Cay kim that tai la cay gi

Bầu đất là một loại cỏ có nhiều cành, thân rất nhẵn, trong như mọng nước. Lá hình trứng tròn hay tù ở đáy lá, nhọn ở đầu, hơi có răng nhỏ ở mép, dài 3 – 8 cm; rộng 0,5 – 1,5 cm; rất nhẵn, mọng nước, cuống ngắn. Phiến lá trên mặt màu xanh thẫm trông như đen, mặt dưới màu đỏ tím, do đó có tên: Thiên hắc, nghĩa là trời ( ý nói mặt trên ) có màu đen, địa hồng nghĩa là mặt dưới màu hồng. Cụm hoa hình đầu màu vàng cam, mọc thành ngù kép, lá bắc ngoài hình sợi, dài 6 mm, lá bắc trong 8 – 12 chiếc, dài 15 mm, hơi khô xác ở mép. Quả bế hình trụ, nhẵn, có 10 sống.

Lưu ý: Cây kim thất tai có mấy loại ? kim thất tai có hai loại là một loại thân xanh ( rất dễ bị nhầm lẫn với cây mật gấu ) và một loại với thân tím.

D. Phân biệt cây kim thất tai với cây mật gấu

Cây mật gấu với cây rau lủi là hai cây thuốc hoàn toàn khác nhau. Song cũng phải công nhận rằng, cây kim thất tai là một cây thuốc tốt cho sức khỏe nhất là tác dụng mát gan giải độc. Nhưng cần gọi tên cây cho chính xác, tránh trường hợp đánh đồng khiến người bệnh không biết có thể mua nhầm dẫn tới việc điều điều trị bệnh không có hiệu quả và vô cùng mất thời gian.

Kim thất tai là cây thân mềm, sống hàng năm. Bộ phận dùng làm thuốc của cây này là lá ( khác hoàn toàn với cây mật gấu là sử dụng thân). Rau lúi lá có vị đắng, có thể dùng ăn sống, chế biến thành các món ăn dân dã hoặc đun nước uống.

Theo cuốn Từ điển “NHỮNG CÂY THUỐC VÀ VỊ THUỐC VIỆT NAM” của GS. Đỗ Tất Lợi có mô tả:

  • Cây mật gấu hay hoàng liên ô rô thuộc họ Hoàng liên Ranunculaceae.
  • Chiều cao cây có thể lên tới 4 đến 6 m. Lá kép lông chim, mọc so le, dài từ 20 – 40 cm, mang 11 – 25 lá chét cứng không có cuống và hình trái xoan hẹp, dài 6 – 10 cm, rộng 2 – 4,5 cm. Gốc tròn, đầu lá nhọn như gai, mép có răng nhọn. Hoa mọc thành cụm ở ngọn thân, màu vàng nhạt. Quả thịt, hình trái xoan, đường kính khoảng 1 cm, đầu quả có núm nhọn, khi chín có màu xanh nâu, chứa 3 – 5 hạt, mùa hoa từ tháng 2 – 4 và mùa quả là từ tháng 5 – 6.
  • Cây thường mọc ở các tỉnh miền núi phi Bắc nước ta.
  • Bộ phận dùng làm thuốc của cây mật gấu là thân. Người dân chặt thân cây về phơi khô làm thuốc ( người ta không dùng lá cây mật gấu để làm thuốc). Khi phơi khô thân cây có màu vàng óng, một đặc điểm dễ nhận biết để phân biệt với những cây thuốc khác.

E. Cây kim thất tai chữa bệnh gì ?

Cay kim that tai la cay gi
Tác dụng của kim thất tai

Chỉ mới thấy dùng trong phạm vi nhân dân.

Nhiều nơi nấu canh ăn như rau.

Thân và lá thường dùng phối hợp với nhiều vị thuốc để chữa sốt trong các bệnh sởi, scaclatin, kinh nguyệt không đều, thiếu máu, lỵ và những bệnh về thận

Xem thêm: Hạt hạnh nhân

F. Cách trồng kim thất tai

Cay kim that tai la cay gi
Cách trồng cây kim thất tai

1. Cần chuẩn bị

Chọn những cây sinh trưởng tốt, không mang mầm bệnh, thân to tròn, đã mọc lá mầm để tiến hành trồng. Nơi trồng có thể là chậu kiểng, thùng gỗ, hộp xốp hay khoảng đất ở sân vườn.

Đất trồng: Kim thất tai thích hợp với các loại đất có độ tơi xốp, khả năng thoát nước tốt.

Ánh sáng: Với đặc tính ưa sáng, bạn nên đưa Kim thất tai ra ở nơi nắng tốt. Như vậy cây mới tốt và nhanh được thu hoạch được.

Phân bón: phân hữu cơ sinh học, phân lân và phân NPK theo liều lượng.

2. Gieo trồng

Đầu tiên là tiến hành bón lót trên phần đất đã tơi xốp. Sử dụng phân hữu cơ sinh học và phân lân theo liều lượng được hướng dẫn sẵn cho từng diện tích trồng.

Đào hố cách nhau  25 x 25, đặt từng cây một xuống hố sau đó lấp lấp đất cho kín rễ, tưới ẩm hàng ngày.

G. Cây kim thất tai bán ở đâu uy tín ?

Hiện nay nhà vườn Hải Đăng được coi là địa chỉ bán cây kim thất tai trị tiểu đường với giá tốt nhất

Để được tư vấn kỹ thuật trồng cây kim thất tai, cách dùng lá kim thất tai chữa bệnh quý khách vui lòng liên hệ:

Số điện thoại: 0966.446.329 hoặc 035.964.2916;

Địa chỉ mua hàng: Ngách 68/45, ngõ 68, đường Nguyễn Văn Linh, phường Thạch Bàn, quận Long Biên, Hà Nội;

Chúng tôi đã mang cây thuốc lạ đi hỏi nhiều vị thầy thuốc Đông y hành nghề lâu năm, nhưng họ cho biết mới thấy cây thuốc này lần đầu. Trong các sách viết về cây thuốc ở Việt Nam cũng không thấy đề cập đến cây Kim Thất Tai.

Công dụng thần kỳ của cây thuốc lạ

Ông Tâm Khai phát hiện bị nhiều bệnh cùng một lúc: viêm tụy cấp, nhiễm trùng huyết, đợt cấp suy thận mãn, đái tháo đường tuýp 2, gai, thoái hóa cột sống, sụn 3 đĩa đệm cột sống, huyết áp cao, phổi có nước,… nói chung là bá bệnh. Nhờ kiên trì uống nước lạ thay trà bệnh tình ông thuyên giảm rồi khỏi hẳn.

Ông Tám Khai chia sẻ thêm: “Lúc anh Tâm cho tui cây thuốc thì ảnh nói là cây Kim Thất. Nhưng tui tra trên internet thì thấy không giống, bởi cây Kim Thất mọc thấp dưới đất. Nhiều người dân trong vùng đến xem, nếm thử thấy nó đắng quá nên gọi là cây Mật Gấu.

Nhưng tra trong mục những cây thuốc Nam trên internet thì thấy nó cũng không phải là cây Mật Gấu. Vì cây Mật Gấu thân gỗ, sử dụng phần rễ cây làm thuốc, còn cây này thân mềm, sử dụng lá cây làm thuốc.

Cay kim that tai la cay gi

Ông Tám Khai bên một nhánh cây Kim Thất Tai


Cũng có người nói đó là cây Mật Nhân, nhưng sau khi tìm hiểu kỹ thì tui thấy cũng không phải. Nói thiệt, cho đến bây giờ tui cũng chưa xác định được chính xác tên của cây thuốc này.

Hồi đó anh Tâm cho tui cây thuốc rồi hướng dẫn cách sử dụng như sau: Lấy lá cây này uống thay trà, mỗi sáng hái từ 3 đến 4 lá cây bỏ vô ly rồi châm 1 lít nước sôi vào, để khoảng 30 phút rồi rót nước uống từ từ. Nếu uống hết thì châm thêm 1 lít nước sôi vào uống tiếp.

Mỗi ngày chỉ nên uống khoảng 2 lít nước sôi với lá thuốc. Nhưng cũng có người sử dụng lá thuốc này nấu với 2 lít nước rồi để nguội, cho vào tủ lạnh uống từ từ thay trà.

Theo hướng dẫn của anh Tâm, sau khi uống lá thuốc được 7 ngày thì phải ngưng 7 ngày, sau đó mới uống tiếp 7 ngày nữa. Bởi lá thuốc gây đói bụng liên tục và hạ đường huyết rất tốt, cho nên nếu uống liên tục sẽ có nguy cơ tụt huyết áp.

Tui theo hướng dẫn của anh Tâm uống lá thuốc khoảng 8 tuần lễ thì thấy trong người hoàn toàn khỏe mạnh. Tôi đi xét nghiệm máu thì thấy tình trạng rất ổn định, lượng đường trong máu và huyết áp đều trở lại mức bình thường nên không còn uống lá cây thuốc thường xuyên. Nhưng mỗi tuần tui đều hái vài lá nấu uống như uống trà”.

Cay kim that tai la cay gi

Giấy xét nghiệm của ông Tám Khai cho thấy bệnh tình đã ổn định
 

Để chứng minh mình đã hết bệnh, ông Tám Khai đưa cho chúng tôi xem Phiếu Xét nghiệm hóa sinh máu ngày 24/3/2015 của Bệnh viện Đa khoa huyện Châu Thành. Trong phiếu này, chỉ tiêu Ure trong máu của ông Tám Khai là 6,20mg/lít (mức độ cho phép là từ 2,5 - 7,5mg/lít).

Lượng đường trong máu của ông Tám Khai là 6,20mg/lít (chỉ tiêu cho phép là từ 3,9 - đến 6,4mg/lít). Các chỉ tiêu xét nghiệm khác đều ở mức cho phép hoặc chỉ cao hơn đôi chút nhưng chưa đến mức báo động nguy hiểm. 

Truy tìm tung tích cây thuốc lạ 

Theo lời ông Phạm Duy Tâm, người tặng cây thuốc lạ cho ông Tám Khai, ông có được cây thuốc này cũng do một người bạn ở TP. Sa Đéc tặng. Theo ông Tâm, cây thuốc có tên chính xác là cây Kim Thất Tai, nhưng nguồn gốc như thế nào thì ông không rõ lắm. Gần đây, ông nghe tin có người ở TP. Cần Thơ và một Việt kiều Úc sau khi uống nước lá Kim Thất Tai thường xuyên đã khỏi được bệnh viêm gan mãn tính.

Chúng tôi đã mang cây thuốc lạ này đi hỏi nhiều vị thầy thuốc Đông y hành nghề lâu năm, nhưng họ cho biết mới thấy cây thuốc này lần đầu. Trong các sánh viết về cây thuốc ở Việt Nam cũng không thấy đề cập đến cây Kim Thất Tai.

Cuối cùng, khi tra trên mạng internet, chúng tôi tìm được 1 tài liệu của một vị bác sĩ Việt kiều. Tài liệu này cho biết, cây thuốc Kim Thất Tai còn có tên gọi là cây Bilberry (Vaccinium myrtillus) thuộc họ Éricaceae, chuyên trị bệnh tiểu đường.

Cay kim that tai la cay gi

Cây Kim Thất Tai trồng trong vườn nhà ông Tám Khai


Đây là loại dược thảo mới được khám phá. Ở Việt Nam có một cây cùng họ với cây Bilberry tên gọi là cây Kim Thất Tai (Gynura Acutifolia) thuộc họ Asteraceae. Nó hoàn toàn giống cây Bilberry nhưng bông màu vàng, cũng được dùng để trị bệnh tiểu đường.

Cây Kim Thất Tai có nguồn gốc từ Thuỵ Điển, mới xuất hiện tại Việt Nam vài năm gần đây. So sánh với mô tả của vị bác sĩ Việt kiều thì có thể thấy cây Kim Thất Tai chính là cây thuốc lạ đang trồng trong vườn nhà ông Tám Khai. 

Theo tài liệu trên, ngoài việc dùng làm thuốc trị bệnh không gây phản ứng phụ, cây Kim Thất Tai còn có thể dùng để xào, nấu canh ăn như rau và mùi vị rất dễ ăn. Cây Kim Thất Tai rất hiệu quả trong việc điều trị nhiều chứng bệnh:

- Trị tiểu đường: Sáng - chiều, nhai nuốt mỗi lần 7-9 lá. Điều hoà lượng đường trong máu rất rõ rệt. Không gây phản ứng phụ. Không độc. Có thể kết hợp với các vị thuốc trị tiểu đường khác. 

- Trị ho gió, viêm phế quản, ho khan hoặc có đờm: nhai một lá Kim Thất Tai, ngậm nước nuốt dần. Khỏi ho sau 5 phút. Nếu bị viêm họng thì nhai lần lượt từng lá Kim Thất Tai, ngậm nuốt dần dần. Sau 30 đến 60 phút sẽ khỏi. 

- Nhức đầu: Giã nhuyễn lá Kim Thất để đắp vào chỗ đau trên đầu, đồng thời dùng máy xay sinh tố xay 5 ngọn Kim Thất thái nhuyễn cùng với 100ml nước để uống. Sẽ khỏi nhức đầu sau 20 phút. 

- Đau lưng nhức mỏi: Thái nhỏ 10 ngọn Kim Thất, nấu thành canh để ăn. Khỏi đau lưng sau 5-6 giờ. 

- Táo bón, kiết lỵ: Xay 6 ngọn Kim Thất thái cùng với 120ml nước. Chia làm 2 phần để uống vào buổi sáng và chiều. Sau 5,6 ngày sẽ khỏi. 

- Đau bụng, tiêu chảy: Nhai khoảng 10 lá KimThất hoặc giã nát hòa với nước để uống. Sẽ giảm đau bụng và tiêu chảy sau 30 phút. 

- Bong gân: Giã nát 2 ngọn Kim Thất đắp lên chỗ viêm gân, đau nhức. Sau đó dùng 1 lá Đại Tướng Quân hơ lửa cho nóng, quấn quanh nơi đã đắp Kim Thất Tai, buộc hoặc băng bên ngoài để giữ ổn định. Sau 6-8 giờ sẽ khỏi. 

- Bị ngộ độc do thức ăn: Xay 6-8 ngọn Kim Thất cùng với 100-200 ml nước, phân làm 2 lần uống cách nhau 2 giờ. Nhanh chóng hấp thụ bớt độc tố, làm giảm tác dụng chất độc. 

Ngoài ra, cây Kim Thất Tai còn trị chứng mất ngủ, thấp khớp, sổ mũi, ho lao, viêm đại tràng mãn tính… Người khỏe mạnh dùng Kim Thất Tai thì máu huyết được lưu thông, điều hòa huyết áp, tăng cường các chức năng nội tiết.