Chuột hamster nhịn đói được bao lâu

Nhiều bạn thắc mắc chuột hamster sống được bao lâu? Liệu chúng chỉ sống trong 1 tháng hay còn lâu hơn nữa. Và có những yếu tố nào sẽ ảnh hưởng đến tuổi thọ của hamster. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ đem đến cho bạn những thông tin bổ ích nhất về chuột hamster sống được bao lâu và những yếu tố ảnh hưởng. 

Chuột hamster sống được bao lâu? 

Khi nuôi hamster, bạn có thắc mắc chuột hamster sống được bao lâu không? So với nhiều loài vật nuôi trong nhà, chuột hamster thường có tuổi thọ khá ngắn. Tuổi thọ của hamster phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau.

Vòng đời của chuột hamster là khoảng 2-3 năm. Đến tầm 1 năm tuổi, chúng đã được xem là hamster già. Điều này thể hiện qua tính cách và năng lượng hàng ngày của chúng. Tuy nhiên, có những chuột hamster sống ngoài tự nhiên sẽ sống lâu hơn so với chuột đã được thuần chủng. Tuổi thọ của chúng có thể kéo dài chừng hơn 3 năm.

Chuột hamster nhịn đói được bao lâu
Chuột hamster sống được bao lâu phụ thuộc vào nhiều yếu tố

Chuột hamster có tuổi thọ ngắn do đâu?

Chuột hamster sống được bao lâu còn do nhiều yếu tố khác nhau. Đến một độ tuổi nhất định, cơ thể phát triển toàn diện khiến cho tuổi thọ cũng giảm dần. 

Với hamster thuần chủng, do chúng cai sữa từ khoảng 3-4 tuần, trong khi chúng cần được sự chăm sóc của bố mẹ suốt 6 tuần đầu. Vì thế, chúng cai sữa hoàn toàn đã được xếp vào loại trưởng thành. Lúc này, cơ thể hamster đã phát triển toàn diện. 

Chuột hamster nhịn đói được bao lâu
Chuột hamster sống được bao lâu và nguyên nhân

Sự khác nhau về tuổi thọ của hamster giữa các loại

Chuột hamster sống được bao lâu cũng do các loài. Vậy loài nào sống được lâu hơn? Theo thống kê, hamster có 5 loại với độ tuổi sống dao động như sau:

  • Chuột hamster Robo: 3-3,5 năm
  • Chuột hamster Syrian: 2-2,5 năm
  • Chuột hamster Winter White: 1-1,5 năm
  • Chuột hamster Campbell: 2 năm
  • Chuột hamster Chinese: 1-2 năm

Nói chung, tuổi thọ của hamster còn phụ thuộc vào cách bạn lựa chọn cũng như quá trình chăm sóc hàng ngày. Vòng đời của hamster thật là điều thú vị và giúp chúng ta có cái nhìn sâu sắc hơn về loài động vật đáng yêu này.

#3 Yếu tố quyết định đến tuổi thọ của hamster

Khi đã biết chuột hamster sống được bao lâu, thì bạn cũng nên tìm hiểu những yếu tố khiến chúng có tuổi thọ ngắn như thế. Có nhiều yếu tố tự nhiên và di truyền, nhưng cũng có một số yếu tố từ chính người nuôi tác động đến tuổi thọ của hamster như sau:

Môi trường sống

Yếu tố đầu tiên ảnh hưởng tới việc chuột hamster sống được bao lâu là môi trường sống. Nếu hamster sống trong môi trường tốt và thoải mái, chúng sẽ có tuổi thọ kéo dài. Việc này thể hiện qua:

  • Lồng phù hợp với hamster;
  • Hamster có nguồn gốc và xuất xứ rõ ràng;
  • Chất lượng sống của hamster cao: cung cấp thức ăn đầy đủ dinh dưỡng, có đồ chơi để chúng nhai…
  • Tinh thần của hamster thoải mái;
  • Chỗ ở đảm bảo vệ sinh, sạch sẽ. Mỗi tuần vệ sinh 1-2 lần để làm sạch, khử khuẩn và mùi…
Chuột hamster nhịn đói được bao lâu
Môi trường sống ảnh hưởng tới chuột hamster sống được bao lâu

Chế độ dinh dưỡng

Điều không thể thiếu khi nói tới việc ảnh hưởng chuột hamster sống được bao lâu là chế độ dinh dưỡng hàng ngày. Bạn nên có chế độ ăn uống phù hợp và đảm bảo dinh dưỡng cho hamster. Hãy thay đổi khẩu phần ăn để hamster không cảm thấy bị chán ăn và bỏ đói.

Các loại thực phẩm như rau xanh, trái cây… thích hợp để cho hamster có nguồn dưỡng chất đầy đủ nhất. Ngoài ra, bạn có thể bổ sung các loại vitamin, omega cho chúng phát triển toàn diện hơn. Tuyệt đối không được để hamster ăn những đồ nhiều dầu mỡ, có mùi ôi thiu… sẽ ảnh hưởng tới dạ dày của chúng.

Chuột hamster nhịn đói được bao lâu
Chuột hamster sống được bao lâu nhờ chế độ dinh dưỡng

Một số loại bệnh

Chuột hamster rất dễ gặp các loại bệnh. Và nếu không phát hiện và chữa trị kịp thời sẽ là nguyên nhân khiến chúng rút ngắn tuổi thọ. Tất cả quá trình chăm sóc hamster, bạn cần theo dõi và đưa chúng đến bác sĩ thú y kịp thời để tránh bệnh trở nên nghiêm trọng.

Bên cạnh đó, hamster cũng như các loài động vật khác. Bệnh của hamster có thể chia thành dạng truyền nhiễm hoặc không truyền nhiễm. Vì thế, khi thấy bất cứ biểu hiện của loại bệnh nào, hãy nhanh chóng đưa hamster vào 1 nơi thoáng mát và có biện pháp cách ly để tránh lây lan. 

Bật mí cải thiện tuổi thọ của hamster

Bạn có thể cải thiện việc chuột hamster sống được bao lâu bằng việc đảm bảo vệ sinh khi tiếp xúc với chúng. Việc này sẽ giúp hạn chế các vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể hamster. Do chúng ta thường ra ngoài, tiếp xúc với nhiều bụi bẩn và vi khuẩn, và nếu không rửa ta và trực tiếp chạm vào hamster dễ làm cho vi khuẩn xâm nhập. 

Không chỉ thế, nơi ở của hamster cũng cần đảm bảo vệ sinh. Đây là chỗ hamster thường xuyên tiếp xúc mỗi ngày. Nếu lồng được vệ sinh sạch sẽ và thoáng mát giúp hamster phát triển khoẻ mạnh hơn. Đồng thời hãy đảm bảo lồng chuột không gây nguy hiểm cho chúng. 

Các món đồ như bánh xe chạy cho hamster đặt trong lồng có thể khiến chúng bị gãy chân. Bạn nên tìm hiểu và mua những đồ bằng nhựa có bề mặt rắn để hamster có thể chơi phù hợp nhất.

Trên đây là những giải đáp của chúng tôi về chuột hamster sống được bao lâu. Hy vọng những điều này giúp bạn hiểu rõ hơn khi nuôi hamster và có quy trình chăm sóc chúng phù hợp nhất. 

Nếu trong quá trình chăm sóc hamster có vấn đề khó khăn, đừng ngại comment cho chúng tôi để được hỗ trợ tốt nhất. Chúc hamster nhà bạn luôn khoẻ mạnh và phát triển toàn diện!

Bài viết tham khảo

>>Chuột hamster mua ở đâu rẻ nhất | Địa chỉ uy tín chọn mua

>>Chuột hamster mắt đỏ và 3 mẹo chăm sóc dễ dàng

>>Chuột hamster bị ngứa và mẹo xử lý chỉ 5 phút

>>Chuột hamster bao nhiêu tiền? 4 loại hamster giá rẻ

>>Chuột hamster có ăn được gạo không? Chế độ ăn hợp lý

Chuột hamster rất đáng yêu, nhỏ xinh và tinh nghịch. Nhưng để nuôi một chú chuột hamster, bạn sẽ phải để tâm với việc cho chú ta ăn đúng cách. Việc này có thể khá phức tạp. Bạn cần phải cung cấp một chế độ ăn đa dạng để cung cấp các dưỡng chất phù hợp mà không thay đổi chế độ ăn uống của chuột quá thường xuyên.

  1. 1

    Mua thức ăn công nghiệp hỗn hợp dành cho chuột hamster ở cửa hàng thú cưng. Hầu hết các bữa ăn của chuột hasmter đều dùng tới loại thức ăn này. Thành phần của chúng gồm viên nén hoặc hỗn hợp hạt. Chúng được thiết kế để phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng đa dạng của chuột hamster.

    • Vì chuột hamster khó thích ứng với những thay đổi trong chế độ ăn, khi bạn mua đồ ăn, hãy mua loại mà chuột được ăn ở cửa hàng thú cưng. Sau vài tuần, từ từ thay đổi sang một loại thức ăn khác nếu bạn muốn.[1] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn
    • Nếu bạn đang cho chuột hamster ăn hỗn hợp hạt, hãy đảm bảo chuột không chỉ ăn mỗi hạt hướng dương. Chuột hamster thích hạt hướng dương, nhưng loại hạt này không thỏa mãn được nhu cầu dinh dưỡng của chuột.

  2. 2

    Bổ sung đồ ăn tươi vào chế độ ăn. Cho chuột hamster ăn thêm một phần nhỏ trái cây, rau hoặc chất đạm mỗi ngày hoặc cách ngày. Một phần ăn tương đương với hai quả nho khô.[2] X Nguồn tin đáng tin cậy The Humane Society of the United States Đi tới nguồn Đồ ăn thừa có thể bị hỏng và làm lồng hamster bị ô nhiễm.

    • Những loại rau phù hợp để hamster ăn gồm: củ cải, cà rốt, rau diếp xoăn, rau bina, rau mùi tây, bí ngô, rau diếp quăn, súp lơ, bông cải xanh, súp lơ, cà rốt, đậu xanh, măng tây.
    • Những loại trái cây phù hợp để hamster ăn gồm: nho khô, táo không hạt, dâu, lê, mận, và đào. Hạt trái cây có thể rất độc, vì thế hãy giữ chuột tránh xa chúng.[3] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn
    • Một tuần một lần, bạn có thể cho thêm đạm vào chế độ ăn của chuột hamster với những mẩu trứng luộc.[4] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn
    • Lưu ý bỏ đồ ăn thừa khi chúng bắt đầu hỏng ra khỏi lồng của chuột. Đồ ăn tươi nên được lấy ra khỏi lồng sau vài giờ cho ăn.

  3. 3

    Thưởng cho chuột đồ ăn vặt cứng. Bạn nên cho chuột ăn đồ ăn vặt dạng cứng khoảng một tuần một lần. Chúng sẽ giúp răng chuột luôn ở trạng thái tốt và cũng là nguồn cung cấp dinh dưỡng bổ sung hoặc trò chơi cho chuột.

    • Tại cửa hàng thú cưng, bạn có thể mua đồ ăn vặt để treo trên nóc lồng chuột. Nó sẽ buộc chuột phải tìm cách lấy được đồ ăn và có thể coi đó là một trò chơi.
    • Những viên muối hoặc viên khoáng dành cho chuột hamster cũng có thể cung cấp dưỡng chất và giúp chuột mài răng.

  4. 4

    Biết những loại thực phầm cần tránh. Bạn nên tránh cho chuột hamster ăn đậu tây, trái cây họ cam quýt, hành tây, khoai tây, đại hoàng và lá cà chua. [5] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn Quà vặt, sô-cô-la, rượu bia và kẹo cũng có hại cho chuột hamster.

  5. 5

    Mua chai nước. Chuột hamster rất dễ làm đổ bát đựng nước, gây ra các vấn đề về vệ sinh. Tại cửa hàng thú cưng, bạn có thể mua chai nước treo trên lồng của chuột. Thường xuyên đổ đầy nước sạch vào chai.

    • Làm sạch chai nước ít nhất một lần một tuần.

  1. 1

    Cho chuột hamster ăn một lần mỗi ngày vào buổi sáng hoặc buổi chiều. Các chuyên gia có những ý kiến khác nhau về việc cho chuột hamster ăn vào buổi sáng hay buổi chiều. Dù sao, quan trọng là bạn cho chuột ăn thường xuyên. Vì thế, hãy chọn một thời điểm và cho ăn cố định vào lúc đó.[6] X Nguồn tin đáng tin cậy The Humane Society of the United States Đi tới nguồn

    • Một số chuyên gia khuyến khích bạn cho chuột hamster ăn đêm vì chuột hamster là động vật ăn đêm, vì thế, chúng sẽ thức suốt. Tuy nhiên, những người khác lại cho rằng chúng thức dậy và ăn rải rác trong ngày. Hiện vẫn chưa rõ thời điểm nào là tốt nhất.

  2. 2

    Mua bát ăn bằng sứ loại nhỏ. Chuột hamster có thể cào xước bát nhựa, vi khuẩn có thể sinh sôi tại các vết xước đó. Một chiếc bát nhỏ sẽ phù hợp hơn một chiếc bát lớn vì nó sẽ tiết kiệm diện tích trong lồng.

    • Đặt bát ăn ở phía đối diện với nơi chuột hamster đi vệ sinh. Bạn sẽ thấy chuột hamster đi vệ sinh ở một góc trong lồng. Ghi nhớ vị trí đó và đặt bát ăn của chuột càng xa nơi đó càng tốt.
    • Rửa bát bằng nước xà phòng khi dọn lồng chuột hàng tuần.[7] X Nguồn tin đáng tin cậy The Humane Society of the United States Đi tới nguồn

  3. 3

    Cho chuột ăn khoảng một thìa canh viên nén mỗi ngày. Bổ sung thêm những món ăn vặt khác như đã mô tả ở trên. Bạn rất dễ cho chuột hamster ăn quá nhiều khi thấy bát ăn của chúng trống trơn. Nhưng chuột hamster thường tích trữ đồ ăn, vì thế có thể chúng vẫn còn đồ ăn nhưng đã giấu đi đâu đó rồi. [8] X Nguồn tin đáng tin cậy The Humane Society of the United States Đi tới nguồn

  4. 4

    Cho chuột ăn đồ ăn vặt bằng tay. Đây có thể là một cách tốt để gắn kết và xây dựng mối quan hệ tích cực với chuột hamster. Khi cho chuột ăn bằng một tay, dùng tay còn lại để vuốt ve hoặc giữ chuột. Từ từ tương tác nhiều hơn.[9] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

  5. 5

    Kiểm soát cân nặng của chuột hamster. Vì chuột hamster có rất nhiều da thừa nên rất khó để biết liệu chúng có bị béo phì hay không. Chuột hamster giống Syrian có cân nặng khoảng 0.5kg trên mỗi 3cm chiều dài. Ngoài ra, nếu chuột hamster có dấu hiệu chậm chạp và uể oải, có thể bạn nên điều chỉnh lại chế độ ăn của chuột.[10] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

  • Đừng cho chuột hamster ăn quá nhiều --làm như vậy có thể khiến chuột bị béo phì hoặc mắc các bệnh như tiểu đường.
  • Dọn lồng cho chuột hamster một lần một tuần. Nhờ vậy, mốc sẽ không phát triển trên những thực phẩm được chuột tích trữ (và bỏ quên) trong lồng.
  • Hãy nhớ cho chuột hamster đồ ăn và nước uống mới hàng ngày để đảm bảo chuột hamster luôn vui vẻ và khỏe mạnh.

Bài viết này đã được cùng viết bởi Pippa Elliott, MRCVS. Bác sĩ Elliott là bác sĩ thú y với hơn ba mươi năm kinh nghiệm. Cô tốt nghiệp Đại học Glasgow năm 1987 và làm bác sĩ phẫu thuật thú y trong 7 năm. Sau đó, bác sĩ Elliott làm bác sĩ thú y tại một phòng khám trong hơn một thập kỷ. Bài viết này đã được xem 40.488 lần.

Chuyên mục: Thú cưng

Trang này đã được đọc 40.488 lần.