Có nên bán gà vào ngày lễ 10

Gà tây quay là món ăn không thể thiếu trong lễ Tạ ơn và Giáng sinh tại Mỹ, còn ở Việt Nam món ăn này cũng đang dần trở nên quen thuộc với nhiều gia đình.

Anh Hòa, chủ cơ sở gà tây ở Hà Nội cho biết, năm nay ngoài lượng khách đặt gà giống để nuôi thì cửa hàng anh còn cung ứng ra thị trường 100 con gà thịt cho lễ Giáng sinh.

“Hiện đã có khách đặt hàng cho dịp lễ này. Mỗi kg gà tây tôi bán với giá 150.000 đồng. Thông thường phải nuôi chúng trong thời gian 7-8 tháng mới có thể bán”, anh Hòa nói và cho biết thêm, gà tây mái thường có trọng lượng 5kg, còn gà trống 10-12 kg. Đối với bữa tiệc lớn khách thường đặt gà trống. Với trọng lượng trên, mỗi con thường có giá 1,5-1,8 triệu đồng. Nếu mua với số lượng nhiều sẽ được giảm giá.

Theo anh Hòa, trước đây, người Việt không thích ăn gà tây. Người nuôi giống gà này chủ yếu là để phục vụ cho khách nước ngoài. Nhưng giờ đây, nhiều đám cưới, đám lễ đã sử dụng gà tây làm món chính, đẩy giá gà ngày thường lên khá cao, từ 90.000 đến 120.000 đồng một kg.

Có nên bán gà vào ngày lễ 10

Gà tây ở Việt Nam hiện có giá khá cao.

Cũng chuyên bán gà tây, chủ một trang trại ở Tiền Giang cho biết, mùa Noel năm nay ông cung cấp ra thị trường khoảng 400-500 con. Đa phần gà được bán cho các cơ sở kinh doanh ở TP HCM. Tới nay đã có khoảng 30% đơn đặt hàng cho dịp Noel. 

“Năm nay lượng khách đặt hàng sớm hơn mọi năm. Khi mới nuôi, người miền Tây không thích loại gà này nên chủ yếu bán cho các nhà hàng phục vụ khách tây. Còn lại chỉ nuôi vài con để làm cảnh, nhưng gần đây người nước ngoài vào Việt Nam ngày càng đông nên nhu cầu về gà tây cũng tăng lên và giá cả cũng đã ổn định, thậm chí cao hơn gà ta. Tuy nhiên, nhu cầu vẫn chỉ tập trung ở thành phố lớn”, chủ trang trại này cho biết.

Chuyên kinh doanh gà tây nhập khẩu, cửa hàng tại quận 3 TP HCM cho biết, vào những dịp gần lễ Noel giá gà tây nhập thường cao hơn so với những ngày thường. Hiện cửa hàng bán gà nguyên con nhập từ Mỹ nặng trung bình 7-8 kg với giá 150.000 đồng một kg.

“Tới nay lượng đặt hàng chưa nhiều, phải đến ngày 20/12 trở đi khách mới ồ ạt đặt. Năm ngoái chúng tôi cung cấp ra thị trường dịp lễ Giáng sinh khoảng 200-300 con thì năm nay đơn hàng dự kiến sẽ tăng cao. Nếu lượng mua nhiều chúng tôi sẽ giảm giá cho khách”,  nhân viên cửa hàng này cho biết.

Theo người chuyên bán gà tây, loại gà này thịt nhạt, không ngọt như gà ta. Tuy nhiên, thịt khá dày, thường được nướng với rau củ quả nên ăn bớt ngán. Gà tây là món ăn quen thuộc xuất hiện trên bàn tiệc của mỗi gia đình trong dịp lễ Tạ ơn hoặc Giáng sinh chủ yếu ở Mỹ và Canada. Tại Mỹ, mỗi năm khoảng hơn 50 triệu con gà tây được tiêu thụ. 

Trong chăn nuôi, bốn yếu tố quan trọng quyết định năng suất là giống, thức ăn, chuồng trại, kỹ thuật chăm sóc và phòng trừ bệnh tật. Giống là khâu quan trọng nhất. Tục ngữ khuyên nhiều điều về chọn giống gà:

- Gà dài lưng thì tốt, chó cụt lưng thì hay.

- Gà nâu chân thấp mình to, đẻ nhiều trứng lớn con vừa khéo nuôi; Chả nên nuôi giống pha mùi, đẻ không được mấy con nuôi vụng về.

Gà giống nên chọn những con mình to, lưng dài, chân ngắn, lông mượt thuần. Đặc biệt không nên chọn gà giống chân màu đen, không chọn gà đuôi cúp lông xù:

- Gà đen chân trắng mẹ mắng cũng mua, gà trắng chân chì mua chi giống ấy.

- Vịt rằn, gà cúp chớ nuôi.

Chi phí thức ăn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong nguồn vốn cần đầu tư chăn nuôi gà, tục ngữ có câu:

- Một tiền gà, ba tiền thóc.

- Nuôi con tốn tiền quà, nuôi gà tốn tiền thóc.

Chuồng trại đóng vai trò hết sức quan trọng. Kinh nghiệm dân gian không nên làm chuồng gà hướng đông vì gió đông làm cho gà xơ xác, dễ mắc bệnh tật.

- Chuồng gà hướng đông, cái lông chẳng còn.

Kỹ thuật quyết định sự thành bại trong chăn nuôi. Tục ngữ giúp ta nhiều kinh nghiệm hay. Thí dụ:

- Vịt thả, gà nhốt (nuôi vịt nên thả rông ngoài đồng ruộng, nuôi gà nên nhốt trong chuồng).

- Chó thiến già, gà thiến non (thiến gà được nên thiến sớm, gà ít tháng tuổi).

- Chó già, gà non (thịt chó già ăn không tanh, thịt gà non ăn mới mềm).

Đặc biệt có một kinh nghiệm rất có ích khi ta đem gà đi bán:

- Chớ bán gà ngày gió, chớ bán chó ngày mưa.


Tranh Gà đàn.

Gió to làm cho lông gà xơ xác, xấu mã; chó gặp nước mưa làm cho lông bết sũng, nói chung làm cho ngoại hình xấu xí, khách hàng sẽ chán nản không muốn mua.

Tục ngữ tổng kết:

- Giàu lợn nái, lãi gà con.

- Giàu nuôi lợn nái, nghèo nuôi chó cái, gà con.

Trong chăn nuôi lợn, lợn nái đẻ là lãi nhất, còn nên nuôi gà thương phẩm. Nuôi lợn nái cần nhiều vốn, nhà có kinh tế khấm khá mới nuôi được, còn nuôi gà con không cần vốn nhiều, nhà nghèo cũng nuôi được.

Trong thơ ca dân gian, con gà hiện lên mang một sắc thái tình cảm riêng rất phong phú, đa dạng như là gửi gắm nỗi niềm của những người dân quê chân chất, mộc mạc. Không những vậy, nó còn xuất hiện nhiều trong ca dao, tục ngữ để khuyên nhủ nhắc nhở hay chê trách một điều gì đó:

* Khôn ngoan đá đáp người ngoài
Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau.

* Con gà tức nhau tiếng gáy.

* Gà què ăn quẩn cối xay.

* Gà trống nuôi con.

* Trông gà hóa cuốc.

* Lúng túng như gà mắc tóc.

* Gà đen chân trắng, mẹ mắng cũng mua,
Gà trắng chân chì, mua chi giống ấy.


Tranh Gà vinh hoa.

* Chó quen nhà, gà quen chuồng.

* Ngây ngô như gà mờ, lờ đờ như đom đóm đực.

* Gà đẻ gà cục tác.

* Cơm gà cá gỏi.

* Bút sa gà chết.

* Chủ vắng nhà gà vọc niêu tôm.

* Con gà cục tác lá chanh
Con lợn ủn ỉn mua hành cho tôi.

* Em về thưa với mẹ cha
Bắt lợn đi cưới, bắt gà đi cheo...

Ca dao cũng phản ánh sâu sắc tâm tư, tình cảm trong các mối quan hệ, tình yêu, tình xóm giềng...

* Gà nào bằng gà Cao Lãnh
Gái nào bảnh bằng gái Tân Châu
Anh thương em chẳng ngại sang giàu
Mứt hồng một lạng, trà tàu một cân.

* Con gà rừng tốt mẽ khoe lông
Chẳng cho đi chọi nhốt lồng làm chi...

* Con công ăn lẫn với gà
Rồng kia, rắn nọ, cao đà sao nên?

* Gà tơ xào với mướp già
Vợ hai mươi mốt chồng đà sáu mươi...

Hình ảnh của dân gian qua con gà truyền lại qua các thế hệ vô cùng ý nghĩa, nó mang giá trị văn hóa của dân tộc.