Công tác quản lý nhà nước đối với đất đai liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo

Công ty Luật Hồng Bàng xin gửi tới quý khách hàng bài viết về Quy định pháp luật về đất do cơ sở tôn giáo đang sử dụng. Để được giải đáp những vướng mắc về các vấn đề pháp lý cũng như tiết kiệm thời gian và công sức của bản thân, xin quý khách liên hệ với chúng tôi qua tổng đài 1900.6575.

Ngoài việc điều chỉnh quy định về chế độ sở hữu đất đai, quyền hạn và trách nhiệm của Nhà nước đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai và thống nhất quản lý về đất đai, chế độ quản lý và sử dụng đất đai, quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất,… thì Luật đất đai năm 2013 có một số điều khoản quy định về đất đai liên quan đến tôn giáo. Cụ thể như sau:

  1. Theo quy định tại khoản 4, Điều 5, Luật đất đai 2013 quy định người sử dụng đất gồm có nhiều đối tượng, trong đó có cơ sở tôn giáo: “Cơ sở tôn giáo gồm chùa, nhà thờ, nhà nguyện, thánh thất, thánh đường, niệm phật đường, tu viện, trường đào tạo riêng của tôn giáo, trụ sở của tổ chức tôn giáo và các cơ sở khác của tôn giáo”. Qua đó, cơ sở tôn giáo được xác định là một trong những người được sử dụng đất. Và người đứng đầu cơ sở tôn giáo chịu trách nhiệm trước Nhà nước đối với việc sử dụng đất đã giao cho cơ sở tôn giáo (theo khoản 4, Điều 7, Luật Đất đai 2013).
  2. Đất của cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo thuộc nhóm đất phi nông nghiệp (tại điểm g, khoản 4, Điều 10,  Luật Đất đai 2013) và cơ sở tôn giáo sử dụng đất phi nông nghiệp khi Nhà nước giao đất không phải trả tiền sử dụng đất (tại khoản 5, Điều 54, Luật Đất đai 2013).
  3. Với mục đích đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật, góp phần tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về đất đai, Điều 12, Luậtđất đai 2013quy định bổ sung các hành vi bị nghiêm cấm: “Lấn, chiếm, hủy hoại đất đai; vi phạm quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được công bố; không sử dụng đất, sử dụng đất không đúng mục đích; không thực hiện đúng quy định của pháp luật khi thực hiện quyền của người sử dụng đất; nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp vượt hạn mức đối với hộ gia đình, cá nhân theo quy định của Luật này; sử dụng đất, thực hiện giao dịch về quyền sử dụng đất mà không đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền; không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước; lợi dụng chức vụ, quyền hạn để làm trái quy định về quản lý đất đai; không cung cấp hoặc cung cấp thông tin về đất đai không chính xác theo quy định của pháp luật; cản trở, gây khó khăn đối với việc thực hiện quyền của người sử dụng đất theo quy định của pháp luật”.
  4. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cóthẩm quyền quyết định giao đất và thu hồi đất đối với cơ sở tôn giáo (tại Điểm b, khoản 1, Điều 59 và điểm a, khoản 1, Điều 66, Luật Đất đai 2013).
  5. Tại khoản 2, Điều 75, Luật Đất đai 2013quy định về điều kiện được bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng: “Cộng đồng dân cư, cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng đang sử dụng đất mà không phải là đất do Nhà nước giao, cho thuê và có Giấy chứng nhận hoặc có đủ điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật này mà chưa được cấp”.So với Luật đất đai 2003 thì quy định mới này giúp địa phương tháo gỡ những vướng mắc trong công tác bồi thường, hỗ trợ đất đối với đất do cơ sở tôn giáo đang sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, kinh doanh phi nông nghiệp; cơ sở hoạt động từ thiện; không phải là đất do được Nhà nước giao mà có nguồn gốc do nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho hợp pháp hoặc khai hoang trước ngày 01/7/2004.
  6. Tại khoản 4, Điều102, Luật Đất đai 2013quy định việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho cơ sở tôn giáo đang sử dụng đất: “Cơ sở tôn giáo đang sử dụng đất được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất khi có đủ các điều kiện sau đây: Được Nhà nước cho phép hoạt động; Không có tranh chấp; Không phải là đất nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho sau ngày 01/7/2004”. So với Luật đất đai 2003 thì Luật Đất đai 2013 bỏ 2 điều kiện là có văn bản đề nghị của tổ chức tôn giáo có cơ sở tôn giáo, có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về nhu cầu sử dụng đất của cơ sở tôn giáo và bổ sung thêm điều kiện không tranh chấp.
  7. Đối với quy định về cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại khoản 1, Điều 105, Luật Đất đai 2013 thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho cơ sở tôn giáo. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được ủy quyền cho cơ quan tài nguyên và môi trường cùng cấp cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
  8. Theo quy định tại Điều 159, Luật Đất đai 2013quy định về đất cơ sở tôn giáo gồm: “đất thuộc chùa, nhà thờ, nhà nguyện, thánh thất, thánh đường, niệm phật đường, tu viện, trường đào tạo riêng của tôn giáo, trụ sở của tổ chức tôn giáo, các cơ sở khác của tôn giáo được Nhà nước cho phép hoạt động; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ vào chính sách tôn giáo của Nhà nước, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt quyết định diện tích đất giao cho cơ sở tôn giáo”; thuộc loại đất sử dụng ổn định lâu dài(tại Khoản 7, Điều 125, Luật Đất đai 2013) và cơ sở tôn giáo nhận quyền sử dụng đất thông qua việc Nhà nước giao đất (tại điểm g, khoản 1, Điều 169, Luật Đất đai 2013).
  9. Tại Điều170, Luật Đất đai 2013quy định về nghĩa vụ chung của người sử dụng đất, trong đó có các cơ sở tôn giáo:“Sử dụng đất đúng mục đích, đúng ranh giới thửa đất, đúng quy định về sử dụng độ sâu trong lòng đất và chiều cao trên không, bảo vệ các công trình công cộng trong lòng đất và tuân theo các quy định khác của pháp luật có liên quan;thực hiện kê khai đăng ký đất đai; làm đầy đủ thủ tục khi chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất; thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật; thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật; thực hiện các biện pháp bảo vệ đất; tuân theo các quy định về bảo vệ môi trường, không làm tổn hại đến lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất có liên quan; tuân theo các quy định của pháp luật về việc tìm thấy vật trong lòng đất; giao lại đất khi Nhà nước có quyết định thu hồi đất, khi hết thời hạn sử dụng đất mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền gia hạn sử dụng”.

10.Tại Điều 181 và Điều 191, Luật Đất đai 2013 quy định cơ sở tôn giáo có quyền và nghĩa vụ chung quy định tại Điều 166 và Điều 170 của Luật đất đai 2013; không được chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, tặng cho quyền sử dụng đất; không được thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất.

CÔNG TY LUẬT HỒNG BÀNG

Trân trọng !

Xin chào Luật sư. Tôi tên là Thy. Do hiểu biết pháp luật còn hạn chế nên tôi lên đây mong được luật sư giải đáp thắc mắc. Cụ thể đó là Báo cáo công tác quản lý nhà nước về tín ngưỡng tôn giáo? Một số định hướng giải pháp tiếp tục nâng cao công tác quản lý nhà nước về tín ngưỡng tôn giáo? Mong được luật sư giải đáp.

Cảm ơn quý khách hàng đã tin tưởng đặt câu hỏi, dưới đây là phần giải đáp thắc mắc của Luật sư X :

Luật Tín ngưỡng tôn giáo năm 2016

Tín ngưỡng là niềm tin của con người được thể hiện thông qua những lễ nghi gắn liền với phong tục, tập quán truyền thống để mang lại sự bình an về tinh thần cho cá nhân và cộng đồng. Trích tôn giáo năm 2016 quy định tại Khoản 1 Điều 2 Luật Tín ngưỡng.

Mọi người có thể hiểu sâu sắc hơn qua định nghĩa: Là hệ thống những niềm tin, sự hy vọng tin tưởng của con người vào cái “siêu nhiên” hay còn gọi là “cái thiêng”. Để giải thích rằng với ước muốn mang lại sự bình an cho cá nhân và cộng đồng.

Trong một số trường hợp, tín ngưỡng đôi khi cũng được hiểu là tôn giáo. Điểm khác biệt lớn nhất giữa tín ngưỡng và tôn giáo là ở chỗ: Tín ngưỡng mang tính dân gian, gắn với sinh hoạt văn hóa dân gian.

Tín ngưỡng thể hiện:

  • Mối quan hệ liên kết, hòa nhập giữa thế giới con người và thần linh.
  • Địa điểm hoạt động như nơi thờ cúng và nghi lễ còn phân tán, không có những quy định chặt chẽ.
  • Thực chất không có tổ chức hoặc có tổ chức ở dạng sơ khai nhất.
  • hỉ có các huyền thoại, thần tích, truyền thuyết, cũng không có hệ thống giáo lý.
  • Một dân tộc hay một cộng đồng người là 2 chủ thể hay được nghĩ tới.
  • Trong những điều kiện nhất định đôi khi tín ngưỡng có thể chuyển hóa thành tôn giáo.

Quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo là một dạng quản lý xã hội đặc biệt của Nhà nước, mang tính quyền lực nhà nước, sử dụng pháp luật và chính sách tín ngưỡng, tôn giáo để điều chỉnh hành vi của cá nhân, tổ chức trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo do các cơ quan quản lý nhà nước thực hiện, nhằm phục vụ Nhân dân, đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, duy trì sự ổn định và phát triển bền vững của xã hội và đất nước.

Thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tôn giáo, Bộ Nội vụ (trực tiếp là Ban Tôn giáo Chính phủ) và hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo các cấp đã tham mưu cho Đảng, Nhà nước, cấp ủy và chính quyền các cấp chỉ đạo, đẩy mạnh các mặt công tác quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo, góp phần thực hiện có hiệu quả quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo; đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người dân; đảm bảo các hoạt động tôn giáo diễn ra trong khuôn khổ pháp luật; từng bước phát huy được những mặt tích cực, hạn chế những mặt tiêu cực của hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo… thể hiện qua một số kết quả nổi bật sau:

Thứ nhất, tham mưu với Đảng, Nhà nước từng bước xây dựng, hoàn thiện, đổi mới chính sách, pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo phù hợp với thực tiễn.. 

Thứ hai, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo, đưa pháp luật tín ngưỡng, tôn giáo vào cuộc sống và thực hiện quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo bằng pháp luật.

Thứ ba, tổ chức triển khai có hiệu quả chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo.

Thứ tư, công tác đối ngoại tôn giáo và đấu tranh nhân quyền được chú trọng, triển khai thực hiện đúng nguyên tắc góp phần khẳng định chính sách tôn trọng và đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam.

Thứ năm, công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo được đẩy mạnh, góp phần ổn định tình hình tôn giáo.

Thứ sáu, công tác tổng kết thực tiễn, nghiên cứu khoa học được duy trì thường xuyên, làm cơ sở đề xuất, tham mưu xây dựng chính sách, pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo.

Từ thực tế công tác tôn giáo và công tác quản lý nhà nước về tôn giáo thời gian qua, trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay có thể thấy rằng tôn giáo có xu hướng phát triển và có sự liên kết, ảnh hưởng rộng lớn trên phạm vi nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Vì vậy, quản lý hoạt động tôn giáo đã, đang và sẽ trở thành nội dung quan trọng trong quản lý nhà nước ở nhiều quốc gia, nhằm đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của chức sắc, chức việc, tín đồ và các tổ chức tôn giáo, đồng thời góp phần đấu tranh ngăn chặn những hoạt động lợi dụng tôn giáo để xâm hại tới an ninh, trật tự ở mỗi quốc gia, trong đó có Việt Nam.

Công tác quản lý nhà nước đối với đất đai liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo
Báo cáo công tác quản lý nhà nước về tín ngưỡng tôn giáo

Để nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về công tác tôn giáo theo tinh thần Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, cần tập trung làm tốt một số nhiệm vụ cơ bản sau:

Một là, tiếp tục phát huy vai trò tham mưu với Đảng, Nhà nước trong công tác xây dựng và hoàn thiện chính sách, pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo.

Cần chủ động rà soát, tham mưu giúp Chính phủ bổ sung, hoàn thiện pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo theo hướng thể chế hóa đầy đủ quan điểm của Đảng về tín ngưỡng, tôn giáo; đảm bảo sự đồng bộ, thống nhất giữa pháp luật trong nước và các điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia để tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo. Trước mắt, cần sớm tham mưu giúp Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 162/2017/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và hướng dẫn thi hành Luật Tín ngưỡng, tôn giáo; Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo… 

Hai là, tiếp tục đổi mới và nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo.

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền quan điểm, chủ trương của Đảng đã được thể hiện trong Nghị quyết số 25-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương khóa IX về công tác tôn giáo; Chỉ thị số 18-CT/TW ngày 10/01/2018 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 25-NQ/TW về công tác tôn giáo trong tình hình mới. Triển khai Chương trình hành động của Bộ Nội vụ thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo.Thực hiện tốt công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục Luật Tín ngưỡng, tôn giáo và Nghị định số 162/2017/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Tín ngưỡng, tôn giáo; các luật chuyên ngành liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo góp phần nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật cho cán bộ, công chức, chức sắc, chức việc, nhà tu hành, tín đồ các tôn giáo và người dân trong giai đoạn mới.

Ba là, đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo.

Hướng dẫn, tạo điều kiện cho các tổ chức tôn giáo hoạt động theo quy định của pháp luật và hiến chương, điều lệ được Nhà nước công nhận; chủ động giải quyết các nhu cầu hoạt động tôn giáo chính đáng của các tín đồ; kịp thời nắm bắt tình hình, tâm tư, nguyện vọng của các tôn giáo, quần chúng tôn giáo và có phương hướng giải quyết kịp thời các vụ việc phát sinh; chủ động phòng ngừa, kiên quyết đấu tranh với những hành vi lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để chia rẽ, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc, đoàn kết tôn giáo. 

Bốn là, tăng cường công tác đối ngoại tôn giáo, thúc đẩy hoạt động hợp tác với các nước trong khu vực và trên thế giới về vấn đề tôn giáo.

Tham gia các diễn đàn về tôn giáo quốc tế và khu vực; chủ động thông tin, tuyên truyền về tình hình, chính sách tôn giáo, thành tựu đạt được trong lĩnh vực tôn giáo để cộng đồng quốc tế hiểu và ủng hộ Việt Nam trong các hoạt động đối ngoại; đấu tranh, phản bác những luận điệu sai trái, xuyên tạc của các thế lực thù địch đối với tình hình tôn giáo và công tác tôn giáo của Nhà nước Việt Nam; chuẩn bị tốt nội dung, lập luận tham gia các vòng đối thoại nhân quyền song phương và đa phương. 

Năm là, chủ động, tích cực trong công tác tiếp xúc, vận động, tranh thủ chức sắc, chức việc, nhà tu hành, tín đồ các tổ chức tôn giáo.

Chủ động vận động, đoàn kết đồng bào các tôn giáo thông qua việc đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước, xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh, thực hiện các chủ trương, chính sách, pháp luật ở địa phương. Thường xuyên gặp gỡ các chức sắc, chức việc, nhà tu hành, người có uy tín trong các tổ chức tôn giáo, tạo sự đồng thuận trong thực hiện chủ trương, chính sách và giáo dục tín đồ chấp hành pháp luật. Xây dựng lực lượng nòng cốt trong tôn giáo tạo nguồn lực cần thiết khi xử lý các vấn đề phức tạp trong tôn giáo. Phát triển đảng viên là người có đạo và phân công nhiệm vụ cho đảng viên có đạo trong việc nắm tình hình và thực hiện tốt công tác dân vận với quần chúng, tín đồ.

Sáu là, tiếp tục đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra, tập trung giải quyết khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo.

Chủ động phối hợp với các bộ, ngành Trung ương và địa phương tổ chức thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chính sách, pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo và xử lý, giải quyết kịp thời theo thẩm quyền các vụ việc liên quan; tập trung tháo gỡ những vướng mắc, “điểm nóng” ngay từ cơ sở, không để phát sinh khiếu kiện đông người, vượt cấp. Thực hiện cải cách hành chính, dịch vụ công trực tuyến mức độ 4, cơ chế “một cửa” về tiếp công dân, xử lý đơn thư, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của các tổ chức, cá nhân tôn giáo. Tổ chức thực hiện có hiệu quả việc tiếp nhận và xử lý, giải quyết dứt điểm, kịp thời các trường hợp kiến nghị, phản ánh của người dân về tình hình vi phạm pháp luật liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo.. 

Bảy là, củng cố, kiện toàn tổ chức bộ máy, cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo các cấp; đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức làm công tác tín ngưỡng, tôn giáo.

Tám là, nâng cao hiệu quả công tác phối hợp giữa các cấp, các ngành trong công tác tín ngưỡng, tôn giáo.

Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề “Báo cáo công tác quản lý nhà nước về tín ngưỡng tôn giáo“. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến dịch vụ đăng ký xác nhận tình trạng hôn nhân; tạm ngừng kinh doanh chi nhánh; mẫu đơn xin giải thể công ty, tra cứu quy hoạch xây dựng, của Luật sư , hãy liên hệ: 0833102102 . Ngoài ra , để được tư vấn cũng như trả lời những thắc mắc của khách hàng trong và ngoài nước thông qua web Luatsux.vn, lsx.vn, web nước ngoài Lsxlawfirm,…

Sự khác nhau giữa tín ngưỡng và tôn giáo

Có nhiều quan điểm khác nhau về tín ngưỡng và tôn giáo. Giữa tôn giáo và tín ngưỡng tuy có điểm giống nhau nhưng vẫn có những sự khác biệt, đó là:
– Tôn giáo được hình thành, tồn tại trên cơ sở lý luận chặt chẽ và có tính hệ thống cao. Nghi lễ trong tôn giáo được thực hiện mang tính bắt buộc đối với tín đồ, được duy trì thường xuyên, cùng với những quy định khác. Còn tín ngưỡng được hình thành và tồn tại dựa trên cơ sở lý luận chưa chặt chẽ, thiếu tính hệ thống. Cho nên tín ngưỡng phần lớn mang tính dân gian, gần gũi với đời thường và phần nghi lễ được thể hiện đơn giản, không bắt buộc đối với người theo.
– Ở tôn giáo, niềm tin được đặc biệt đề cao, có thể đó là đức tin, nó đòi hỏi có cách lý giải mang tính lôgic, hệ thống và được xây dựng trên cơ sở thế giới quan, nhân sinh quan, ý thức, tình cảm… Còn tín ngưỡng, niềm tin không trở thành đức tin mà niềm tin ấy mang tính huyễn hoặc, mờ ảo, không rõ ràng mà dựa vào sự cảm nhận của chủ thể tín ngưỡng. Nói cách khác, xét về mặt nào đó thì tín ngưỡng có nội hàm hẹp hơn tôn giáo, bởi vì tôn giáo nào cũng có tín ngưỡng, niềm tin, đức tin tôn giáo nhưng không phải mọi hình thức tín ngưỡng đều là tôn giáo.
– Tôn giáo thường có một số yếu tố như: Đấng sáng tạo, kinh sách, giáo chủ, hệ thống giáo lý, tổ chức giáo hội rất điển hình, có quy mô lớn và theo một hệ thống chặt chẽ. Vì vậy, tôn giáo là một thực thể xã hội, nó có tác động lớn tới đời sống xã hội, còn tín ngưỡng thì thiếu các yếu tố này hoặc chỉ là sự thể hiện mờ nhạt, mang tính sơ khai.

Điểm tương đồng giữa tín ngưỡng và tôn giáo

– Cả tín ngưỡng và tôn giáo là sự phản ánh hư ảo của ý thức xã hội về tồn tại xã hội, chịu sự quy định của các tồn tại xã hội, đều có chức năng bù đắp hư ảo, xoa dịu nỗi đau hiện thực của con người, hướng con người tới sự giải thoát về mặt tinh thần.

 Quyền của tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc được quy định như thế nào?

Điều 7 Luật Tín Ngưỡng, tôn giáo năm 2016 quy định Quyền của tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc1. Hoạt động tôn giáo theo hiến chương, điều lệ và văn bản có nội dung tương tự (sau đây gọi chung là hiến chương) của tổ chức tôn giáo.2. Tổ chức sinh hoạt tôn giáo.3. Xuất bản kinh sách và xuất bản phẩm khác về tôn giáo.4. Sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu văn hóa phẩm tôn giáo, đồ dùng tôn giáo.5. Cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới cơ sở tôn giáo.6. Nhận tài sản hợp pháp do tổ chức, cá nhân trong nước và tổ chức, cá nhân nước ngoài tự nguyện tặng cho.

7. Các quyền khác theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.