Chuột rút là hiện tượng cơ co thắt đột ngột khiến người mắc phải đau dữ dội ở bắp thịt, việc cử động cũng khó khăn hơn. Hiện tượng này thường gặp ở bắp thịt đùi, bắp chân, bàn tay, bàn chân và cơ bụng cũng như đầu gối, cổ chân... Chuột rút khi bơi có thể xảy ra ở bất kỳ ai, kể cả những người giỏi bơi lội. Nó làm giảm khả năng bơi lội và có thể dẫn đến tình trạng đuối nước nguy hiểm đến tính mạng.

1. Tại sao lại bị chuột rút khi bơi?

Chuột rút khi bơi có thể xảy ra do một số nguyên nhân như không khởi động kỹ trước khi bơi, dùng sức quá mạnh hay cơ thể bị thiếu canxi.

Cách xử lý khi bị chuột rút dưới nước
Chuột rút khi bơi rất nguy hiểm (Ảnh: Internet)

Bên cạnh đó, trong nước lạnh, nhiệt độ cơ thể giảm rất nhanh. Để có thể tăng và duy trì nhiệt độ, vùng dưới đồi não kích hoạt cơ chế điều hòa. Do đó các mạch máu co lại để tránh mất nhiệt khiến các chi bị thiếu oxy từ đó tăng khả năng bị chuột rút.

Ngoài ra việc cố gắng quá sức khi bơi khiến cơ thể bị mất nước do đổ mồ hôi cũng dễ khiến người tập bị chuột rút hơn nhiều. Các động tác duỗi mũi chân cũng khiến chân tạo thành một đường căng cứng từ bắp chân đến ngón chân. Giữ tư thế như vậy trong một thời gian dài cũng là nguyên nhân gây ra chuột rút.

2. Những đối tượng dễ bị chuột rút khi bơi

Những người mới bắt đầu học bơi là đối tượng dễ bị chuột rút nhất do kỹ thuật bơi chưa tốt. Độ nổi kém dẫn đến không có sự thăng bằng tốt trên mặt nước, từ đó sẽ phải đạp chân rất mạnh và gập gối nhiều. Do vậy khiến mất nhiều sức, tạo thêm gánh nặng cho cơ chân cộng thêm điều kiện nước lạnh rất dễ bị chuột rút.

Cách xử lý khi bị chuột rút dưới nước
Người bị tiểu đường không nên tập bơi (Ảnh: Internet)

Bên cạnh đó, những người không thường xuyên bơi khiến cơ thể phải mất nhiều thời gian làm quen. Cơ thể cần vận động nhiều hơn mới có thể nổi. Những người tập thể hình có nhiều khối cơ nặng cũng dễ bị chuột rút do cơ thể nhanh mệt hơn và dễ đuối sức.

Những người lớn tuổi thường ít vận động, do vậy cũng là đối tượng dễ bị chuột rút khi bơi. Các cơ ở người lớn tuổi cũng không phản ứng nhanh và hiệu quả, nhất là khi phải hoạt động thể chất đột ngột. Ngoài ra những người bị bệnh tiểu đường, tim mạnh thường mắc bệnh động mạch ngoại biên, khiến cho lưu lượng máu đến chân giảm, dẫn đến tình trạng chuột rút.

Cách xử lý khi bị chuột rút dưới nước
Khởi động kỹ trước khi bơi là vô cùng cần thiết (Ảnh: Internet)

Người tập luyện với cường độ cao khi cơ thể chưa thích nghi được với lượng vận động lớn, lượng acid lactic bị ứ đọng khi gắng sức khiến họ dễ gặp tình trạng chuột rút hơn. Cuối cùng là những người không đánh giá đúng năng lực bơi lội của bản thân. Dùng sức quá nhiều trong khi khả năng chịu đựng của cơ thể kém, không đáp ứng đủ dẫn đến tình trạng thiếu oxy khiến người bơi dễ bị chuột rút.

3. Cách phòng ngừa

Chuột rút khi bơi là tình trạng rất nguy hiểm. Không những gây đau đớn, giảm hiệu quả tập luyện mà còn có thể gây đuối nước nguy hiểm đến tính mạng. Tuân thủ những lưu ý dưới đây để phòng ngừa chuột rút nhằm tăng độ an toàn cho bản thân:

- Cần khởi động kỹ trước khi xuống bơi, đặc biệt là khi trời lạnh và nhiệt độ nước lạnh.

- Nên uống đủ nước khi bơi dưới trời nóng, nhất là vào mùa hè.

- Cần khởi động cơ bắp và các khớp với các cường độ khác nhau. Nên chạy cự ly ngắn, nhanh chậm thay đổi và trở về trạng thái cân bằng.

- Không được quên khởi động khớp đốt sống cổ, khớp hông, khớp gối, cổ chân, ngón chân..., vận động các khớp theo kim đồng hồ và ngược lại.

- Tuyệt đối không bơi ở khu vực nước sâu nếu khả năng còn hạn chế.

- Không nên mang chân vịt khi chưa nhuần nhuyễn để bơi cho nhanh do để sử dụng chân vịt cần phải tăng tư thế mũi chân, khiến dễ bị chuột rút khi bơi.

- Cần phối hợp các bộ phận trên cơ thể nhẹ nhàng, chính xác và thoải mái khi đã thích nghi với môi trường nước.

- Không nên bơi quá xa, tránh các vùng nước xoáy hoặc dòng nước chảy xiết.

- Không nên cố bơi nếu cơ thể mệt mỏi. Cần giảm tốc độ và bơi chậm dần nếu các động tác không còn nhịp nhàng.

- Sau khi khởi động xong, nên thả mình xuống nước từ từ để cơ thể thích nghi.

- Không nên tập bơi hay đi tắm biển khi bụng đang đói hoặc no, cơ thể mệt mỏi. Bởi lúc này cơ thể bị thiếu oxy, không cung cấp đủ cho cơ bắp do đó rất dễ bị chuột rút khi đang bơi.

- Người bị tiểu đường hoặc mắc các bệnh tim mạch không nên tập bơi.

- Đối với các vận động viên bơi lội, những người luyện tập cường độ cao, cần phải kéo giãn cơ trước và sau buổi tập, luôn có bình nước bên cạnh để bù nước khi cần.

- Người lớn tuổi trước khi bơi cần kiểm tra sức khỏe tổng quát để chắc chắn tình trạng sức khỏe đáp ứng được nhu cầu tập luyện. Ngoài ra phải nghỉ ngơi thường xuyên, không bơi lội quá sức.

- Sau khi bơi nên nghỉ ngơi từ 10 đến 15 phút rồi tắm lại bằng nước ấm. Sau đó thực hiện các bài tập kéo giãn cơ để tránh tình trạng căng cứng cơ.

- Chuột rút khi bơi là hiện tượng xảy ra thường xuyên, có thể xảy ra ở bất kỳ ai. Nó có ảnh hưởng tới sức khỏe, mục tiêu tập luyện và thậm chí đe dọa tới tính mạng. Do đó mỗi người cần trang bị những kiến thức xử lý sự cố cũng như kỹ thuật bơi lội tốt để tránh những điều không mong muốn xảy ra.

Chuột rút là một hiện tượng tự nhiên đôi lúc xảy ra trong quá trình bơi. Thực tế cho thấy nhiều người bơi giỏi nhưng cũng bị đuối nước vì chuột rút rút do không biết xử lý đúng cánh. Vậy, khi đang bơi bị chuột rút phải làm thế nào?

Chuột rút là tình trạng cơ bị co thắt đột ngột, gây đau dữ dội, khó cử động. Chuột rút khi bơi có thể làm giảm khả năng bơi, nguy hiểm hơn có thể khiến người ta chết đuối.

Nguyên nhân gây chuột rút

  • Mỏi cơ: Do cơ thể hoạt động quá nhiều hoặc quá sức dễ gây ra chuột rút.

Cách xử lý khi bị chuột rút dưới nước

Mỏi cơ, mất nước, bỏ qua khởi động…là nguyên nhân gây chuột rút khi bơi

  • Mất nước, mất điện giải (Kali, magie).
  • Ít vận động, bỏ qua khởi động hoặc giữ một tư thế trong thời gian dài…

Một số nguyên tắc khi bị chuột rút

Bình tĩnh – không hoảng loạn

Khi bị chuột rút mặc dù rất hoảng loạn nhưng việc đầu tiên bạn cần làm là giữ bình tĩnh để nhờ người cứu hoặc tự cứu.

Lúc này hãy hô to để gọi người tới cứu, đồng thời hít vào thật sâu, thả lỏng để cơ thể nổi lên. Bản chất cơ thể khi xuống nước là sẽ có thể tự nổi lên.

Tuyệt đối không giãy giụa

Khi giãy giụa bạn sẽ càng dễ bị chìm và nhanh mất sức. Giãy giụa kịch kiệt khiến phần cơ bị chuột rút thêm đau đớn, kết quả là càng hoảng loạn.

Lúc này hãy bình tĩnh thả nổi, thỉnh thoảng có thể nhích nhẹ chân để cơ thể nổi cao hơn một chút. Một lần nữa hãy nhớ, chỉ cần giữ cho cơ thể thả nổi là bạn sẽ sống.

Trường hợp nếu không có người đến cứu kịp thời cần cố gắng kéo dãn cơ và xoa bóp, hoặc vận động nhẹ vùng cơ bị chuột rút. Sau khi đỡ chuột rút thì bơi trở lại bờ.

Các biện pháp phòng tránh chuột rút

  • Khởi động thật tốt trước khi vận động cơ thể, đặc biệt là các bài tập kéo dãn cơ. Điều này rất quan trọng khi bơi. Đồng thời, khi học bơi bạn nên học cách thả nổi.
  • Bổ sung đầy đủ nước và điện giải trước, trong và sau quá trình vận động bằng nước dừa, oresol, đồ uống thể thao…
  • Bổ sung đầy đủ vitamin, khoáng chất, bổ sung canxi cho cơ thể, thêm kali từ hoa quả như chuối, cam…
  • Trước khi bơi có thể uống đồ cay nóng gồm trà gừng, trà quế mật ong thậm chí trà ớt bởi các loại đồ uống này thông qua các thụ thể ở miệng và thực quản kích thích làm biến đổi hệ thần kinh, hạn chế việc bị chuột rút.

Chia sẻ

Hiện tượng chuột rút khi bơi rất nguy hiểm. Khi đang bơi, cơn đau chuột rút xuất hiện, làm giảm khả năng bơi lội. Nghiêm trọng hơn là bị chết đuối. Có nhiều người bơi giỏi, nhưng khi bơi bị chuột rút vẫn bị chết đuối. Thầy thuốc Việt Nam mời bạn đọc cùng tìm hiểu về chuột rút khi bơi và cách xử lý.

Làm gì khi bị chuột rút? 

Tắm biển thế nào cho đúng? 

Chuột rút là hiện tượng co thắt cơ đột ngột, ngoài ý muốn và gây đau dữ dội ở một bắp thịt, làm cho sự cử động khó khăn.Chuột rút có thể xảy ra ở bất cứ bắp thịt nào, nhưng thường thấy ở bắp chuối giữa đầu gối và cổ chân, bắp thịt đùi và hông, dọc theo bàn tay, bàn chân và cơ bụng.

Chuột rút tự phát xảy ra ở mọi lứa tuổi. Tuy nhiên hay gặp nhất ở người hay chơi thể thao và người già.

Với hoạt động bơi lội, chuột rút thường xảy ra do 3 nguyên nhân:

  • Do khởi động không kỹ trước khi bơi
  • Khi bơi dùng sức quá mạnh
  • Cơ thể không được cung cấp đủ canxi

Cách xử lý khi bị chuột rút dưới nước

Chuột rút có thể gây tử vong (nguồn: internet)

Hiện tượng này có thể xảy ra ở cả người đã biết bơi và những người chưa biết bơi, mới học bơi. Tuy nhiên trường hợp xảy ra ở những người chưa biết bơi, mới học bơi mức độ nguy hiểm sẽ cao hơn rất nhiều vì sự thích nghi với môi trường nước kém hơn, đồng thời chưa có kinh nghiệm xử lý chưa có.

Tuy nhiên, thực tế cho thấy nhiều người bơi giỏi nhưng khi bị đuối nước vì chuột rút rút và đã không xử lý đúng cách.

Chuột rút không chỉ gây đau đớn, khó khăn trong vận động, mà thực sự có thể gây nguy hiểm tính mạng khi đang bơi lội.

  • Cần bình tĩnh để nhờ sự giúp đỡ của người khác. Một tay ra hiệu, một tay cố gắng bơi. Trong trường hợp bạn gặp chuột rút, hãy cố gắng thả lỏng toàn bộ cơ thể. Ngửa người xuôi theo dòng nước, hai cổ tay quặp theo góc 90 độ, ngón tay chụm lại chĩa lên trời, đầu gối hơi co lại. Một phần cơ thể bạn có thể sẽ chìm xuống nước nhưng phần mặt, mũi thì vẫn nổi. Nếu bạn có đủ bản lĩnh để thực hiện đúng động tác trên thì vấn đề còn lại là chờ người đến cứu.

Cách xử lý khi bị chuột rút dưới nước

Cách xử lý chuột rút khi bơi (nguồn: internet)

  • Trong trường hợp không có ai đến cứu bạn có thể tự chữa chuột rút dưới nước như sau. Nếu ngón tay chuột rút. Bạn nên nắm chặt bàn tay. Sau đó xòe mạnh các ngón ra, lặp đi lặp lại vài lần. Nếu chuột rút ngón chân, cẳng chân hoặc đùi  thì dùng tay đối diện với chân bị chuột rút nắm lấy ngón chân, dùng sức kéo ngược lên phía trên thân người, đồng thời dùng tay cùng bên với chân bị chuột rút ấn vào đầu gối của chân bị chuột rút, làm cho chân bị chuột rút thẳng ra.
  • Không được giãy giụa vì càng giãy giụa bạn càng chìm nhanh và mất rất nhiều sức. Hãy cứ bình tĩnh thả nổi, bạn giữ được cơ thể nổi là bạn có thể sống được.


Quỳnh Trang (Thầy thuốc Việt Nam)

 Đề phòng trẻ bị viêm tai giữa khi bơi 

Tập thể thao mùa hè – những điều cần lưu ý 

(Visited 2.270 times, 1 visits today)