Công thức tính lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu

EPS là gì? cách tính EPS ra sao? EPS đóng vai trò gì trong tài chính doanh nghiệp? Hãy cùng Kế toán Excel tìm hiểu chi tiết trong bài viết này nhé.

EPS là gì?

EPS là viết tắt tiếng Anh của Earning Per Share dịch ra tiếng Việt là lợi nhuận sau thuế trên mỗi cổ phiếu.

Chỉ số EPS được sử dụng để phân tích khả năng sinh lời của doanh nghiệp.

EPS bao gồm 2 loại:

  • EPS cơ bản: là loại EPS phổ biến, được định nghĩa ngay phần đầu bài viết.
  • EPS pha loãng (còn gọi là Dilluted EPS) là chỉ số bổ sung giúp điều chỉnh rủi ro pha loãng lợi nhuận trên cổ phiếu do doanh nghiệp phát hành trái phiếu chuyển đổi, cổ phiếu ưu đãi, quyền mua cổ phiếu, ESOP…

EPS pha loãng có tính chính xác cao hơn so với EPS cơ bản do phản ánh các sự kiện có thể khiến thay đổi lượng cổ phiếu trong tương lai.

Chỉ số EPS của các doanh nghiệp có thể dễ dàng tìm thấy trên một số trang web về tài chính như CafeF… hoặc trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.

Công thức tính lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu

Cách tính chỉ số EPS

Công thức tính chỉ số EPS như sau:

EPS = Lợi nhuận sau thuế / Tổng số lượng cổ phiếu lưu hành

Ví dụ: Cổ phiếu của Công ty ABC 4 quý gần nhất có tổng lãi là 10.230 tỷ đồng và số cổ phiếu đang lưu hành là 1,20 tỷ cổ phiếu.

Có thể tính EPS của công ty ABc như sau:

EPS (ABC) = 10.230 tỷ đồng / 1.20 tỷ cổ phiếu = 8356,6 đồng

Trên đây là cách tính chỉ số EPS cơ bản.

Ý nghĩa của chỉ số EPS

EPS của doanh nghiệp có ý nghĩa như sau:

  • Thể hiện mức lợi nhuận của 1 cổ phiếu.
  • Khi doanh nghiệp có thu nhập trên mỗi cổ phiếu là n đồng có nghĩa là EPS = n đồng
  • Thông qua EPS chúng ta có thể tính xác định được lợi nhuận của một công ty trên cơ sở tuyệt đối. Nó cũng là một thành phần chính được sử dụng để tính toán tỷ lệ giữa giá thị trường của cổ phiếu và thu nhập trên một cổ phiếu (P/E), trong đó: E trong P/E chính là EPS. Thông qua việc chia P cho E, nhà đầu tư có thể thấy giá trị của cổ phiếu theo mức thị trường sẵn sàng trả cho mỗi đồng thu nhập.
  • EPS là một trong những chỉ số có thể sử dụng để chọn cổ phiếu. Nếu bạn đang quan tâm tới giao dịch và đầu tư chứng khoán, bước tiếp theo bạn cần là một nhà môi giới phù hợp.
  • Nhà đầu tư thường so sánh EPS với giá cổ phiếu để xác định giá trị thu nhập và đánh giá sự tăng trưởng trong tương lai.

EPS và vốn

Một khía cạnh khá quan trọng của EPS mà nhiều người bỏ qua đó là số vốn cần thiết để tạo ra thu nhập ròng trong tính.

Hai công ty có thể tạo ra cùng mức EPS nhưng một công ty có thể tạo ra với ít tài sản ròng hơn, do công ty đó sử dụng vốn tạo ra thu nhập hiệu quả hơn, và có thể đánh giá công ty đó tốt hơn về mặt hiệu quả.

Một số liệu có thể được sử dụng để xác định việc công ty hoạt động hiệu quả hơn là tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE).

EPS và cổ tức

Trong khi EPS được sử dụng rộng rãi như một cách để theo dõi hoạt động công ty, các cổ đông không có quyền can thiệp trực tiếp vào các khoản lợi nhuận đó.

Một phần thu nhập có thể được phân phối dưới dạng cổ tức nhưng toàn bộ hoặc một phần EPS có thể được công ty giữ lại.

Các cổ đông có thể thông qua đại diện của họ trong hội đồng quản trị sẽ phải thay đổi phần EPS được phân phối thông qua cổ tức để tiếp cận nhiều hơn trong số lợi nhuận đó.

Bởi vì các cổ đông không thể tiếp cận EPS được quy cho cổ phiếu của họ, chính vì vậy mối liên hệ giữa EPS và giá cổ phiếu có thể rất khó xác định. Điều này đặc biệt đúng với các công ty không trả cổ tức, ví dụ các công ty công nghệ thường thông báo trong tài liệu chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng rằng công ty không trả cổ tức và không có kế hoạch làm như vậy trong tương lai.

Về bề nổi rất khó giải thích tại sao số cổ phiếu này lại có giá trị đối với cổ đông.

Giá trị danh nghĩa thực tế của EPS dường như cũng có mối quan hệ tương đối gián tiếp với giá cổ phiếu. Ví dụ, EPS cho 02 cổ phiếu có thể giống nhau nhưng giá cổ phiếu có thể khác nhau nhiều.

EPS và P/E

So sánh tỷ lệ P/E (hệ số giá trên một cổ phần) trong một nhóm ngành có thể hữu ích, mặc dù theo những cách không mong muốn.

Mặc dù có vẻ như một cổ phiếu có giá cao hơn so với EPS của nó khi so sánh với các cổ phiếu cùng ngành có thể bị định giá quá cao nhưng quy luật lại có xu hướng ngược lại.

Các nhà đầu tư sẵn sàng trả nhiều tiền hơn cho một cổ phiếu nếu nó được kỳ vọng sẽ tăng trưởng hoặc vượt trội so với các cổ phiếu cùng ngành, bất kể EPS lịch sử của nó là bao nhiêu.

Trong thị trường giá tăng (hay thị trường theo chiều giá lên), các cổ phiếu có tỷ lệ P/E cao vượt trội so với mức trung bình của các cổ phiếu khác là điều bình thường.

Hạn chế của EPS

Dù có nhiều ý nghĩa tuy nhiên EPS cũng có một số hạn chế nhất định, cụ thể như sau:

  • EPS có thể âm và P/E sẽ không có ý nghĩa kinh tế khi mẫu số âm. Do vậy nếu EPS âm, bạn cần sử dụng công cụ khác để định giá.
  • Lợi nhuận là chỉ số rất dễ biến động (có thể do đột biến, bán tài sản, do chủ doanh nghiệp hoặc do doanh nghiệp thuộc ngành có chu kỳ cao), khi đó EPS rất dễ bị bóp méo.
  • Nếu doanh nghiệp liên tục phát hành thêm cổ phiếu, trái phiếu chuyển đổi và cổ phiếu ESOP sẽ khiến EPS giảm và tăng mức độ rủi ro cho nhà đầu tư.
  • Nhiều doanh nghiệp khai khống số liệu, đưa ra mức lợi nhuận ảo (bằng cách gia tăng hàng tồn kho và các khoản phải thu) khiến nhà đầu tư thua lỗ.

EPS là một chỉ số hữu ích đối với việc đầu tư vào doanh nghiệp, tuy nhiên hãy tìm hiểu thêm các chỉ số quan trọng khác trước khi bạn thực sự đầu tư nhé.

Một trong những bước quan trọng ở quy trình đầu tư cổ phiếu là định giá. Tuy nhiên, việc định giá với những nhà đầu tư nghiệp dư không phải là dễ dàng. Cùng Finhay tìm hiểu và thử áp dụng ngay những công thức định giá cổ phiếu dưới đây, để giúp bạn đưa ra những quyết định hợp lý và đúng đắn hơn trong những cơ hội đầu tư nhé!

Công thức tính lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu

Nói đến cổ phiếu, chúng ta biết đây là sản phẩm có nhiều khái niệm khác nhau về giá trị. Để không có những hiểu lầm, dẫn đến sai sót và thất bại trong việc đầu tư, trước tiên chúng ta hãy làm quen và định nghĩa rõ các khái niệm này nhé!

Mệnh giá của một cổ phiếu là giá trị ghi trên giấy của cổ phiếu đó. Ví dụ: một công ty có vốn điều lệ trên giấy tờ là 7 tỷ đồng, và số cổ phần đăng ký phát hành là 1000 cổ phiếu. Vậy, có thể hiểu mệnh giá của mỗi cổ phiếu công ty này sẽ tương đương là 7 triệu đồng.

Trên thực tế, mệnh giá của cổ phiếu ít mang giá trị kinh tế, chỉ được sử dụng giá trị danh nghĩa trong giao tiếp và trao đổi. Tuy vậy, chúng ta vẫn cần nắm rõ khái niệm này, từ đó tránh nhầm lẫn trong quá trình đọc tài liệu cũng như nghiên cứu về đầu tư cổ phiếu. 

Thị giá – là cụm từ nói tắt của “giá thị trường” – được hiểu là giá trị của một cổ phiếu được mua bán trên thị trường vào một thời điểm nhất định. Sở dĩ có điều này là bởi các loại cổ phiếu khi được phát hành ra thị trường đều được mua đi bán lại. Bởi vậy, giá trị của cổ phiếu trên thị trường cũng tăng giảm tùy từng thời kỳ và tùy theo sự phát triển của công ty. 

Thư giá của một loại cổ phiếu là giá trị của cổ phiếu được ghi trên sổ sách kế toán. Thư giá thường được các nhà đầu tư sử dụng trong việc đánh giá tình trạng vốn cổ phần của một công ty. Trong việc đầu tư và mua bán cổ phiếu, thư giá là khái niệm tương đối ít được nhắc đến. Bởi vậy, nhiều nhà đầu tư nghiệp dư chưa từng nghe qua khái niệm này.

Công thức tính lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu

Giá trị nội tại của cổ phiếu còn được hiểu là giá trị thực. Khái niệm này được hiểu là giá trị bên trong, giá trị nội tại của tờ cổ phiếu. Giá trị này không phụ thuộc vào yếu tố thị trường bên ngoài, cũng không bị tác động bởi các yếu tố ngoại vi này.

Khi định giá cổ phiếu, các nhà đầu tư sẽ so sánh, cân nhắc đầu tư thông qua việc xét giá trị nội tại của mỗi loại cổ phiếu.

Tại sao nhà đầu tư cần biết cách định giá cổ phiếu và muốn định giá cố phiếu thì làm thế nào? Hãy cùng tìm hiểu tiếp các vấn đề đó với Finhay nhé!

Định giá cổ phiếu là cách xác định xem cổ phiếu đó đáng giá bao nhiêu tiền? Nói cách khác, việc định giá chính là việc ta đi tìm giá trị thực bằng cách áp dụng công thức tính giá trị nội tại của cổ phiếu

Định giá cổ phiếu là một trong những kỹ năng quan trọng khi đầu tư cổ phiếu. Sau khi định giá, bạn có thể đưa ra quyết định mua nếu giá cổ phiếu rẻ hơn giá trị thực và có thể bán ra nếu giá cổ phiếu cao hơn giá trị thực. Đây là nguyên lý cơ bản cho việc lời lãi khi đầu tư, mua bán cổ phiếu.

Trong nhiều trường hợp người đầu tư không thể bán cổ phiếu với mức giá cao hơn hoặc bằng giá trị thực, ta gọi đó là không thể thanh khoản.

Không có một công thức chung nào có thể định giá mọi công ty. Bởi lẽ mỗi loại hình doanh nghiệp, nội lực doanh nghiệp, mỗi chu kỳ kinh doanh,… lại cho một giá trị khác nhau. Bên cạnh đó, đôi khi có cả những loại cổ phiếu doanh nghiệp không thể định giá được.

Vì lý do trên nên khi đầu tư cổ phiếu, ta nên chọn những phân khúc cổ phiếu phù hợp với mình để định giá và đầu tư. Đồng thời, bạn cũng cần nắm được một số phương pháp định giá khác nhau để có thể áp dụng linh hoạt với những loại cổ phiếu khác nhau.

Hãy cùng Finhay khám phá 10 loại phương pháp định giá với 10 công thức tính giá trị thực cổ phiếu khác nhau dưới đây nhé!

Công thức tính lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu

Hiện nay có rất nhiều các phương pháp định giá cổ phiếu được các nhà đầu tư sử dụng. Cùng Finhay khám phá lần lượt từng cách nhé!

Giá trị nội tại của doanh nghiệp nào cũng được xác định bởi dòng tiền ra và dòng tiền vào của nó. Nhờ vậy, chúng ta có thể căn cứ vào đây, để phần nào xác định được giá cổ phiếu của doanh nghiệp.

Định giá cổ phiếu theo chiết khấu dòng tiền, ta có công thức:

PV = FV / (1 + r)^n

Trong đó:

  • r là suất chiết khấu, còn n là số năm đầu tư
  • PV là viết tắt của Present Value: Giá trị thực tại của cổ phiếu

Dựa theo dòng tiền là phương pháp định giá cổ phiếu cơ bản và phổ biến nhất được nhiều người sử dụng. Nếu bạn là mới bước chân vào đầu tư cổ phiếu, đây chính là phương pháp định giá cơ bản và đầu tiên mà bạn cần biết đến.

Tuy nhiên, công thức này thường ít được các nhà đầu tư lớn áp dụng bởi kết quả chỉ mang tính chung chung, tham khảo chứ không thể hiện được chính xác giá trị thực của cổ phiếu.

Chiết khấu cổ tức hay tỷ suất cổ tức là tỷ lệ cổ tức trả bằng tiền mặt so với giá cổ phiếu. Vậy ta có công thức:

Chiết khấu cổ tức = Cổ tức bằng tiền / Thị giá

Khi một nhà đầu tư nghe nói, có một loại cổ phiếu nào đó trả cổ tức 20%/ năm. Nhà đầu tư nên hiểu, điều này chính là họ trả cổ tức bằng 20% so với giá trị thực (mệnh giá) của cổ phiếu.

Ví dụ:

Với loại cổ phiếu có giá trị thực là 30.000 VNĐ thì cổ tức 30% nghĩa là 6.000 VNĐ, cổ tức 15% nghĩa là 3.000 VNĐ.

Định giá cổ phiếu theo phương pháp chiết khấu cổ tức cũng là một trong các phương pháp định giá cổ phiếu cơ bản nhất, được nhiều nhà đầu tư mới áp dụng khi chưa có nhiều kinh nghiệm.

Chỉ số P/B viết đầy đủ là Price to Book Value Ratio (PBR). Chỉ số này tính bằng cách: Phân tích giá cổ phiếu hiện tại gấp bao nhiêu lần so với tài sản ròng ghi trong báo cáo tài chính của doanh nghiệp. 

Công thức định giá cổ phiếu theo phương pháp P/B:

P/B = Giá cổ phiếu thị trường / Thư giá của 1 cổ phiếu

Chỉ số P/B phù hợp trong việc định giá các công ty có tài sản mang tính thanh khoản cao như các công ty đầu tư, công ty tài chính, ngân hàng. Tuy nhiên, không phù hợp để định giá cổ phiếu của các công ty dịch vụ. Ngoài ra theo kinh nghiệm từ một số chuyên gia đầu tư, phương pháp này không hữu hiệu đối với những công ty có sức tăng trưởng nhanh.

Chỉ số P/E hay còn gọi là PER, là cụm viết tắt của Price to Earning Ratio. Chỉ số P/E tính bằng số năm một nhà đầu tư hòa vốn trong quá trình đầu tư vào cổ phiếu của một doanh nghiệp (với lợi nhuận không đổi).

Công thức định giá cổ phiếu chỉ với công thức P/E:

P/E = Giá thị trường / EPS

Trong đó:

  • P (viết tắt của Market Price): Giá thị trường tại một thời điểm giao dịch
  • EPS (viết tắt của Earning Per Share): Lợi nhuận ròng của một cổ phiếu

Lợi nhuận ròng của một cổ phiếu lại được tính theo công thức sau:

EPS = (Lợi nhuận sau khi trừ thuế – Cổ tức của cổ phiếu với mức ưu đãi) / Tổng số lượng cổ phiếu thường đang lưu hành

Như vậy, chỉ số P/E thể hiện con số nhà đầu tư sẵn sàng trả bao nhiêu tiền cho một đồng lợi nhuận. Khi chỉ số P/E thấp, cổ phiếu đang bị định giá thấp, có nghĩa là công ty đang gặp vấn đề trong tài chính tuy nhiên công ty có lợi nhuận đột biến, có thể là nhờ bán tài sản, hoặc được nhận đầu tư thêm…

Ngược lại, chỉ số P/E cao thể hiện triển vọng tương lai công ty tốt, lợi nhuận ít nhưng mang tính chất tạm thời. Dựa vào điều này, các nhà đầu tư có thể căn cứ để đưa ra quyết định mua, bán cổ phiếu.

>> Top 7 phần mềm định giá cổ phiếu tốt nhất 2021

Công thức tính lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu

Chỉ số PEG được xem là công thức tối ưu và cải tiến hơn của công thức P/E. Chỉ số P/E chỉ thể hiện bản chất tĩnh của doanh nghiệp, trong khi đó, chỉ số PEG thể hiện được cả bản chất động của doanh nghiệp được định giá.

Công thức PEG được đưa ra như sau:

PEG = PE/G

Trong đó:

  • PE chính là chỉ số P/E.
  • G là tốc độ tăng trưởng của cổ phiếu (%)

Với cách tính này, ta có thể suy ra: Khi chỉ số PEG của cổ phiếu bằng 1, giá cổ phiếu bằng giá trị thực. Trong khi đó, nếu PEG > 1 có nghĩa là giá cổ phiếu hiện hành lớn hơn giá trị thực. Với PEG < 1 khi giá cổ phiếu nhỏ hơn giá trị thực. 

Ngoài ra, khi định giá bằng công thức này, có trường hợp chỉ số PEG âm xảy ra do chỉ số G âm. Khi đó, doanh nghiệp định giá chưa ổn định, gặp những khó khăn tạm thời. Vậy khi G âm, không nên xét G ở hiện tại, mà nên xét G dài hạn, từ 3-10 năm sau. 

Phương pháp P/S thường được các nhà đầu tư sử dụng phổ biến đối với các doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, hoặc doanh nghiệp có lợi nhuận năm không ổn định. Chỉ số P/S là viết tắt của Price Per Share. Công thức định giá cổ phiếu theo phương pháp P/S:

P/S = Giá cổ phiếu / Doanh thu mỗi cổ phần

Hiện nay, trên một số website của các sàn chứng khoán, chỉ số P/S cũng được công ty chứng khoán tính sẵn giúp nhà đầu tư và đính kèm bên cạnh thông tin từng loại cổ phiếu. Bởi vậy, nếu hiểu và sử dụng được phương pháp này, sẽ rất tiện lợi cho bạn trong quá trình mua bán và đầu tư cổ phiếu.

P/S là một trong những phương pháp xác định giá cổ phiếu cơ bản. Phương pháp này, cũng là nền tảng của một số công thức định giá chuyên sâu khác. Vậy nếu bạn là người mới đầu tư cổ phiếu, đây là một trong những cách định giá bạn cần nắm được đầu tiên.

Công thức tính lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu

Đây là một phương pháp định giá, ít được sử dụng khi định giá cổ phiếu tại thị trường Việt Nam. Tuy nhiên, trên thế giới có rất nhiều nhà đầu tư nổi tiếng yêu thích và thường xuyên áp dụng phương pháp định giá này.

Công thức định giá cổ phiếu = EV / EBIT

Trong đó:

  • EV là giá trị doanh nghiệp (Bằng vốn hóa thị trường + Tổng nợ – Tiền mặt);
  • EBIT là Lợi nhuận trước thuế + Chi phí lãi vay.

Công thức này, có thể giúp bạn trong việc định giá và so sánh giá trị cổ phiếu của các công ty trong cùng ngành hàng và phân khúc. Thông thường, chỉ số EV/EBIT < 10 được xem là chỉ số tốt. Tuy nhiên, bạn cũng cần xem xét thêm các yếu tố nhiễu xung quanh để có được sự định giá và so sánh khách quan nhất.

Ví dụ, một loại cổ phiếu có chỉ số EV/EBIT thấp do yếu tố nhiễu gây nên thì trong nhiều trường hợp, loại cổ phiếu này vẫn được đánh giá là cực kỳ tiềm năng cho việc đầu tư.

Đây là công thức định giá cổ phiếu không được quá nhiều người biết đến và sử dụng. Tuy nhiên, các nhà đầu tư chuyên nghiệp nhận định, đây là phương pháp định giá khá chính xác mà mỗi nhà đầu tư nên biết.

Benjamin Graham đã có công thức tính giá cổ phiếu như dưới đây:

Value = EPS x (8.5 +2g)

Trong đó:

  • Value: Là giá trị thực của cố phiếu mà ta đang nghiên cứu
  • EPS: Là ký hiệu cho tổng EPS của 12 tháng (tính trên mỗi cổ phần).
  • 8,5: Đây là hằng số số biểu thị tỷ lệ PE của công ty, không cần thay đổi.
  • g: Tốc độ tăng trưởng lợi nhuận dài hạn của công ty

Những nhà đầu tư cổ phiếu sử dụng phương pháp định giá cổ phiếu này hầu hết cho rằng, “nghĩ giá trị thực của cổ phiếu là một con số chính xác là một sai lầm”, bởi thông thường đây là một con số ước lượng, là một dải rộng.

Công thức tính lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu

Đây là công thức được áp dụng bởi Peter Lynch & John Neff – 2 nhà đầu tư vĩ đại và có nhiều thành công trong việc đầu tư cổ phiếu.

Công thức được tính bằng:

(R + G) / PE > 1.5

Trong đó:

  • R là tỷ suất cổ tức (%);
  • G là tốc độ tăng trưởng dài hạn (%);
  • PE là chỉ số P/E của cổ phiếu.

Với công thức này, bạn có thể đưa ra định giá cá nhân của mình về một mã cổ phiếu bất kỳ. Từ đó, nhận định được rủi ro hoặc lợi nhuận nếu nắm giữ mã cổ phiếu này trong một thời gian dài.

Sử dụng công thức định giá cổ phiếu kết hợp cổ tức và tốc độ tăng trưởng này đòi hỏi bạn cần có một chút kinh nghiệm định giá cổ phiếu với các công thức cơ bản trước đó. Bởi vậy, nếu bạn là nhà đầu tư mới, hãy tìm hiểu các công thức được liệt kê phía trên trước nhé!

Sau khi có kinh nghiệm về định giá cổ phiếu, bạn sẽ dễ dàng trong việc linh hoạt lựa chọn từng công thức phù hợp khi định giá một loại cổ phiếu bất kỳ.

Trong bài viết trên đây, Finhay đã giới thiệu tới bạn 9 công thức định giá cổ phiếu cơ bản nhưng quan trọng với những nhà đầu tư mới. Ngoài ra, bạn cũng có thể sưu tầm thêm các file excel định giá cổ phiếu có công thức sẵn để áp dụng và tính toán một cách nhanh chóng.