Đặc điểm của nhà kho và kho silô

Nội dung bài viết

  • 1 Hệ thống kho Silo
  • 2 Nhà kho thông thường khác
  • 3 So sánh kho Silo và nhà kho thông thường
  • 4 Một số cảm biến báo mức dùng trong kho Silo
    • 4.1 Cảm biến báo mức FineTek
    • 4.2 Búa rung FineTek

Bảo quản nông sản trong kho chứa đòi hỏi doanh nghiệp phải có mặt bằng lớn. Nhà kho phải được xây dựng kiên cố với đầy đủ hệ thống quạt gió, thông hơi. Để thực hiện tốt các công tác này chi phí bỏ ra sẽ là rất nhiều. Chính vì thế, hệ thống nhà kho cải tiến mới đã được ra đời kho Silo. Tuy nhiên, kho Silo mới này có thực sự là giải pháp thay thế tốt hơn? Cùng theo dõi so sánh dưới đây để tìm ra câu trả lời.

Hệ thống kho Silo

Silo thường dùng trong hệ thống kho là dạng tháp silo có cấu tạo hình trụ đứng thẳng với đáy là hình chóp. Silo được làm từ bê tông, kim loại, inox hoặc kim loại tráng men. Riêng móng chân đỡ là bê tông cốt thép.

Kho Silo có sức chứa rất lớn. Một silo có thể chứa 1000 tấn chất rắn hoặc 1000 m3 chất lỏng. Tùy vào nhu cầu sử dụng mà mỗi kho có thể chứa một hoặc nhiều silo.

Đặc điểm của nhà kho và kho silô

Đặc điểm của nhà kho và kho silô
Có thể bạn sẽ quan tâm: Hệ thống BMS

Các Silo được sử dụng được trong nông nghiệp lẫn công nghiệp. Thông thường người ta sử dụng Silo để lưu trữ, bảo quản nhiên, nguyên vật liệu không đóng bao với số lượng lớn. Chẳng hạn như: lương thực, thực phẩm lên men, bảo quản nông sản, ngũ cốc, thực phẩm tươi, thức ăn chăn nuôi, xi măng, cát, sỏi, nhựa, nhiên liệu sinh học, muội than, gỗ, mùn cưa,

Nhà kho thông thường khác

Khác với kho Silo được cấu tạo từ các kim loại không gỉ hoặc bê tông thì hệ thống kho thông thường lại sử dụng cá giá đỡ được làm từ gỗ hoặc sắt để lưu trữ sản phẩm. Một số nơi chỉ đơn giản là chất hàng trên sàn theo từng khu vực. Ở các nhà kho thế này việc lưu trữ hàng hóa gặp rất nhiều bất cập.

So sánh kho Silo và nhà kho thông thường

So sánhKho SiloNhà kho thông thường khácƯu điểmKho Silo không cần diện tích đất xây dựng quá lớn. Vì thế, doanh nghiệp tiết kiệm được rất nhiều chi phí.
Nhà kho kiểu truyền thống tiêu tốn rất nhiều chi phí xây dựng cũng như chiếm nhiều diện tích đất đai.
Sức chứa của mỗi Silo vô cùng lớn, có thể lên đến 1000 tấn.Sức chứa của nhà kho bị hạn chế.Diện tích đất không phát sinh khi Silo tăng sức chứa lên.
Khi nhà kho muốn tăng sức chứa thì bắt buộc phải mở rộng diện tích, tiêu tốn thêm chi phí thu mua đất đa và xây dựng cơ sở hạ tầng.
Thời gian bảo quản nguyên liệu là nông sản trong Silo rất dài (lên đến 3 năm) nhưng chất lượng không bị thay đổi so với ban đầu.
Thời gian lưu trữ sản phẩm ngắn hạn (dưới 1 năm) nhưng rất khó bảo đảm chất lượng tốt như ban đầu cho đến khi xuất kho.
Bên trong Silo được tích hợp hệ thống bảo quản (hệ thống quạt và kiểm soát nhiệt độ) giúp ngăn chặn sự phá hoại của các loài gặm nhấm, côn trùng, vi khuẩn, mối, mọt, nấm mốc, độ ẩm, nhiệt độ, tránh được thất thoát không đáng có.
Nguồn nông sản được lưu trữ rất dễ bị các loài gặm nhấm, côn trùng, vi khuẩn, mối, mọt, phá hoại. Độ ẩm và nhiệt độ liên tục thay đổi khiến nấm mốc xuất hiện trên nông sản. Mức độ hao hụt sẽ nằm trong khoảng 2 6% số lượng sản phẩm trong kho.
Thời gian nhập và xuất hàng nhanh, có thể vận trực tiếp silo đến bến tàu, tránh thất thoát hàng hóa cũng như tiết kiệm thời gian giao nhận.
Thời gian nhập và xuất hàng rất lâu và bất tiện do cần nhiều nhân công bốc dỡ hàng hóa. Tình trạng hàng hóa khó kiểm soát dẫn đến việc thất thoát thường xuyên xảy ra.
Kho Silo không cần thêm một hệ thống quản lý nào nữa.
Nhà kho kiểu truyền thống luôn cần có hệ thống quản lý kho, kế toán kiểm kê.
Tỷ lệ con người làm việc trong kho Silo là 1:10. Vì thế, doanh nghiệp tiết kiệm được rất nhiều chi phí thuê mướn nhân công.
Tỉ lệ nhân công 10:1 khiến chi phí thuê mướn nhân công tăng cao.
Nhược điểmVốn đầu tư xây dựng hệ thống kho Silo tương đối cao.
Thời gian lấy lại vốn khá lâu. Bởi chi phí mua đất đai và xây dựng bỏ ra không hề nhỏ. Chưa kể đến các nhu cầu phát sinh mở rộng thêm sức chứa.

Kết luận

Xét về phương diện thời gian bảo quản thì kho Silo ăn đứt nhà kho truyền thống. Cụ thể: thời gian bảo quản thực phẩm ở kho Silo có thể lên tới 3 năm nhưng chất lượng sản phẩm vẫn được giữ nguyên như lúc ban đầu. Trong khi đó, hệ thống kho kho thông thường chỉ có thể bảo quản được dưới 1 năm nhưng sản phẩm bị hư chiếm đến 2 6% trên tổng sản lượng.

Ngoài ra, hệ thống kho Silo còn hạn chế được rất nhiều thất thoát trong việc xuất nhập hàng cũng như giảm thiểu chi phí thuê mướn nhân công gấp nhiều lần so với nhà kho truyền thống. Vậy nếu là chủ doanh nghiệp, bạn sẽ ưu tiên chọn hệ thống kho nào? Câu trả lời chắc ai cũng biết rõ.

Một số cảm biến báo mức dùng trong kho Silo

Qua hàng loạt các ưu điểm nổi trội của kho Silo, có thể khẳng định rằng: Đây là lựa chọn tuyệt vời nhất trong các hệ thống kho nhất hiện nay. Vậy bên trong kho Silo có những bộ phận thiết bị nào khiến nó ưu việt đến vậy?

Bên trong Silo thông thường sẽ có 2 thiết bị là: cảm biến báo mức và búa rung.

Cảm biến báo mức FineTek

Cảm biến báo mức được sử dụng trong silo hiện nay chủ yếu là cảm biến dạng xoay và điện dung nhưng dạng xoay chiếm ưu thế hơn vì có giá thành rẻ. Dòng cảm biến này có nguyên lý hoạt động đơn giản, dễ lắp đặt và dễ sử dụng.

Cảm biến xoay hoạt động như sau: ở trạng thái bình thường, cảm biến quay liên tục với tốc độ từ 3 6 vòng/phút tùy loại. Khi mức nguyên liệu trong silo nâng lên đụng đến cảm biến thì cánh quạt sẽ ngừng quay. Đồng thời trên cảm biến sẽ xuất ra tín hiệu dạng relay ON/OFF thông báo cho người quản lý kho biết mức nguyên liệu đang nằm tại vị trí đó.

Đặc điểm của nhà kho và kho silô

Silo có càng nhiều cảm biến quay gắn bên trong thì việc báo mức càng diễn ra chi tiết hơn. Cảm biến dạng xoay thích hợp dùng trong các silo bảo quản xi măng, cát, đá, hạt nhựa, thức ăn chăn nuôi, cám, lá khô,

Đặc điểm của nhà kho và kho silô
Có thể bạn quan tâm: Cảm biến quay cho chất rắn FineTek

Búa rung FineTek

Là thiết bị trợ giúp dòng chảy lưu thông dễ dàng, ngăn chặn kết dính của vật liệu hạt, hoặc phòng ngừa sự tắc nghẽn của phễu hoặc máng. Hiện nay có 3 loại búa rung thông dụng trên thị trường bao gồm: búa rung dạng tuabin, búa rung dạng con lăn và búa rung dạng bi. Nguyên tắc hoạt động của các búa rung này phụ thuộc rất nhiều vào động cơ bên trong.

Đặc điểm của nhà kho và kho silô

Búa rung dạng con lăn tạo ra lực rung xảy ra khi con lăn thép bên trong được đẩy bằng khí nén. Nó lăn trên mặt trượt được làm bằng gang nằm ở mặt trong của bệ đỡ và lực ly tâm tạo ra lực rung.

Đặc điểm của nhà kho và kho silô

Búa rung dạng bi chứa một quả bi thép trong bộ rung quay ở tốc độ cao bằng cách cung cấp không khí nén và tạo ra rung động giảm sự tắc nghẽn.

Đặc điểm của nhà kho và kho silô
Có thể bạn quan tâm: Búa rung khí nén FineTek

Qua những thông tin bên trên có thể khẳng định việc sử dụng kho Silo có nhiều ưu điểm vượt trội hơn hẳn so với các nhà kho thông thường. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành IIoT, cùng với đội ngũ kỹ thuật giàu kinh nghiệm đã thiết kế kho Silo cho nhiều đơn vị sản xuất trên cả nước, Ecozen tự tin mang đến hệ thống kho Silo an toàn, chất lượng vượt trội cho Quý khách hàng.