Câu - a. hoạt động cơ bản - bài 27 : viết các số đo khối lượng dưới dạng số thập phân

Dựa vào các kiến thức đã học ở lớp dưới để viết tên các đơn vị đo khối lượng và sắp xếp theo thứ tự từ lớn đến bé; nêu mối quan hệ giữa hai đơn vị đo liền kề, không liền kề.
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
  • Câu 1
  • Câu 2
  • Câu 3

Câu 1

Chơi trò chơi "xếp thẻ":

- Các bạn trong nhóm nối tiếp nhau viết tên các đơn vị đo khối lượng đã học lên các tấm thẻ :

Câu  - a. hoạt động cơ bản - bài 27 : viết các số đo khối lượng dưới dạng số thập phân

- Xếp các thẻ đó theo thứ tự thẻ có đơn vị đo từ lớn đến bé.

- Nêu mối quan hệ giữa các đơn vị đo liền kề, không liền kề. Viết các ví dụ, chẳng hạn :

Câu  - a. hoạt động cơ bản - bài 27 : viết các số đo khối lượng dưới dạng số thập phân

Phương pháp giải:

Dựa vào các kiến thức đã học ở lớp dưới để viết tên các đơn vị đo khối lượng và sắp xếp theo thứ tự từ lớn đến bé; nêu mối quan hệ giữa hai đơn vị đo liền kề, không liền kề.

Lời giải chi tiết:

- Các đơn vị đo khối lượng xếp theo thứ tự từ lớn đến bé :

tấn ; tạ ; yến ; kg ; hg ; dag ; g.

- Mối quan hệ :

+) Mỗi đơn vị đo khối lượng gấp \(10\) lần đơn bị bé hơn liền sau nó.

+) Mỗi đơn vị đo khối lượng bằng\(\dfrac{1}{{10}}\) (bằng 0,1) đơn vị lớn hơn liền trước nó.

- Ví dụ :

Câu  - a. hoạt động cơ bản - bài 27 : viết các số đo khối lượng dưới dạng số thập phân

Câu 2

Thực hiện lần lượt các hoạt động sau :

a) Hoàn thành bảng ghi tên các đơn vị đo khối lượng sau :

Câu  - a. hoạt động cơ bản - bài 27 : viết các số đo khối lượng dưới dạng số thập phân

b) Nêu mối quan hệ giữa hai đơn vị đo liền kề.

c) Đọc kĩ nhận xét sau :

- Mỗi đơn vị đo khối lượng gấp 10 lần đơn vị bé hơn liền sau nó.

- Mỗi đơn vị đo khối lượng bằng \(\dfrac{1}{{10}}\) (bằng 0,1) đơn vị lớn hơn liền trước nó.

Phương pháp giải:

Dựa vào các kiến thức đã học ở lớp dưới để hoàn thành bảng ghi tên các đơn vị đo khối lượng và nêu mối quan hệ giữa hai đơn vị đo liền kề.

Lời giải chi tiết:

a) Bảng ghi tên các đơn vị đo khối lượng:

Câu  - a. hoạt động cơ bản - bài 27 : viết các số đo khối lượng dưới dạng số thập phân

b) Mối quan hệ giữa hai đơn vị đo liền kề:

Mỗi đơn vị đo khối lượng gấp 10 lần đơn bị bé hơn liền sau nó.

Mỗi đơn vị đo khối lượng bằng\(\dfrac{1}{{10}}\) (bằng 0,1) đơn vị lớn hơn liền trước nó.

Câu 3

a) Đọc kĩ ví dụ sau và giải thích cho bạn nghe :

Ví dụ : Viết số thập phân thích hợp vào chỗ chấm :

6 tấn 234kg = tấn

Cách làm : 6 tấn 234kg = \(6\dfrac{{234}}{{1000}}\) tấn = 6,234 tấn.

Vậy : 6 tấn 234kg = 6,234 tấn.

b) Viết số thập phân thích hợp vào chỗ chấm :

Câu  - a. hoạt động cơ bản - bài 27 : viết các số đo khối lượng dưới dạng số thập phân

Phương pháp giải:

Dựa vào cách chuyển đổi : 1 tấn = 1000kg, hay 1kg =\(\dfrac{1}{{1000}}\) tấn = 0,001 tấn để viết số đo đã cho dưới dạng hỗn số, sau đó viết dưới dạng số thập phân.

Lời giải chi tiết:

Ta có :

7 tấn 49kg = \(7\dfrac{{49}}{{1000}}\) tấn = 7,049 tấn

31 tấn 8kg = \(31\dfrac{8}{{1000}}\) tấn = 31,008 tấn

Vậy ta có kết quả như sau :

Câu  - a. hoạt động cơ bản - bài 27 : viết các số đo khối lượng dưới dạng số thập phân