Có nên mua sách An dặm kiểu Nhật

Có nên mua sách An dặm kiểu Nhật

Có nên mua sách An dặm kiểu Nhật

Có nên mua sách An dặm kiểu Nhật

Có nên mua sách An dặm kiểu Nhật

Hiện nay, ăn dặm kiểu Nhật đang là một trong những phương pháp đón nhận được sự hưởng ứng từ nhiều bà mẹ bỉm sữa. Mẹ cần tìm hiểu những thông tin thiết yếu nhất, dành thời gian nghiên cứu những cuốn sách ăn dặm kiểu Nhật bán chạy nhất dưới đây để trang bị những kiến thức cần thiết trong hành trình ăn dặm của bé yêu nhé!

Cuốn sách “Ăn dặm kiểu Nhật”

Thông tin cuốn sách:

  • Tựa đề: Ăn dặm kiểu Nhật
  • Tác giả: Tsutsumi Chiharu
  • Nhà xuất bản: Nhà xuất bản Lao động Xã hội

Là cuốn cẩm nang phong phú về ăn dặm kiểu Nhật cho các mẹ về những công thức nấu ăn cơ bản, phong phú, dễ làm phù hợp với từng giai đoạn phát triển của trẻ. Từ cách lên kế hoạch ăn uống, thực đơn, chia thức ăn từ khẩu phần người lớn kết hợp sử dụng thực phẩm cho trẻ em… giúp mẹ bớt căng thẳng hơn rất nhiều.

Có nên mua sách An dặm kiểu Nhật

Ngoài những thực đơn ăn dặm cho bé theo truyền thống mà các mẹ vẫn nấu cho con như cháo thịt bằm, cháo thịt bò, cháo bí ngô thì cuốn sách còn giới thiệu những cách ăn dặm kiểu Nhật với cách làm và nguyên liệu còn khá mới mẻ với các bà mẹ Việt như nước dùng Daisy. Đây là cách ăn dặm với rong biển, cá hồi, sốt, chuối… nguyên liệu tươi ngon mà đầy đủ dinh dưỡng.

Tác giải cuốn sách cũng “note” cho mẹ: “Điều quan trọng của giai đoạn này không chỉ cho bé ăn và theo dõi đảm bảo sự phát triển của trẻ và còn là thời gian theo dõi chức năng ăn và kích thích ăn uống của trẻ, rèn cho bé tính tự lập. Ngoài ra còn nói rất chi tiết về những thực phẩm cần phải cân nhắc khi bé có hiện tượng ốm, nôn trớ hay dị ứng thực phẩm. Cuốn sách cũng bao gồm những công thức nấu ăn kho bé bị dị ứng để bữa ăn không trở nên nhàm chán”.

=>> Xem thêm các sản phẩm bột ăn dặm cho bé bán chạy:

Ăn dặm kiểu Nhật là cuốn sách với vô vàn kiến thức cho mẹ. Bên cạnh đó là những câu hỏi, câu trả lời được khảo sát từ các mẹ ở phần Q&A. Chuyên mục này giúp mẹ dễ dàng hiểu nên và không nên làm cái gì, làm như thế nào, giúp mẹ hiểu tâm lý cũng như cách ăn uống của bé hơn. Cuốn sách có trang phụ lục với list danh sách các loại thực phẩm sử dụng trong từng giai đoạn thích hợp, nên mẹ có thắc mắc về các loại thực phẩm thì sẽ tra cứu rất nhanh.

Tuy nhiên, vì là sách người Nhật nên có một số nguyên liệu, rau củ quả không có trong danh sách thực phẩm với mẹ Việt, mẹ hoàn toàn có thể biến tấu lại theo cách của mình nhé!

>> Xem thêm: Cho bé ăn dặm kiểu Nhật như thế nào đúng cách?

Cuốn sách “Ăn dặm không nước mắt”

Thông tin cuốn sách:

  • Tựa đề: Ăn dặm không nước mắt
  • Tác giả: Nguyễn Thị Ninh
  • Nhà xuất bản: Nhà xuất bản Thế giới
Có nên mua sách An dặm kiểu Nhật
Bộ đôi cuốn sách Ăn dặm không nước mắt và Ăn dặm không phải là cuộc chiến

Cuốn “Ăn dặm không nước mắt” và cuốn ” Ăn dặm  kiểu Nhật” được coi là bộ đôi sách gối đầu giường của các mẹ giúp mẹ và bé có bữa ăn dặm đầu đời vui vẻ và chất lượng.

Ăn dặm không nước mắt là tâm huyết là kiến thức của mẹ Xoài – Một người mẹ sống tại Nhật trải qua những thực tế, những học hỏi và thực hành của một người mẹ trải qua thời kỳ ăn dặm một cách thoải mái, nhẹ nhàng. Từ những kinh nghiệm thực tế, cuốn sách ra đời là sự chia sẻ chi tiết, thiết thực nhằm giúp cho các mẹ Việt Nam đang và sắp sửa cho con ăn dặm không bị tâm lý và cùng vui vẻ với bé vượt qua thời kỳ này một cách thoải mái nhất.

Mẹ Xoài học hỏi từ các bà mẹ Nhật, cố gắng tập cho bé Xoài thói quen ăn uống tự lập, tập trung. Bên cạnh đó, mẹ Xoài cũng tôn trọng sở thích, nhu cầu và quan sát đáp ứng mong muốn của bé. Còn để kích thích bé ăn và ăn được nhiều hơn, mẹ Xoài đã chế biến các món ăn thật ngon lành, đa dạng, trang trí bắt mắt để bé chỉ nhìn thôi đã thèm.

Tựa đề sách khẳng định: “Thế nào là ăn dặm không nước mắt? Là khi bé không khóc vì bị ép ăn và mẹ không khóc vì con bỏ bữa. Là khi bé hào hứng trước mỗi bữa ăn và mẹ hạnh phúc thấy bé ăn hết đồ ăn mẹ làm một cách ngon lành.”  Cuốn sách mang đến cho mẹ nhiều gợi ý và sự đồng cảm dành cho các mẹ khi nuôi con thời kỳ ăn dặm.

Cuốn sách “Ăn dặm không phải là cuộc chiến”

Thông tin cuốn sách:

  • Tựa đề: Ăn dặm không phải là cuộc chiến
  • Tác giả: Mẹ Ong Bông
  • Nhà xuất bản: Nhà xuất bản Lao động

Có nên mua sách An dặm kiểu Nhật

Tác giả của cuốn sách mang đến cho độc giả – bậc cha mẹ đang còn trẻ lý giải cho các câu hỏi rất đỗi thông thường mà lại vô cùng thiết thực: Trẻ ăn bao nhiêu là đủ? Như thế nào là bình thường? Điều gì khiến trẻ ham thích và tự giác ăn uống? Hơn nữa, tác giả còn đề cập chi tiết đến các trạng thái tâm lý, thể chất của trẻ ở từng giai đoạn và những điều cha mẹ nên thay đổi.

Bên cạnh đó, đây là cuốn sách mà mọi bà mẹ Việt nên mua, viết nhiều về những lời khuyên cho các bé bắt đầu ăn dặm an toàn, về tầm quan trọng của nguồn dinh dưỡng lành mạnh (ăn ít muối, ít đường, cân bằng…) ngay từ bước đầu. Phương pháp ăn dặm bé tự chỉ huy là kim chỉ nam của cuốn sách, nhưng ngoài ra tác giả cũng gợi mở các giải pháp cho các bậc phụ huynh không thực hiện phương pháp này từ đầu, hay áp dụng kết hợp với ăn dặm truyền thống và ăn dặm kiểu Nhật. “Ăn dặm không phải là cuộc chiến” còn bao gồm rất nhiều thông tin khoa học, dinh dưỡng cho bé cũng như giải thích những hiểu nhầm be mẹ thường gặp trong ăn uống và dinh dưỡng, dành cho cả người lớn và trẻ em.

Một điều khá thực tế mà cuốn sách “Ăn dặm không phải là cuộc chiến” mang lại cho các bậc phụ huynh là những lời tâm sự của nhiều ông bố, bà mẹ trên mọi miền đất nước Việt Nam đã áp dụng cách cho bé ăn uống chủ động và tích cực: những kinh nghiệm áp dụng và biến hóa theo từng gia đình, những khó khăn và thành công của quá trình kiên trì và tôn trọng nhu cầu của trẻ.

Trên đây là những thông tin chia sẻ về 3 cuốn sách ăn dặm kiểu Nhật – những cuốn sách best seller về kiến thức ăn dặm cho bé kiểu Nhật. Hi vọng với những thông tin mà Kids Plaza chia sẻ trên đây sẽ hữu ích đối với mọi người.

Có nên mua sách An dặm kiểu Nhật

Có nên mua sách An dặm kiểu Nhật

Có nên mua sách An dặm kiểu Nhật

Có nên mua sách An dặm kiểu Nhật

Ngay từ khi con bắt đầu tròn 3 tháng 10 ngày, tôi đã bắt đầu cất công tìm hiểu về phương pháp ăn dặm kiểu Nhật. Không phải vì tôi sính ngoại hay thích “đua đòi” gì mà chỉ bởi vì tôi thấy ăn dặm kiểu Nhật đang là một phương pháp mới, rất “hot” và mang lại nhiều lợi ích tuyệt vời. Vốn là một người luôn chủ trương nuôi dạy con theo khoa học, chỉ đọc về ăn dặm kiểu Nhật thôi tôi đã giơ tay ủng hộ tuyệt đối. Những lời ích của ăn dặm kiểu Nhật như: Giúp trẻ ăn thô sớm, ăn đa dạng thức ăn, không bị chán ăn và đặc biệt là tinh thần “kiểu Nhật”: không ép con, không ăn rong khiến tôi thích mê.

Nghĩ là làm, tôi mua một loạt sách vở về hướng dẫn ăn dặm kiểu Nhật, lên mang tìm tài liệu, xem cả clip ăn dặm kiểu Nhật để nghiên cứu. Khi con bắt đầu bước sang tuổi ăn dặm, tôi gần như đã tìm hiểu tất cả các kiểu tài liệu, “cày nát” các diễn đàn và rất tự tin với vốn kiến thức của mình.

Mun, con gái tròn 5 tháng, tôi bắt tay vào kế hoạch của mình. Để khởi động, tôi yêu cầu chồng đưa đi sắm sanh một loạt các dụng cụ hỗ trợ con ăn dặm kiểu Nhật bao gồm: Cốc nấu cháo, bát, thìa, chày, rây, bàn mài, hộp chia thực phẩm, ghế ăn…tính sơ sơ cũng tốn mấy triệu đồng. Tôi thậm chí  đã in đầy đủ các tài liệu hướng dẫn, thực đơn ăn dặm theo từng thời kì với tinh thần hào hứng và niềm tin…chắc thắng.

Đúng ngày đầy tháng, tôi bắt đầu cho Mun ăn thìa cháo 1:10 đầu tiên, con ăn hết veo 5ml cháo. Tôi mừng húm và cực kỳ tự hào. Hôm sau, tôi tăng lên 10ml, con ăn hết. Hôm sau nữa 15ml, Mun ăn được 3 thìa thì nhè, khóc lóc ầm ĩ. Ép con thêm vài thìa. Tôi cất bát đi với niềm tin đầy hứng khởi là vậy mới đúng “tinh thần kiểu Nhật”.

Không ngờ, chính “tinh thần” đấy hóa ra lại điều đầu tiên khiến tôi đau đầu. Mun ngày nào cũng ăn lèo tèo 2,3 thìa cháo, 1,2 thìa rau, ăn thịt thì nhè. Mẹ chồng tôi bắt đầu khó chịu với kiểu cho con ăn “chẳng giống ai” của tôi. Bà suốt ngày đi ra đi vào suốt ruột vì tội tôi bỏ đói con, cho nó ăn ít, tháng này không lên cân. Để bảo vệ quan điểm của mình, mẹ chồng tôi còn sang mời cô hàng xóm cũng đang nuôi con nhỏ qua nhà tôi “biểu diễn”. Con bé của cô hàng xóm bằng tháng Mun, ăn nhoay nhoáy hết veo 1 bát ô tô to bột. Bố chồng , mẹ chồng liên tục suýt xoa khen chị hàng xóm nuôi con khéo, đảm đang rồi cứ thế, cả gia đình và chị hàng xóm quay ra “dạy dỗ” tôi về cách nuôi con. Tôi 'uất' lắm.

Có nên mua sách An dặm kiểu Nhật

Ăn dặm kiểu Nhật quả là vô cùng khó khăn (ảnh minh họa)

Nuôi con trong mệt mỏi vì suốt ngày bị mẹ chồng cạnh khóe, móc mỉa. Tôi càng thêm “đau đầu” khi Mun bắt đầu có dấu hiệu không hợp tác. Đặt vào ghế ăn Mun khóc  váng nhà đòi trèo ra. Tôi kiên quyết bắt con ngồi yên để ăn, mẹ chồng bật cửa lao vào tru tréo “Chị nuôi con hay chị giết con?”. Bây giờ thì đừng mơ 15ml cháo, con ăn 5ml cũng chẳng xong. Mỗi lần cho con ăn, tôi hồi hộp đến “rụng tim”. Mẹ đút được thìa cháo nào là con phun phì phì thìa ấy. Bà đút sữa cho ăn thì Mun há miệng như chim non. Vì Mun không hợp tác, tháng thứ 5 ấy, con không tăng lạng nào. Mẹ chồng tôi được thể thủng thẳng “Sính ngoại mà làm gì, Nhật toàn người lùn thôi!”. Tôi chán nản vô cùng.

Vậy là để vừa lòng mẹ chồng, cũng là lo con còi, không lớn rồi lại…lùn thật, tôi cho Mun ăn dặm kiểu Nhật, vẫn chia cơm, chia thịt chia rau riêng nhưng “bãi miễn” cho con vụ ngồi ghế. Hôm thì vừa bế vừa xúc, hôm thì vừa xem tivi vừa xúc, Mun ăn cũng có dấu hiệu tốt lên. Thế nhưng cuối tháng thứ 6, con vẫn không lên được lạng nào. Tôi đã bắt đầu đến giai đoạn quay lại đi làm, ngày nào ở công ty cũng canh cánh trong đầu toàn cháo với rau.

Vì quay lại đi làm, việc cho Mun ăn dặm kiểu Nhật càng biến thành nỗi kinh hoàng. Ngày nào tôi cũng phải dậy sớm đi chợ, nấu nướng, rây lọc đủ kiểu cho con. Đến tối về đến nhà, nhiều hôm thấy cháo, rau vẫn còn nguyên chẳng vơi thìa nào. Đã mấy tháng kể từ ngày ăn dặm kiểu Nhật, con chán ăn, không lên được lạng nào. Nhà cửa suốt ngày lục đục vì bất đồng. Tôi cũng đã từng bắt chước các mẹ, ngừng hẳn cho con ăn dặm một tuần rồi mới bắt đầu lại, vậy nhưng vẫn không ăn thua. Mun ngày càng biếng ăn, cân nặng đã suýt soát mức suy dinh dưỡng. Nhìn bạn bè nuôi con cùng đợt, giờ bé nào bé nấy phổng phao, mập mạp, tôi vô cùng căng thẳng. Mẹ chồng bực bội vì Mun không chịu ăn, tôi càng “stress” gấp bội.

Sau nhiều đêm uất ức đến phát khóc vì không nuôi nổi con, gia đình họ hàng gây sức ép, tôi đành cho con quay lại ăn bột quấy lẫn. Lạ miệng, Mun quay ra ăn cũng được nửa bát. Tuy rằng vẫn phải đi rong, tivi nhưng nhìn con ăn hết bát, tôi cũng cảm thấy tâm trạng tốt lên phần nào. Vậy là từ đó đến nay, tôi bắt đầu lại nuôi Mun theo kiểu quấy bột.

Chia tay trò “ăn dặm kiểu Nhật”, tôi thoải mái và hạnh phúc hẳn. Tôi thấy cháo bột lẫn lộn tí cũng chẳng vấn đề gì lắm. Con thích ăn, ăn được, tăng cân…là tốt rồi. Tôi nhìn nhiều chị em vẫn ngày ngày đánh vật với con và gia đình chỉ để nuôi con theo kiểu Nhật như tôi ngày trước, mới thấy ta dại. Thôi chẳng cần phương pháp nọ kia, công thức này, nghiên cứu nọ, cứ cho con ăn bình thường là được rồi. Đôi khi người mẹ ham sách vở quá, cứng nhắc quá lại thành hại con.