Công thức nào là công thức tính công của dòng điện

Dòng điện có năng lượng vì nó có khả năng thực hiện công, cũng như làm thay đổi nhiệt năng của các vật. Năng lượng của dòng điện được gọi là điện năng.

  • Công thức nào là công thức tính công của dòng điện

  • Công thức nào là công thức tính công của dòng điện

  • Công thức nào là công thức tính công của dòng điện

  • Công thức nào là công thức tính công của dòng điện

Trong bài viết này chúng ta cùng tìm hiểu về điện năng, sự chuyển hóa điện năng thành các dạng năng lượng khác như (nhiệt năng, quang năng, cơ năng,…), Công của dòng điện cùng Công thức tính và bài tập vận dụng.

I. Điện năng

Bạn đang xem: Điện năng là gì? Công của dòng điện là gì? Công thức và Bài tập – Vật lý 9 bài 13

1. Dòng điện có mang năng lượng

a) Dòng điện có mang năng lượng

– Dòng điện có năng lượng vì nó có khả năng thực hiện công, cũng như có thể làm thay đổi nhiệt năng của vật

b) Điện năng là gì?

– Định nghĩa: Điện năng là năng lượng của dòng điện.

2. Sự chuyển hóa năng lượng thành các dạng năng lượng khác

– Điện năng có thể chuyển hóa thành các dạng năng lượng khác: trong đó có phần năng lượng có ích và phần năng lượng vô ích

– Tỉ số giữaa phần trăm năng lượng có ích được chuyển hóa từ điện năng và toàn bộ điện năng tiêu thụ được gọi là hiệu suất sử dụng điện năng:

 

Công thức nào là công thức tính công của dòng điện

II. Công của dòng điện

1. Công của dòng điện là gì?

– Định nghĩa: Công của dòng điện sản ra trong một đoạn mạch là số đo lượng điện năng mà đoạn mạch đó tiêu thụ để chuyển hóa thành các dạnh năng lượng khác.

2. Công thức tính Công của dòng điện

– Công thức tính công: 

Công thức nào là công thức tính công của dòng điện

– Trong đó:

 A: Công (J)

 P: Công suất (W)

 U: Hiệu điện thế (V)

 I: Cường độ dòng điện (A)

 t: Thời gian dòng điện chạy qua (s)

– Công của dòng điện đo bằng Jun (J):

 1J = 1W.1s = 1V.1A.1s; 1kW.h = 1000W.3600s = 3600000J = 3,6.106J

3. Đo công của dòng điện

– Lượng điện năng sử dụng được đo bằng công tơ điện và chỉ số này cho biết lượng điện năng đã được sử dụng theo đơn vị 1 kilô-oát-giờ.

* Lưu ý:

– Mỗi số đếm của công tơ điện cho biết lượng điện năng đã sử dụng là 1 kilô-oát-giờ (1kWh).

– Khi các thiết bị điện hoạt động bình thường, tức là sử dụng hiệu điện thế đúng bằng hiệu điện thế định mức thì công suất tiêu thụ thực tế mới đúng bằng công suất định mức của nó.

III. Bài tập Vận dụng Điện năng – Công của dòng điện

* Câu C7 trang 39 SGK Vật Lý 9: Một bóng đèn có ghi 220V – 75W được thắp sáng liên tục có hiệu điện thế 220V trong 4 giờ. Tính lượng điện năng mà bóng đèn này sử dụng và số đếm của công tơ trong trường hợp này.

° Lời giải Câu C7 trang 39 SGK Vật Lý 9:

– Đề bài cho: P = 75W; U=220V; t=4 giờ

– Lượng điện năng mà bóng đèn sử dụng là: A = P.t = 75.4 = 300(Wh) = 0,3(kWh).

⇒ Số đếm của công tơ tăng lên 0,3.

* Câu C8 trang 39 SGK Vật Lý 9: Một bếp điện hoạt động liên tục trong 2 giờ ở hiệu điện thế 220V. Khi đó số chỉ của công tơ điện tăng thêm 1,5 số. Tính lượng điện năng mà bếp điện sử dụng, công suẩt của bếp điện, và cường độ dòng điện chạy qua bếp trong thời gian trên.

° Lời giải Câu C8 trang 39 SGK Vật Lý 9:

– Đề bài cho: t = 2h = 2.3600s = 7200s; U = 220V; Lượng điện năng bếp sử dụng: A = 1,5kWh = 1,5.1000.3600 = 5,4.106J.

– Công suất của bếp điện là: 

Công thức nào là công thức tính công của dòng điện

– Cường độ dòng điện chạy qua bếp điện là: 

Công thức nào là công thức tính công của dòng điện

Hy vọng với bài viết tìm hiểu về Điện năng là gì? Công của dòng điện là gì? Công thức và Bài tập ở trên giúp ích cho các em. Mọi góp ý và thắc mắc các em vui lòng để lại bình luận dưới bài viết để HayHocHoi.Vn ghi nhận và hỗ trợ, chúc các em học tập tốt.

¤ Nội dung cùng chương 1:

» Bài 15: Thực Hành Xác Định Công Suất Của Các Dụng Cụ Điện

¤ Có thể bạn muốn xem:

Đăng bởi: THPT Sóc Trăng

Chuyên mục: Giáo Dục

Phần điện năng - Công là gì và công thức tính công của dòng điện

Trong chương trình điện năng, chúng ta cùng nhau tìm hiểu về công là gì và cách thức tính công của dòng điện một chiều và dòng điện xoay chiều đi qua hai đầu dây dẫn. Đây là một chương khá quan trọng mà bạn cần lưu tâm đấy!

I. Dòng điện

    1. Khái niệm

Dòng điện của một đoạn mạch được hiểu là dòng dịch chuyển của các điện tích theo các  hướng nhất định. Dòng điện của các mạch điện được tạo ra do sự dịch chuyển có hướng của các electron tự do tồn tại trong dây dẫn. Bên cạnh đó, hạt mang điện trong mạch điện cũng là các ion hoặc chất có tính chất điện li.

Mới nhất:

  • Biến trở - Điện trở
  • Công suất dòng điện

    2. Tác dụng của dòng điện

Dòng điện có tác dụng rất quan trọng đối với đời sống và được ứng dụng cao, một số vai trò nổi bật như sau:

- Ứng dụng trong phát sáng: đèn led, huỳnh quang,...

- Ứng dụng về nhiệt: bàn là, đèn dây tóc,...

- Ứng dụng trong hóa học: công nghiệp mạ vàng,...

- Ứng dụng từ: quạt điện, chuông điện,....

- Ứng dụng sinh lý: điện tim, châm cứu...

II. Công của dòng điện

Công của dòng điện là gì?

Được định nghĩa là tổng hợp điện năng của một đoạn mạch tiêu thụ, khi dòng điện đi qua dây dẫn điện năng sẽ bị chuyển hóa thành các dạng năng lượng khác. Công của dòng điện chính là công của lực điện, và các hạt mang điện di chuyển có hướng.

Năng lượng của dòng điện tác động tạo ra nhiệt năng.

Các dạng năng lượng được chuyển hóa thành các dạng năng lượng khác:

Công thức tính công là gì:

\(A=Pt=UIt.\)

Công tơ điện dùng để đo lượng điện năng. Công tơ điện có thành phần đơn vị là số đếm cho biết điện năng được ứng dụng là 1 kw giờ: \(1kW.h=3600000J=3600kJ\)

Xem thêm: Điện năng - Công là gì?

Công thức tính công suất dòng điện lượng rất đơn giản và các bạn chắc chắn sẽ sử dụng chúng trong giải bài tập rất nhiều đấy. Đừng quên luyện thật nhiều bài tập để có thể nắm chắc công thức này hơn nhé!

ĐIỆN NĂNG - CÔNG CỦA DÒNG ĐIỆN

I - ĐIỆN NĂNG

1. Khái niệm điện năng

- Dòng điện có mang năng lượng vì nó có thể thực hiện công, cũng như có thể làm thay đổi nhiệt năng của một vật. Năng lượng dòng điện được gọi là điện năng.

2. Sự chuyển hóa điện năng thành các dạng năng lượng khác

Điện năng có thể chuyển hóa thành các dạng năng lượng khác: Cơ năng, quang năng, nhiệt năng, năng lượng từ, hóa năng…

Ví dụ:

- Bóng đèn dây tóc: điện năng biến đổi thành nhiệt năng và quang năng.

- Đèn LED: điện năng biến đổi thành quang năng và nhiệt năng.

- Nồi cơn điện, bàn là: điện năng biến đổi thành nhiệt năng và quang năng.

- Quạt điện, máy bơm nước: điện năng biến đổi thành cơ năng và nhiệt năng.

3. Hiệu suất sử dụng điện

- Tỷ số giữa phần năng lượng có ích được chuyển hóa từ điện năng và toàn bộ điện năng tiêu thụ được gọi là hiệu suất sử dụng điện năng.

Công thức: \(H = \frac{{{A_1}}}{A}.100\% \)

Trong đó:

+ \({A_1}\): năng lượng có ích được chuyển hóa từ điện năng

+ \(A\): điện năng tiêu thụ

Năng lượng toàn phần = Năng lượng có ích + Năng lượng vô ích (hao phí)

II - CÔNG DÒNG ĐIỆN (ĐIỆN NĂNG TIÊU THỤ)

Công dòng điện

- Công dòng điện sinh ra trong một đoạn mạch là số đo lượng điện năng chuyển hóa thành các dạng năng lượng khác tại đoạn mạch đó.

- Công thức: \(A = Pt = UIt\)

Trong đó:

+ \(A\): công doàng điện (J)

+ \(P\): công suất điện (W)

+ \(t\): thời gian (s)

+ \(U\): hiệu điện thế (V)

+ \(I\): cường độ dòng điện (A)

- Đơn vị của công: J (Jun) hay kWh ( kilooát giờ)

- Ngoài ra còn được tính bởi công thức: \(A = {I^2}Rt\) hoặc \(A = \frac{{{U^2}}}{R}t\)

Đo điện năng tiêu thụ

- Lượng điện năng được sử dụng được đo bằng công tơ điện. Mỗi số đếm trên công tơ điện cho biết lượng điện năng sử dụng là 1kilôoat giờ (kW.h)

\(\begin{array}{l}1{\rm{ }}kW.h = 3600kJ = 3600000J\\1J = \frac{1}{{3600000}}k{\rm{W}}h\end{array}\)