Công thức stars được vấn dụng trong trường hợp nào

Đa phần mọi người đều sẽ gặp khó khăn trong việc trả lời các câu hỏi phỏng vấn. Hoặc chúng ta muốn chia sẻ về những điểm mạnh, thành tích của mình nhưng không muốn tỏ ra phô trương và khoe khoang, nhưng không biết phải nói thế nào. Làm thế nào để nhà tuyển dụng biết được rằng chúng ta là người phù hợp cho vị trí công việc đang tuyển dụng?

Trong những trường hợp trên, phương pháp trả lời phỏng vấn STAR có thể giúp ích cho chúng ta. Bằng cách sử dụng phương pháp này, chúng ta có thể đưa ra các ví dụ cụ thể, bằng chứng cho những kinh nghiệm và kỹ năng phù hợp với công việc hiện tại, chia sẻ những tình huống trong thực tế về cách thức chúng ta xử lý tình huống trong công việc cho nhà tuyển dụng biết.

Phương pháp phỏng vấn STAR

STAR là viết tắt của Situation (tình huống), Task (nhiệm vụ), Action (hành động) và Result (kết quả). Phương pháp phỏng vấn STAR thường dùng để trả lời các câu hỏi hành vi nhằm xác định năng lực của ứng viên.

Theo đó, nhà tuyển dụng thường đặt các câu hỏi dựa trên hành vi để hiểu cách chúng ta đã đối phó và xử lý các vấn đề, thách thức trong quá khứ như thế nào, từ đó dự đoán cách ta sẽ phản ứng với tình huống tại doanh nghiệp của họ. Ngoài ra, nhà tuyển dụng còn dùng các câu hỏi dựa trên hành vi này để đánh giá các kỹ năng và phẩm chất của ứng viên có phù hợp với vị trí công việc hay không.

Những câu hỏi dựa trên hành vi rất dễ nhận ra, thông thường câu hỏi này được mở đầu:

  • Kể cho tôi nghe về khoảng thời gian khi …
  • Bạn làm gì khi …
  • Bạn có bao giờ …
  • Hãy cho tôi một ví dụ về …
  • Mô tả một …
Situation (Tình huống)

Trong bước đầu tiên, mô tả bối cảnh mà chúng ta đã thực hiện công việc hoặc đối mặt với một thách thức trong công việc. Mục tiêu của chúng ta là vẽ ra một bức tranh rõ ràng về tình huống đã gặp phải và nhấn mạnh sự phức tạp của nó. Tập trung vào những gì cần thiết, không nên quá dài dòng và đưa nhiều chi tiết dư thừa không cần thiết.

Ví dụ: “Hãy kể cho tôi nghe về khoảng thời gian mà bạn đạt được một mục tiêu mà ban đầu bạn nghĩ là công việc đó ngoài sức đối với bạn”. Chúng ta có thể trả lời: “Trước đây, công ty tôi đã quyết định tập trung vào chiến dịch email marketing và chúng tôi đã phải tìm cách tăng số lượng danh sách khách hàng đăng ký email”.

Task (Nhiệm vụ)

Tiếp theo, chúng ta hãy mô tả trách nhiệm công việc của mình trong tình huống đó. Một lần nữa, hãy nhớ càng đưa chi tiết ngắn gọn nhưng đầy đủ càng tốt, cố gắng tránh lan man dư thừa.

Ví dụ: “Với trách nhiệm là một người quản lý đội nhóm Email Marketing, mục tiêu của tôi là tăng danh sách số lượng email khách hàng đăng ký lên ít nhất 50% trong một tháng.”

Action (Hành động)

Bây giờ chúng ta đã cho nhà tuyển dụng biết nhiệm vụ của mình là gì, đã đến lúc giải thích những gì chúng ta đã thực hiện. Chúng ta đã làm những gì để đạt được mục tiêu đó, chúng ta đã giải quyết tình huống khó khăn đó như thế nào? Đây là cơ hội để thể hiện sự đóng góp của bản thân, vì vậy hãy cung cấp thông tin chính xác những gì chúng ta đã thực hiện. Trong bước này, ta nên tập trung vào những gì bản thân mình làm hơn là những gì đội nhóm, sếp, đồng nghiệp, … chúng ta đã làm.

Ví dụ: “Tôi bắt đầu xem lại các bài quảng cáo cũ, từ đó sửa đổi và cải thiện nội dung hơn nhằm khuyến khích khách hàng đăng ký email nhiều hơn. Tiếp theo, tôi lên kế hoạch và tổ chức các buổi trao đổi online, yêu cầu khách hàng đăng ký để có thể tham gia, từ đó thu hút được số lượng email khách hàng đăng ký nhiều hơn.”

Result (Kết quả)

Cuối cùng, đưa ra các kết quả đã thực hiện được, đặc biệt nhấn mạnh những gì chúng ta đã hoàn thành, những gì chúng ta học hỏi và rút ra kinh nghiệm từ công việc đấy. Hãy nhớ rằng, nhà tuyển dụng không chỉ quan tâm đến những công việc chúng ta đã thực hiện, họ còn muốn biết tại sao nó lại quan trọng. Vì vậy, nếu được hãy cố gắng đưa ra các kết quả có thể định lường được, những con số có tác động rất lớn đến tính quan trọng của kết quả công việc.

Ví dụ: “Nhờ thực hiện tốt công việc, tôi đã có thể tăng danh sách khách hàng đăng ký email từ 5.000 người lên đến 8.000 người đăng ký trong 1 tháng, vượt 10% so với mục tiêu tôi đề ra.”

Chuẩn bị phỏng vấn bằng cách sử dụng phương pháp STAR

Lập danh sách các tiêu chuẩn công việc

Đầu tiên, hãy lập danh sách các kỹ năng và kinh nghiệm cần thiết cho công việc đang ứng tuyển. Chúng ta có thể tham khảo thêm từ các công việc tương tự, tìm kiếm trên mạng Internet, đồng thời có thể tự suy nghĩ ra.

Tạo danh sách các ví dụ

Ứng với những kỹ năng và kinh nghiệm cần thiết trong danh sách ấy, hãy đưa ra từng ví dụ cụ thể. Lưu ý đối với mỗi ví dụ, chúng ta cần áp dụng phương pháp STAR vào.

Tìm ra điểm mạnh, điểm yếu mỗi người

Nếu chúng ta là người quản lý, trưởng nhóm, phụ trách đào tạo, … chúng ta hoàn toàn có thể sử dụng phương pháp STAR để hỗ trợ mọi người nhận ra điểm mạnh, điểm yếu của mình, từ đó thúc đẩy sự tự tin và phát triển bản thân họ.

Công thức stars được vấn dụng trong trường hợp nào

Hiểu thế nào về STAR Method?

1. STAR Method là gì?

STAR Method là một kiểu phỏng vấn bao gồm các câu hỏi hành vi nhằm đánh giá ứng viên chính xác hơn. Nhà tuyển dụng sẽ khéo léo đặt ra các câu hỏi buộc ứng viên phải cung cấp một ví dụ thực tế về cách họ xử lý các loại tình huống xuất hiện ở nơi làm việc. Những câu hỏi dùng trong STAR Method thường rất đơn giản, bắt đầu bằng các cụm từ như: "Hãy kể cho chúng tôi nghe về...", "Bạn sẽ làm gì nếu...", "Bạn đã bao giờ...".
STAR là từ viết tắt của:

  • Situation (Tình huống): Nhà tuyển dụng thiết lập bối cảnh và ứng viên phải trả lời bằng các ví dụ thực tế, bao gồm tính chi tiết.
  • Task (Nhiệm vụ): Ứng viên cần mô tả trách nhiệm của mình trong tình huống cụ thể.
  • Action (Hành động): Ứng viên giải thích chính xác những bước đã thực hiện để giải quyết vấn đề, tình huống.
  • Result (Kết quả): Ứng viên chia sẻ những kết quả từ hành động, giải pháp của họ.

Bằng cách sử dụng 4 thành phần này để định hình câu chuyện của mình, ứng viên sẽ dễ dàng chia sẻ một câu chuyện, một câu trả lời hợp lý, rõ ràng giúp nhà tuyển dụng hiểu thêm về bạn. Câu trả lời của ứng viên có vai trò vô cùng quan trọng, được dùng để đánh giá xem bạn có thực sự phù hợp với vai trò công việc hay không.

2. Các câu hỏi phỏng vấn phổ biến theo STAR Method

Dưới đây là một vài ví dụ về các câu hỏi hành vi mà nhà tuyển dụng có thể sử dụng trong một cuộc phỏng vấn theo STAR Method:

  • Hãy chia sẻ ví dụ khi bạn gặp phải một vấn đề khó khăn trong công việc. Bạn giải quyết vấn đề đó như thế nào?
  • Hãy mô tả một khoảng thời gian khi bạn chịu nhiều áp lực trong công việc. Bạn đã phản ứng thế nào?
  • Hãy nói cho chúng tôi biết về một sai lầm mà bạn đã phạm phải trong công việc. Sai lầm đó dẫn đến hậu quả thế nào và bạn đã xoay sở để giải quyết ra sao?
  • Đã bao giờ bạn phải đưa ra một quyết định khó khăn trong công việc? Sau đó bạn đã làm thế nào?
  • Bạn hãy giải thích về một tình huống mà trong đó bạn đưa ra giải pháp, khuyến nghị cho công ty dựa trên dữ liệu hoặc suy nghĩ logic.
  • Bạn có từng bất đồng với cấp trên? Cuối cùng bạn giải quyết thế nào?
  • Chia sẻ một ví dụ về một khoảng thời gian bạn thất bại trong công việc. Bạn học được gì từ trải nghiệm này?
XEM THÊM: Mẹo trả lời câu hỏi "Vì sao chúng tôi nên chọn bạn?"

3. Nhà tuyển dụng cần chuẩn bị gì để áp dụng STAR Method?

Nhà tuyển dụng có nên áp dụng STAR Method khi tuyển nhân viên?

Đối với nhà tuyển dụng, STAR Method là một giải pháp để đánh giá chính xác hơn về ứng viên. Để kết hợp thành công các câu hỏi STAR Method vào chiến lược phỏng vấn của bạn, có 4 bước bạn cần thực hiện.

3.1. Lập danh sách các câu hỏi hành vi theo vai trò cụ thể

Bước đầu tiên và quan trọng nhất để chuẩn bị áp dụng STAR Method vào phỏng vấn là nhà tuyển dụng phải lập danh sách các câu hỏi phỏng vấn để đánh giá kinh nghiệm, kỹ năng và đặc điểm của ứng viên theo vai trò cụ thể mà họ ứng viên. Danh sách các câu hỏi có thể đóng vai trò là điểm bắt đầu chung nhưng để thực sự đi sâu vào nền tảng cụ thể của ứng viên liên quan đến vai trò, bạn sẽ muốn điều chỉnh câu hỏi của mình một cách thích hợp.
Nếu bạn đang sử dụng STAR Method, hãy đặt câu hỏi yêu cầu câu trả lời cụ thể theo tình huống. Chẳng hạn, nếu bạn muốn biết về tính linh hoạt của ứng viên, bạn có thể yêu cầu họ mô tả một tình huống hỗ trợ đồng nghiệp hoàn thành công việc để cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ chung, v.v.

3.2. Nói với ứng viên về kỳ vọng của bạn

Đây là một tùy chọn mà không phải nhà tuyển dụng nào cũng ủng hộ và thực hiện theo. Một số nhà tuyển dụng không muốn giải thích rằng họ đang tìm kiếm câu trả lời như thế nào khi phỏng vấn theo STAR Method. Trong khi đó, nhiều chuyên gia nhân sự cho rằng nói với ứng viên về kỳ vọng của bạn có thể giúp ứng viên có định hướng và đưa ra câu trả lời thể hiện được bản thân họ. Nếu bạn không giải thích những gì bạn đang tìm kiếm, bạn có nguy cơ nhận được câu trả lời không đầy đủ hoặc gây nhầm lẫn cho ứng viên.

3.3. Biết những gì bạn đang tìm kiếm

Các câu hỏi phỏng vấn theo STAR Method đặc biệt hữu ích để xác định các đặc điểm chính về tính cách, khả năng phản ứng của ứng viên hoặc cho phép nhà tuyển dụng nhìn nhận rõ hơn về bối cảnh của các vấn đề tiềm ẩn mà bạn thấy trong CV của họ. Khi bạn đặt câu hỏi theo STAR Method, bạn nên biết những gì bạn đang tìm kiếm trong câu trả lời của ứng viên và bất kể ứng viên trả lời như thế nào, hãy lưu ý cách họ thể hiện hoặc không thể hiện những đặc điểm đó.

3.4. Cởi mở, thân thiện, chuyên nghiệp

Mỗi ứng viên có những trải nghiệm cuộc sống và công việc hoàn toàn khác nhau, tất cả đều góp phần vào những câu trả lời độc đáo và đôi khi bất ngờ cho các câu hỏi phỏng vấn hành vi của STAR Method. Điều quan trọng mà một nhà tuyển dụng cần nhớ là duy trì sự cởi mở. Chắc chắn là bạn muốn xây dựng một nhóm với các nhân viên đa dạng, mỗi người đưa ra những ý tưởng mới và khác nhau và kinh nghiệm trong quá khứ. Vì vậy, nếu một ứng viên trả lời khác với mong đợi của bạn, điều đó không có nghĩa là họ đã trả lời sai.
XEM THÊM: Cách bắt tay lịch sự trong giao tiếp khi phỏng vấn

4. Mẹo trả lời câu hỏi phỏng vấn hành vi cho ứng viên

Về phần mình, ứng viên có thể thực hiện theo quy trình từng bước sau đây để đưa ra câu trả lời phỏng vấn STAR Method tốt nhất.

4.1. Tìm một ví dụ phù hợp

Phỏng vấn STAR Method có thể khiến ứng viên chưa có kinh nghiệm cảm thấy bổi rối. Là một ứng viên, bạn sẽ không có cách nào để biết chính xác những gì người phỏng vấn sẽ hỏi bạn. Vì vậy, cách tốt nhất là bạn chuẩn bị trước một số ví dụ cho phép bạn tùy chỉnh theo các câu hỏi khác nhau.

4.2. Làm nổi bật nhiệm vụ công việc

Khi trả lời câu hỏi trong phỏng vấn STAR Method, bạn cần tập trung làm nổi bật nhiệm vụ công việc thay vì nói quá nhiều đến suy nghĩ, cảm xúc của bản thân thời điểm đó.

4.3. Chia sẻ cách bạn thực hiện hành động

STAR Method cũng là cơ hội để bạn thực sự thể hiện sự đóng góp của mình cho thành công của dự án hoặc các công việc trước đây. Bạn đã làm việc với một nhóm tài năng hay học sử dụng một phần mềm cụ thể? Nhà tuyển dụng muốn biết bạn đã làm gì.

4.4. Tập trung vào kết quả

Phần cuối cùng của phản hồi nên bao gồm kết quả hành động bạn đã thực hiện. Tất nhiên, kết quả tốt tích cực sẽ tốt hơn nhưng ngay cả khi bạn nói về một lần bạn thất bại hoặc mắc lỗi, hãy đảm bảo bạn kết thúc bằng một bài học, rút kinh nghiệm.
Hãy nhớ rằng, những người phỏng vấn không chỉ quan tâm đến những gì bạn đã làm, họ cũng muốn biết tại sao nó lại quan trọng. Vì vậy, hãy chắc chắn rằng bạn nhấn mạnh vào bất kỳ kết quả nào bạn đạt được và định lượng chúng khi bạn có thể.

Nếu bạn là người chưa có nhiều kinh nghiệm việc làm cũng như phỏng vấn xin việc thì có thể tìm hiểu chi tiết hơn về cách trả lời phỏng vấn khi chưa có kinh nghiệm làm việc. Qua đây bạn sẽ có thêm những kiến thức cũng như hiểu rõ vấn đề và đưa ra những cách trả lời và cư xử tốt hơn trong buổi phỏng vấn.

cách trả lời phỏng vấn khi chưa có kinh nghiệm

MỤC LỤC:
1. STAR Method là gì?
2. Các câu hỏi phỏng vấn phổ biến theo STAR Method
3. Nhà tuyển dụng cần chuẩn bị gì để áp dụng STAR Method?
4. Mẹo trả lời câu hỏi phỏng vấn hành vi cho ứng viên