Code php có xem được mã nguồn phía người dùng không ?

PHP là gì? PHP được sử dụng để làm gì và ứng dụng đối với doanh nghiệp như thế nào? Đó ắt hẳn là những điều mà doanh nghiệp phát triển phần mềm nghĩ đến khi mong muốn ứng dụng PHP vào trong các khâu phát triển ứng dụng, sản phẩm, website,… Vậy để rõ hơn về PHP cũng như sự khác biệt của PHP, cùng GSOFT tham khảo thông qua một số thông tin sau đây.

PHP là gì? Lịch sử ra đời của PHP?

PHP là một ngôn ngữ kịch bản phía máy chủ, được sử dụng trong việc phát triển các ứng dụng của trang web, các website tĩnh hoặc các website động bằng một loạt các dòng mã lệnh được viết cho máy chủ hay trên các mã nguồn mở, các tệp lệnh của PHP – PHP Script chỉ có thể được thông dịch trên máy chủ đã cài đặt PHP.

PHP được tạo ra và ra đời bởi một lập trình viên người Canada gốc Đan Mạch Rasmus Lerdorf vào năm 1994, ban đầu có tên gọi là Personal Home Page: Trang chủ cá nhân được sử dụng để theo dõi tình hình truy cập đến bản sơ yếu lý lịch của ông trên mạng. Năm 1998, sau một quá trình phát triển được đóng góp xây dựng bởi nhiều người, ngôn ngữ này đã được công bố với một cái tên hoàn toàn mới, xóa bỏ ngăn cách việc sử dụng chỉ vào mục đích cá nhân, PHP được hiểu là viết tắt của Hypertext Preprocessor: Bộ xử lý siêu văn bản.

Ngày nay, PHP được sử dụng rộng rãi trong việc thiết kế web bởi tính đơn giản, dễ sử dụng, tương thích với nhiều trình duyệt trên thế giới, giúp cho website hoạt động trơn tru, ít gặp lỗi, các trang web lớn như Yahoo, Facebook, Wikipedia, Joomla, WordPress,… đều được viết bằng ngôn ngữ lập trình PHP.

Code php có xem được mã nguồn phía người dùng không ?

PHP được ứng dụng như thế nào? Các tính năng khi sử dụng PHP?

Được sử phổ biến bởi tính dễ sử dụng, mang tính cộng đồng cao, giúp tạo ra được những website “động” có tính tương thích cao với những trình duyệt nổi tiếng hiện nay như Chrome, Cốc Cốc,.. Các trình duyệt này đều được phát triển dựa trên PHP, mã lệnh PHP được nhúng vào trong HTML nhờ sử dụng cặp thẻ PHP , đó là một trong những tính năng nổi trội của PHP.

Code php có xem được mã nguồn phía người dùng không ?

Nếu bạn không muốn người khác coi mã nguồn – source code của website bởi vì tính chất bảo mật, sự phát triển của website được coi như bộ mặt của doanh nghiệp, các hoạt động ảnh hưởng đến SEO. Bạn có thể ẩn đi bằng ngôn ngữ script này, chỉ cần nhờ coder viết code vào file PHP sau đó nhúng vào HTML thì mọi người sẽ không thể xem được nội dung bạn muốn ẩn đi.

Khi có người dùng thực hiện gọi các tệp lệnh PHP, máy chủ sẽ thực hiện triệu gọi PHP Engine thông dịch các tệp lệnh này và trả lại kết quả cho người dùng. Do chủ yếu tập trung vào code trên máy chủ PHP, chính vì vậy người dùng có thể làm bất cứ điều gì mà chương trình CGI (chương trình nhận và truyền dữ liệu qua internet với web server – máy chủ, sử dụng dữ liệu và gửi đáp ứng thông tin HTML trở lại cho máy khách) có thể làm như là:

  • Tạo và quản lý nội dung trang tự động
  • Thu thập dữ liệu biểu mẫu, quản lý cơ sở dữ liệu
  • Theo dõi các phiên, gửi và ghi nhận cookie,…

PHP có nhiều tính năng linh hoạt, nhưng có 3 lĩnh vực chính mà các tệp lệnh PHP thường được sử dụng:

  • Thiết lập kịch bản từ phía máy chủ, đây là tính năng chính khi và truyền thống nhất khi sử dụng PHP, để làm được việc này bạn cần phân tích về PHP (CGI hoặc module máy chủ), máy chủ web và một trình web. Khởi động máy chủ web với cài đặt PHP được kết nối, sau đó kiểm tra chúng bằng cách xem PHP bạn đã cài với máy chủ.
  • Tạo tệp lệnh với PHP, bạn có thể tạo một tập lệnh PHP để chạy nó mà không cần bất kỳ máy chủ hoặc trình duyệt nào và tất nhiên là tập lệnh này thường là những tệp lệnh đơn giản, kiểu sử dụng này lý tưởng cho các tập được thực thi thường xuyên bằng cron (trên *nix hoặc Linux) hoặc trình lập lịch tác vụ trên Windows, nhiều lệnh xử lý đơn giản từ văn bản là điều mà bạn nên sử dụng.
  • Viết ứng dụng, với PHP thì người dùng tận dụng được cho nhiều ứng dụng viết ra, không bị phụ thuộc vào mang tính cá nhân đến từ người dùng, thực tế rằng PHP chưa phải là tốt nhất khi mà bạn viết các ứng dụng máy tính bàn với giao diện người dùng đồ họa, nhưng nếu bạn rất thành thạo PHP và muốn sử dụng một vài tính năng nâng cao trong các ứng dụng phía máy khách của mình, PHP-GTK là lựa chọn cho bạn để viết các chương trình như vậy.

Mối liên hệ giữa PHP, HTML, CSS và Javascript

Code php có xem được mã nguồn phía người dùng không ?

HTML là viết tắt của Hypertext Markup Language, đây là ngôn ngữ máy tính được sử dụng để tạo ra nội dung cho các trang web – các trang tĩnh và nội dung trên trang, lưu ý rằng HTML không phải là một ngôn ngữ lập trình mà đây chỉ là ngôn ngữ đánh dấu được sử dụng để tạo ra cấu trúc của các trang web.

HTML hoạt động dựa trên các thẻ, các thẻ được bao quanh bởi dấu “<…>” và thường được dùng để tạo ra bố cục, cấu trúc cho website. Các thẻ gọi trong HTML thường được trông như thế này:

Page Title


Luôn bắt đầu và kết thúc bằng một thẻ, mọi thông tin bạn đặt ở giữa sẽ hiển thị tùy theo chức năng của thẻ. Ví dụ trên thẻ được dùng để khai báo các thông tin định nghĩa tiêu đề trang, bên cạnh đó thẻ còn dùng để khai báo các thông tin meta của trang web như: gọi css, script hay là các thông tin khác.

HTML tạo ra cấu trúc cho 1 website, nhưng để website hiển thị đẹp với người dùng và có tính tương tác cao thì cần có sự kết hợp với Javascript, CSS:

  • CSS là ngôn ngữ tạo ra phong cách cho trang web – Cascading Style Sheet, đóng vai trò chính trong việc xây dựng, thiết kế màu sắc, background của website, điểm hay của CSS đó là có thể định dạng cho nhiều trang web cùng một lúc giúp tiết kiệm thời gian cho người code.
  • CSS còn tạo ra một loạt hiệu ứng trên website, các hiệu ứng như là zooming, sliding, rotating, flip, fading,… giúp cho website mang đến trải nghiệm tốt, thân thiện với người dùng, cải thiện về UI/UX, bạn có thể tham khảo thêm các hiệu ứng của CSS tại Animate.css.
  • Javascript là một trong những ngôn ngữ lập trình phổ biến, giúp tạo ra những tính năng “động” cho website nhằm nâng cao trải nghiệm của người dùng, tính năng được tạo ra, phát triển nhằm mục đích tương tác, nâng cao trải nghiệm người sử dụng.
  • Các hiệu ứng của Javascript như hiệu ứng chuột “Scroll back to top”, hiệu ứng thư viện ảnh cho ta phép tạo hiệu ứng ảnh cho website (Sticker.js tạo hiệu ứng nhãn dán cho hình ảnh, Intense Images cho phép hiển thị ảnh toàn màn hình rất đẹp,…)

Và để cho website hoạt động mượt mà, linh hoạt, tương thích với khách hàng tốt thì cần có sự hỗ trợ của PHP. Với các website bán hàng trực tuyến, các website dịch vụ sử dụng PHP giúp tạo nên các trang web động, các tính năng xử lý dữ liệu, tính năng thanh toán, thay đổi cập nhật thông tin người dùng,… và các tính năng động khác mà bạn có thể nghĩ ra.

Chẳng hạn như việc trên website của bạn có nút “Đăng ký ngay” để khách hàng điền form sử dụng dịch vụ mà không bỏ sót bất cứ thông tin nào, bạn có thể tạo các đoạn PHP Script để xác thực biểu mẫu nhằm đảm bảo tất cả các trường dữ liệu đã được điền trước khi thông tin được gửi đến server. Nếu biểu mẫu trống 1 vài thông tin sẽ hiện cảnh báo sẽ hiển thị thông báo cho người dùng.

Để dễ mường tượng mối liên hệ giữa PHP, HTML, CSS và Javascript thì bạn có thể hình dung rằng chúng như thiết kế của một chiếc xe hơi, HTML chính là thiết kế khung sườn của chiếc xe, CSS và Javascript chính là thân xe với màu sắc bắt mắt, còn PHP chính là động cơ của xe đảm bảo xe vận hành được.

Chắc hẳn sau bài viết này, bạn đã hiểu được PHP là gì, PHP được ứng dụng như thế nào và mối liên hệ của PHP với HTML, CSS, Javascript. Nếu bạn cần thuê nhân sự lập trình đáp ứng đa dạng các lĩnh vực công nghệ cho dự án phát triển phần mềm của bạn, liên hệ với chúng tôi ngay để được nhân viên tư vấn tận tình.

Code php có xem được mã nguồn phía người dùng không ?

Công ty TNHH Phần Mềm Hoàn Cầu GSOFT

Địa chỉ:

  • Tầng 6 – 7 – 8, 235 Lý Thường Kiệt, Phường 6, Quận Tân Bình, Tp. HCM
  • Tòa nhà GSOFT, 177B Trần Văn Đang, Phường 11, Quận 3, Tp.HCM
  • Tầng 7 tòa nhà Việt Á, Số 9 phố Duy Tân, P. Dịch Vọng Hậu, Q. Cầu Giấy, Hà Nội

Hotline: 0913 509 979

Email:

Fanpage: GSOFT – Công ty Phần Mềm Hoàn Cầu

Youtube: GSOFT – Công ty Phần Mềm Hoàn Cầu 

>> Xem thêm: 6 lợi ích IT Onsite mang đến cho doanh nghiệp phát triển phần mềm