Chương trình to chức trò chơi dân gian

Nhằm thực hiện tốt phong trào trường học thân thiện học sinh tích cực trong giai đoạn hiện nay; Tạo sân chơi bổ ích cho học sinh nhằm tăng cường tính hoạt động, nhạy bén trong học sinh, hoạt động trải nghiệm… đồng thời lập thành tích tốt chào mừng 90 năm Ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh 26/3/1931 – 26/3/2021.

Thời gian tổ chức: Trong tuần lễ 26-3-2021, bắt đầu 16 giờ 45 phút hàng ngày.

* Cụ thể:

- Thứ 5 ngày 18-3-202, khối 5 thi

- Thứ 2 ngày 22-3-2021, khối 4 thi

- Thứ 3 ngày 23-3-2021, khối 3 thi

- Thứ 4 ngày 24-3-2021, khối 2 thi

- Thứ 5 ngày 25-3-2021, khối 1 thi

Chương trình to chức trò chơi dân gian

Trò chơi “Vượt chướng ngại vật – Đi câu cá” dành cho học sinh Khối lớp 5

* Ý nghĩa: Rèn cho học sinh tinh thần đoàn kết, tính cẩn thận, khéo léo…

* Dụng cụ: Cần câu, cá…

*Cách chơi:

- Mỗi đội 5 nam và 5 nữ. Mỗi lượt đi là 01 em, vượt qua chướng ngại vật, sau đó cầm cần câu, câu được 01 con cá, nhanh chạy về chỗ đổi với người thứ 2, cứ như thế lần lượt đến người cuối cùng.

- Kết quả đội nào về nhất là thắng với điều kiện phải đầy đủ cá, không vi phạm lỗi kỹ thuật.

Chương trình to chức trò chơi dân gian

Trò chơi “chuyền nhanh, chạy nhanh, tung bóng vào rổ” dành cho học sinh Khối lớp 4.

* Ý nghĩa: Rèn cho học sinh tinh thần đoàn kết, nhanh nhạy, khéo léo, chính xác…

* Dụng cụ: Bóng, rổ, phấn

* Cách chơi:

- Mỗi đội 5 nam và 5 nữ.

- Khi có hiệu lệnh bắt đầu, các em chuyền bóng qua đầu đến em cuối cùng thì em cuối cùng cầm bóng chạy lên đầu hàng, tung bóng vào rổ, nếu bóng không vào thì nhặt bóng ném tiếp. Khi bóng vào thì nhặt bóng và chuyền bạn kế tiếp, trò chơi cứ diễn ra liên tục đến em số 1 hoàn thành và hô to: Hết, đội nào về trước thì thắng cuộc.

Chương trình to chức trò chơi dân gian

Trò chơi: “ Phi ngựa nhanh” dành cho học sinh Khối lớp 3

* Ý nghĩa: Rèn cho học sinh tinh thần đoàn kết, khả năng quan sát, lưu giữ trò chơi dân gian…

* Dụng cụ: Ngựa, 3 trụ, phấn, còi

* Cách chơi:

- Mỗi đội 5 nam và 5 nữ. Các đội đứng thứ tự nam nữ xen kẻ, em đứng đầu cầm con ngựa, khi trong tài thổi còi thì em đầu chạy một vòng qua cây trụ quay về chuyền cho em thứ hai, cứ như thế thực hiện đến em cuối cùng.

- Kết quả đội nào về trước là thắng, với điều kiện em cuối cùng phải hô to: “Hết”

- Thi mỗi lượt hai đội lấy một đội nhất, sau vào chung kết nhất, nhì, ba.

* Lưu ý: học sinh phải chạy đúng cách ngựa chạy, nếu chạy không đúng phải trở lại vạch chạy lại.

Chương trình to chức trò chơi dân gian

Giáo viên hướng dẫn cách chơi cho các đội.

Chương trình to chức trò chơi dân gian

Các đội chơi rất phấn khởi khi tham gia các trò chơi.

Chương trình to chức trò chơi dân gian

Trọng tài hướng dẫn cách chơi Trò chơi “Nhảy lò cò” dân gian dành cho học sinh Khối lớp 2

* Ý nghĩa: Rèn cho học sinh tinh thần đoàn kết, khả năng quan sát, khéo léo,  lưu giữ trò chơi dân gian…

* Dụng cụ: Phấn, đồng chàm

* Cách chơi:

- Mỗi đội 5 nam và 5 nữ.

- Mỗi em đi một lượt, nếu em bị thì đến em kế tiếp (nếu không bị thì vẫn chơi ô tiếp theo), đội nào đến ô số 9 trước là thắng cuộc.

* Lưu ý: Chấp nhận học sinh nhảy đạp mức, chống hai tay lấy đồng chàm.

Chương trình to chức trò chơi dân gian

Trò chơi “Chuyền vòng nhanh” dành cho học sinh Khối lớp 1

* Ý nghĩa: Rèn cho học sinh tinh thần đoàn kết, nhanh nhạy, khéo léo,  lưu giữ trò chơi dân gian…

* Dụng cụ: Vòng

* Cách chơi:

- Mỗi đội 5 nam và 5 nữ. Các đội đứng thứ tự nam nữ xen kẻ, em đứng đầu cầm vòng đưa lên cao, khi trong tài thổi còi thì em đầu đưa từ trên xuống chân, em thứ hai nhảy vào vòng đưa từ chân lên đầu, em thứ ba nhận vòng em thứ hai sau đó đưa từ đầu xuống chân cứ như thế thực hiện đến em cuối cùng.

- Kết quả đội nào về trước là thắng, với điều kiện em cuối cùng phải đưa vòng lên cao và hô to: “Hết”

- Thi lần 1 ba đội lấy một đội nhất, một đội nhì, vào chung kết nhất, nhì, ba.

- Thi lần 2 hai đội lấy một đội nhất, sau vào chung kết nhất, nhì, ba.

Chương trình to chức trò chơi dân gian

Chương trình to chức trò chơi dân gian

Ban tổ chức trao quà cho các đội chơi thắng cuộc

Trong quá trình chơi các đội chơi đều thực hiện nghiêm túc theo yêu cầu của ban tổ chức, tổ trọng tài. Đoàn kết, luôn thể hiện tinh thần cao thượng trong mỗi trò chơi.  Chơi hết mình, nhiệt tình, đầy đủ số lượng trong khi tham gia.  Những khối lớp chưa đến lượt tham gia học sinh ra về tránh tình trạng tập trung quá đông gây ảnh hưởng sức khỏe trong thời gian phòng chống Covid - 19.

TPT Đội

Sáng dậy bật TV, người dân Hàn ngỡ ngàng thấy nữ idol TWICE dẫn chương trình thời sự của đài truyền hình quyền lực JTBC

Chương trình to chức trò chơi dân gian


Một vài mẫu kịch bản chương trình Tết trung thu dành cho Mc nhí, Mc - Người dẫn chương trình tham khảo.Bạn đang xem: Lời dẫn chương trình trò chơi dân gian

Kịch bản I


Chương trình to chức trò chơi dân gian


MC1: Chiếc đèn ông sao sao lấp lanh tươi màu/ Cán cây rất dài cán cao quá đầu/ Em cầm đèn sao em hát vang vang/ Đèn sao tươi màu của đêm rằm liên hoan. (Tên MC2) này, bạn có biết tên ca khúc mà mình vừa hát không?

MC2: Là bài Chiếc đèn ông sao. Bài hát này, bạn nhỏ Việt Nam nào cũng thuộc làu luôn. Mỗi khi nghe những giai điệu, câu từ của bài hát vừa cất, ai cũng có cảm giác Tết Trung Thu đến thật rồi.

MC1: Và ở Hà Nội lúc này, không khí đã ngập tràn trên các con phố Hàng Mã. Con phố rực rỡ sắc màu với những cửa hàng bày bán đồ chơi truyền thống như: mặt nạ giấy in hình những con vật dễ thương, đầu sư tử vui nhộn, đèn ông sao rực rỡ, đèn kéo quân đủ loại to nhỏ và những chiếc đèn lồng các loại đẹp lung linh.

Bạn đang xem: Lời dẫn chương trình trò chơi dân gian

Bạn đang xem: Lời dẫn chương trình trò chơi dân gian

MC2

: Trong tuổi thơ của mỗi người, hình ảnh chiếc đèn ông sao là đồ chơi không thể thiếu trong cỗ trông trăng. Theo như tìm hiểu thì năm nay mỗi chiếc đền ông sao được bầy bàn trên phố Hàng Mã dao động từ 15000- 20000 nghìn đồng. Chiếc đèn ông sao cách điệu vừa xinh xắn, vừa đẹp mắt lại có giá cả khá phù hợp với túi tiền của mọi người. Đây sẽ là món quà thực sự ý nghĩa mà người lớn dành tặng cho các bạn nhỏ.

MC1: Các bạn thấy không, những chiếc đèn lồng hình voi khá ngộ nghĩnh và đáng yêu. Rất nhiều nhân vật hoạt hình đang được yêu thích như Minions, mào máy thông minh Doraemon, Pikachu… cũng được bày lên kệ trong mùa thu năm nay. Ngoài ra, những chiếc đèn ông sao bằng điện cũng được bày bán tại đây. Các sản phẩm được thiết kế kích thước từ bé tới lớn phù hợp với độ tuổi của từng em nhỏ.

MC2: (Tên MC1) này, bây giờ chúng ta hãy cùng dạo quanh con phố Hàng Mã để chọn cho mình những chiếc đèn ông sao nhé.

Cả hai: Hẹn gặp lại các bạn trong chương trình lần sau!!!

Kịch bản II : Phố đi bộ Hồ Gươm


Chương trình to chức trò chơi dân gian


(Quay 1 cảnh tham gia trò chơi dân gian: nhảy sạp/ kéo co/ cà kheo …)

MC1: MC1và MC2 đang có mặt tại phố đi bộ khu vực Bờ Hồ Hoàn Kiếm. Vào những ngày cuối tuần, rất đông người dân dạo bước xung quanh những con đường quen thuộc trên phố cổ Hà Nội. Đặc biệt, những trò chơi dân gian, hoạt động văn nghệ được tổ chức dọc các tuyến phố đi bộ quanh hồ Gươm thu hút lượng lớn du khách trong và ngoài nước.

MC1: Rất dễ dàng nhận thấy, hầu như các gia đình đến với Phố đi bộ Hồ Gươm để tận hưởng bầu không khí trong lành, lưu giữ khoảnh khắc hạnh phúc bên nhau. Các em nhỏ thì rất thích thú khi được đi chơi, trên tay cầm kẹo bông, cây kem Tràng Tiền, hay những chùm bóng bay màu sắc rực rỡ … . Hình ảnh này khiến MC1 nhớ về những kỉ niệm đẹp khi còn là em bé được bố mẹ dắt đi chơi trên khắp những con đường thanh bình của đất nước.

MC2: Đúng rồi, cảm xúc tự hào đến khó tả khiến chúng ta càng thêm yêu từng góc phố, thôn làng thân yêu, gia đình, bạn bè, những người xung quanh .

MC1: Nếu đi cùng gia đình, bạn bè tới phố đi bộ, MC2 thích điều gì nhất ở đây?

MC2: Mình thích thưởng thức ẩm thức phố phường. Những món ăn thơm ngon khó cưỡng: Bánh mì, xôi chè, bún thang, há cảo chiên, phở bò, bún chả nem cua bể, bún đậu mắm tôm, hoa quả dầm …. Đến phố Hàng Bồ, Hàng Gai, Hàng Điếu, bạn sẽ bắt gặp những viên bánh trôi tàu béo tròn, dẻo quánh, thêm ít lạc mè ngon tuyệt, nước lại ngọt ấm thơm mùi gừng. Bên trong là nhân đỗ xanh hoặc dừa vừng đen hay thịt xá xíu, ăn vào mùa đông thì ngon hết sẩy.

MC1: Một vòng phố cổ, ngắm đã mắt những khung cảnh như mộng, ăn no bụng những món ngon, được chơi vui hết nấc cùng những trò chơi dân gian như nặn tò he, kéo co, ô ăn quan… Ngày hôm nay của chúng ta thật đáng nhớ.

MC2: Những điều đáng nhớ còn rất nhiều nữa MC1 ạ. Hãy nhìn xem, những người bạn lớp MC nhí yome.vn của chúng ta đang rất hào hứng với trải nghiệm tại khu phố sách, quán café, cầu Thê Húc. Mời quí vị và các bạn cùng MC2, MC1 đến với hành trình khám phá mới nhé!

Kịch bản III: Di tích thờ mẫu Đền Bà Kiệu

MC1MC2: Xin chào quí vị và các bạn!

MC1: Đạo mẫu là một tín ngưỡng phổ biến ở Việt Nam, từ thành thị cho đến thôn quê hầu như nơi nào cũng có đền thờ Mẫu.

MC1: Hôm nay MC1 và MC2 sẽ đưa quí vị và các bạn tới tham quan di tích thờ Mẫu ngay tại trung tâm Hà Nội. Đó là đền Bà Kiệu ngụ tại số 59 phố Đinh Tiên Hoàng.

MC2: Đền Bà Kiệu chỉ là tên dân gian quen gọi, xưa kia đền có tên là “Huyền Chân Địa” (Thiên Tiên Địa). Đền là một di tích cổ nằm ở khu đất thiêng giữa trung tâm Thăng Long - Hà Nội, phía trước đền là cụm di tích Ngọc Sơn với tháp Rùa nơi gắn với huyền thoại vua Lê Thái Tổ trả gươm cho Rùa thần, phía trên của đền là quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục nơi diễn ra những sự kiện lịch sử gắn với giới nho sĩ trí thức yêu nước Hà thành.

Xem thêm: Bài Văn Tả Cô Giáo Lớp 1 Của Em, 28 Bài Văn Tả Cô Giáo Lớp 5 Hay Nhất

MC1: MC2 này, bạn có biết đền Bà Kiệu thờ ai không?

MC1: Đây là lần đầu tiên MC1 được khám phá kiến trúc đền Bà Kiệu và mình rất ấn tượng với cấu trúc hai phần này. Tam quan ở sát Hồ Gươm, còn đền thờ ở về bên này đường, toạ lạc theo hướng nam, sát bờ bắc của hồ Hoàn Kiếm.

Tam quan gồm ba gian xây gạch, kiểu tường hồi bít đốc, mái lớp ngói ta. Khu kiến trúc chính của đền có quy mô lớn, kết cấu hình chữ Công, gồm nhà tiền tế, phương đình và hậu cung.

MC2: Các bạn biết không, theo như MC2 được biết vào những dịp lễ như Quốc khánh, Trung thu du khách đến tham quan đền Bà Kiệu có thể thưởng thức những màn biểu diễn văn hóa dân gian như ca trù, chèo, hát xẩm, chầu văn, đờn ca tài tử dưới sự thể hiện của các nghệ sĩ đến từ Nhà hát Chèo Hà Nội và Nhà hát Cải lương Hà Nội nữa đấy!

MC1: Bên cạnh đó, xung quanh đền còn có rất nhiều trò chơi dân gian, những khu vực bày bán đồ chơi và các hoạt động các mà MC1 tin chắc rằng các bạn sẽ thích.

MC2: Các bạn ơi! Với những thông tin mà MC2 và MC1 cung cấp vừa rồi mình hi vọng các bạn sẽ đến tham quan di tích lịch sử đền Bà Kiệu trong thời gian gần nhất

MC1: Còn bây giờ, xin chào và hẹn gặp lại các bạn trong chương trình lần sau.

Kịch bản IV: Phố sách Đinh Lễ


Chương trình to chức trò chơi dân gian


MC1: Những ngày cuối tuần được cuộn mình trong chăn ngủ lười thì thật là thích. Nhưng các bạn ơi, hãy dậy thôi nào, Hà Nội hôm nay đẹp nhường này cơ mà.

MC2: Thu về trong lòng phố, nơi nơi đều thấy những màu sắc dịu dàng, không khí thì trong trẻo đến lạ. MC2 đã tỉnh giấc từ khi những tia nắng đầu tiên nhẹ nhàng rơi bên cửa sổ và bây giờ sẽ đồng hành cùng MC1 đến một nơi mà bạn nào cũng phải thốt lên: Woa … thật tuyệt vời.

MC1: Với hàng nghìn đầu sách đủ loại, phố Đinh Lễ được mệnh danh là kho sách của Hà thành. Kho kiến thức choáng ngợp ở đây trở nên gần gũi, sinh động vô cùng trên dọc hai bên đường phố. Những cửa hàng ở đây đều khá tương đồng về không gian và luôn thường cập nhật các loại sách mới,. Do vậy bạn có thể đến tham quan hoặc tìm mua bất kỳ ở hiệu sách nào.

MC2: Không chỉ thu hút khách bởi số lượng lớn, sách ở đây còn đa dạng về đề tài. Văn học Việt Nam, văn học nước ngoài, khoa học đời sống, giáo khoa hay ngoại ngữ … thế giới của mỗi người trở nên tươi đẹp hơn khi hiện diện những cuốn sách yêu thích. Nhâm nhi một tách caphe, thư giãn lật từng trang giấy chăm chú đọc trong một ngày yên bình, thời gian của chúng ta đáng giá hơn bao giờ hết.

MC1: MC2 à, ngay tại phố sách Đinh Lễ lúc này, bạn mong muốn được sở hữu cuốn sách nào nhất?

MC2: Mình rất thích những tác phầm văn học Việt Nam và Tuổi thơ dữ dội của nhà văn Phùng Quán chính là cuốn sách mình mong muốn từ lâu. Còn Bạn thì sao, MC1?

MC1: Mình đang sở hữu kha khá những cuốn sách gối đầu giường của trẻ em Việt Nam rồi: Dế mèn phiêu lưu kí, Búp Sen xanh, Không gia đình, bộ truyện tranh Tí Quậy, thần Đồng đất Việt … Riêng hôm nay mình muốn mua cuốn Thời thơ ấu của nhà văn Macxim Gorky.

MC2: Chúng ta đúng là có cùng sở thích về văn hóa đọc đấy. Sách giúp chúng ta có thêm nhiều kiến thức, vốn từ và nuôi dưỡng tâm hồn đẹp, biết lắng nghe, yêu thương và chia sẻ. Đến với Phố sách Đinh Lễ, MC2 và MC1 hi vọng mang tới cho các bạn cái nhìn sinh động hơn về con đường sách được đông đảo các bạn trẻ và những người lớn tuổi yêu mến.

Và bây giờ, MC1và MC2 phải nói lời tạm biệt rồi, xin chào và hẹn gặp lại!

Kịch bản V:ĐỒ CHƠI DÂN GIAN TÒ HE


Chương trình to chức trò chơi dân gian


MC1: Xin kính chào quý vị và các bạn. Trong chương trình “S Việt Nam” hôm nay, MC1 và MC2 sẽ cùng quí vị và các bạn khám phá những điều thú vị của phố đi bộ Hồ Gươm.

MC2: Sức hút đặc biệt của phố đi bộ Hồ Gươm là gì? MC2 bật mí nhé, đó chính là khu vực bày bán đồ chơi dành cho các em nhỏ. Và nơi chúng ta nhất định phải dừng chân, cũng không thể rời mắt, đó chính là những món đồ chơi dân gian của trẻ em Việt Nam.

MC1: Những chú tò he xanh xanh đỏ đỏ đẹp mắt, yêu ơi là yêu tô điểm thêm nhiều màu sắc vui tươi cho cuộc sống. MC2 ơi, mình thực sự đang rất tò mò muốn biết, bằng cách nào mà người nghệ nhân tài ba có thể làm nên món đồ chơi tuyệt duyệt ấy.

MC2: Vậy thì còn chờ gì nữa, chúng ta hãy cùng đến với gian hàng đồ chơi đắt giá nhất mùa trung thu năm nay ngay thôi nào.

Phỏng vấn nghệ nhân – gian hàng Tò he:

MC1: Chào bác ạ. Bác ơi, mỗi ngày bác bán được nhiều đồ chơi tò he không ạ?

MC1: Ngoài các bạn nhỏ ra, cháu tin chắc rằng rất nhiều người lớn cũng yêu thích món đồ chơi Tò he này. Cháu thấy nguyên liệu có sự kết dính rất tốt, bác có thể bật mí về nguyên liệu được không?

-…..(Nghệ nhân: nguyên liệu là bột gạo)

MC2: Ồ, thật đáng ngạc nhiên ạ. Còn những màu sắc đẹp mắt này, bác làm thế nào để có thể pha trộn và tạo ra những gam màu tự nhiên như vậy?

-…

MC2: Khâu khó nhất khi làm tò he là tạo hình phải không bác?

MC2: Quả là rất công phu và giàu sức sáng tạo. Đối với các bạn nhỏ Việt Nam, những món đồ chơi dân gian có ý nghĩa thật đặc biệt, không chỉ đẹp mắt, mang tính an toàn cao, mà còn đọng lại những cảm xúc rất riêng.

MC1: Cho nên, MC1 và MC2 mong các bạn luôn luôn dành thật nhiều tình cảm tới những gian hàng Tò he mộc mạc và dân giã như thế này. Chúc các bạn có một mùa trung thu thật ấm áp, “S Việt Nam” sẽ tiếp tục với những trải nghiệm mới của các bạn MC nhí yome.vn tại phố cổ Hà Nội. Mời quí vị và các bạn cùng theo dõi tiếp nhé!

Kịch bản VI: Du lịch nhà cổ Mã Mây

MC1: Tiếp theo seri phóng sự Khám phá phố cổ Hà Nội mùa Trung thu của các bạn học viên MC nhí yome.vn, MC1 và MC2 rất vui khi được đồng hành cùng quí vị trong chương trình Du lịch Hà Thành.

MC2: Cuộc sống, văn hóa, con người Hà Nội trong lịch sử và thường ngày luôn mang trong mình nét thanh tao vốn có. Và nơi MC2 đang đứng là ngôi Nhà cổ 87 Mã Mây – nơi còn lưu lại rất nhiều những nét văn hóa của một Hà Nội thanh lịch, văn hiến.

MC1: Đây không phải lần đầu tiên MC1 đến tham quan ngôi nhà cổ 87 Mã Mây nhưng vẫn thấy rất hào hứng trước khối kiến trúc độc đáo này. MC2, còn bạn thì sao?

MC2: Mình cũng luôn cảm thấy mới mẻ mỗi lần đặt chân tới đây.

Ngôi nhà mang đặc trưng của nhà cổ xưa Hà Nội, tức là theo dạng hình ống, đa năng sử dụng. Nhà hẹp về chiều ngang nhưng rất sâu, các lớp nhà được ngăn cách bởi các lớp sân trong.

MC2: Ban ngày, ngôi nhà được mở cửa thường xuyên cho khách du lịch tới tham quan, vé vào cửa là 10 nghìn đồng. MC1 này, điều quan trọng mà chúng ta muốn nhấn mạnh tới quí vị khán giả trong chương trình hôm nay là gì?

MC1: Chỉ hai từ thôi, đó chính là Ca trù. Ban quản lý phố cổ cho biết, chuẩn bị cho mùa Trung thu tới, phố cổ Hà Nội sẽ tổ chức nhiều chương trình hấp dẫn, trong đó, chắc chắn không thể thiếu những buổi hát ca trù do giáo phường Thăng Long biểu diễn tại Nhà cổ Mã Mây.

MC2: Vâng. Quí vị và các bạn nhớ đón xem loại hình văn hóa dân gian đặc trưng của người Hà Nội xưa tại đây nhé. Di sản văn hóa thế giới ngay giữa lòng Thủ đô vẫn đang được giữ gìn, bảo tồn và phát huy ngày càng phát triển.