Đánh giá bản hiến pháp 1787

Cuốn sách đã cung cấp một bức tranh toàn cảnh về sự ra đời của Hiến pháp Mỹ, như một lời lý giải cho rất nhiều người có cùng mối băn khoăn. Vậy Hiến pháp Mỹ đã được làm ra như thế nào? Nó được làm ra trong những cuộc tranh luận nảy lửa tưởng như không có lối thoát và những mối bất đồng sâu sắc, bởi những bộ óc vĩ đại có một không hai trong lịch sử, và bằng một tinh thần mà người ta khó có thể tìm một tính từ nào thay thế ngoài cách gọi – “tinh thần Mỹ”. Đó là sự tôn trọng đặc biệt lẫn nhau, thừa nhận những quan điểm hoàn toàn khác biệt, chấp nhận và cùng thỏa hiệp để đi tới lợi ích chung cuối cùng.

Nội dung cuốn Hiến pháp Mỹ được làm ra như thế nào? bao gồm những mẩu chuyện rất hấp dẫn về quá trình soạn thảo Hiến pháp, về những cuộc tranh luận cực kỳ gay go và nan giải trong quá trình soạn thảo bản Hiến pháp Hoa Kỳ năm 1787, những bức thư đầy tính nhân bản và trách nhiệm của những người tham sự Hội nghị lập hiến. Đặc điểm của cuốn sách này là không chỉ trình bày những luận điểm hậu thuẫn cho việc thành lập ra Nhà nước Liên bang với tên gọi Hợp chúng quốc Hoa Kỳ như hiện nay mà cả những luận điểm chống lại sự hình thành này, đó là những điều chúng ta chưa hoặc là rất ít có điều kiện biết đến. Có thể nói bản Hiến pháp Hoa Kỳ được xây dựng như ngày nay cũng một phần nhờ những chống đối đó, điển hình là Tuyên ngôn Nhân quyền. Do đó, cuốn Hiến pháp Mỹ được làm ra như thế nào? có cách tiếp cận về lịch sử lập hiến khá toàn diện, không chỉ góp phần giải thích ý nghĩa của bản Hiến pháp Mỹ mà còn giúp người đọc hiểu được quá trình xây dựng một đạo luật

ĐÁNH GIÁ/NHẬN XÉT CHUYÊN GIA

Liệu cuộc sống có quá đáng yêu và hòa bình quá ngọt ngào tới mức phải mua bằng xiềng xích và nô lệ không ? Ơn Chúa tối cao, hãy đừng bao giờ như vậy. Tôi không biết những người khác sẽ chọn con đường nào. Nhưng với tôi, hãy cho tôi tự do hay là chết.

– Patrick Henry, lãnh tụ của cuộc Cách mạng Mỹ, ngày 23 tháng 3 năm 1775

Những người cha của chúng ta đã mang đến lục địa này một quốc gia mới, công nhận sự tự do và cống hiến cho một mục tiêu cao cả rằng tất cả mọi người được sinh ra đều bình đẳng. Thành công của Hội nghị ở Philadelphia chính là việc thiết lập một bản Hiến pháp để hình thành một liên minh hoàn hảo hơn, thiết lập sự công bằng đảm bảo một sự an toàn chung, thúc đẩy sự thịnh vượng chung và bảo đảm tự do cho chính chúng ta và cho sự thịnh vượng của chúng ta.

– Tổng thống Abraham Lincoln, người giải phóng chế độ nô lệ ở Mỹ

Chúng tôi, nhân dân Hợp Chúng quốc, với mục đích xây dựng một Liên Bang hoàn hảo hơn, thiết lập công lý, đảm bảo an ninh trong nước và sự phòng thủ chung, thúc đẩy sự thịnh vượng trong liên minh, giữ vững nền tự do cho bản thân và các thế hệ mai sau, quyết định xây dựng và ban hành Hiến pháp này cho Hợp Chúng quốc Hoa Kỳ.

TTO - Ngày 18-11, nhà đấu giá Sotheby's cho biết một bản in chính thức cực hiếm của Hiến pháp Mỹ đã được bán với giá 43,2 triệu USD - kỷ lục thế giới đối với một tài liệu lịch sử tại một cuộc đấu giá.

Đánh giá bản hiến pháp 1787

Tài liệu là một trong 11 bản in chính thức còn sót lại được biết đến của Hiến pháp Mỹ - Ảnh: AFP

Theo Hãng tin AFP, đây là một trong 11 bản in chính thức còn sót lại được biết đến của Hiến pháp Mỹ - được các nhà lập quốc Mỹ ký ngày 17-9-1787 tại Hội trường Độc lập ở thành phố Philadelphia, bang Pennsylvania.

Hiện vẫn chưa rõ danh tính của người mua bản in này.

Trước đó, theo Hãng tin Reuters, một nhóm các nhà đầu tư tiền ảo gọi là "ConstitutionDAO" đã huy động hơn 40 triệu USD để mua tài liệu lịch sử nói trên nhưng không thành.

"Chúng ta đã không thắng tại cuộc đấu giá", nhóm ConstitutionDAO thông báo trên Twitter. Đồng thời hứa sẽ hoàn tiền lại cho 17.437 người đã góp tiền mua bản in nói trên.

Một phát ngôn viên của Sotheby's cho biết 43,2 triệu USD, bao gồm tiền hoa hồng, là kỷ lục thế giới đối với một tài liệu lịch sử tại một cuộc đấu giá.

Trước cuộc đấu giá, Sotheby's ước tính bản in cực hiếm của Hiến Pháp Mỹ này trị giá từ 15-20 triệu USD.

Tháng 9 vừa qua, ông Selby Kiffer - một chuyên gia về bản thảo và sách cổ tại Sotheby's - cho biết bản in nói trên có thể là một trong 500 bản được in vào đêm trước ngày ký kết Hiến pháp.

Vào ngày này năm 1787 tại Philadelphia, các đại biểu tham dự Hội nghị Lập hiến bắt đầu tranh luận về dự thảo hoàn chỉnh đầu tiên của bản Hiến pháp được đề xuất của Hoa Kỳ.

Các Điều khoản Hợp bang (Articles of Confederation), được phê chuẩn vài tháng trước khi người Anh đầu hàng tại Yorktown vào năm 1781, đã tạo tiền đề cho một liên minh lỏng lẻo của các tiểu bang Hoa Kỳ, vốn có chủ quyền trong hầu hết các công việc của họ. Trên giấy tờ, Quốc hội – cơ quan thẩm quyền trung ương – có quyền quản lý các vấn đề đối ngoại, tiến hành chiến tranh và điều tiết tiền tệ, nhưng trên thực tế, các quyền hạn này bị hạn chế mạnh mẽ bởi Quốc hội không được trao thẩm quyền để thực thi các yêu cầu của mình đối với các tiểu bang liên quan đến vấn đề tiền bạc hay quân đội.

Đến năm 1786, rõ ràng là Liên minh sẽ sớm tan vỡ nếu các Điều khoản Hợp bang không được sửa đổi hoặc thay thế. Năm tiểu bang đã nhóm họp tại Annapolis, Maryland, để thảo luận về vấn đề này, và tất cả các tiểu bang được mời cử đại biểu đến một hội nghị lập hiến mới được tổ chức tại Philadelphia.

Vào ngày 25 tháng 5 năm 1787, các đại biểu đại diện cho tất cả các tiểu bang, trừ Rhode Island, đã tập trung tại Tòa nhà Bang Pennsylvania ở Philadelphia để tham dự Hội nghị Lập hiến. Tòa nhà, mà ngày nay được gọi là Hội trường Độc lập (‘Independence Hall’), trước đó đã chứng kiến việc soạn thảo Tuyên ngôn Độc lập và lễ ký các Điều khoản Hợp bang. Hội nghị đã ngay lập tức bác bỏ ý tưởng sửa đổi các Điều khoản Hợp bang và bắt đầu xây dựng một hiến pháp mới cho chính phủ. Người hùng Cách mạng George Washington, đại biểu của tiểu bang Virginia, được bầu làm chủ tịch hội nghị.

Trải qua một cuộc tranh luận gay gắt, các đại biểu đã nghĩ ra một hệ thống liên bang vững chắc được đặc trưng bởi một hệ thống kiểm soát và cân bằng phức tạp. Hội nghị bị chia rẽ vì vấn đề đại diện của các tiểu bang trong Quốc hội, vì các tiểu bang đông dân hơn yêu cầu có một hệ thống đại diện lập pháp theo tỷ lệ, và các tiểu bang nhỏ hơn muốn có một hệ thống đại diện bình đẳng. Vấn đề đã được giải quyết bởi Thỏa hiệp Connecticut, theo đó đề xuất một cơ quan lập pháp lưỡng viện với đại diện theo tỷ lệ tại Hạ viện và đại diện bình đẳng ở Thượng viện.

Ngày 17 tháng 9 năm 1787, Hiến pháp Hoa Kỳ đã được ký bởi 38 trong số 41 đại biểu có mặt vào thời điểm kết thúc hội nghị. Theo quy định tại Điều VII, văn kiện này sẽ không có hiệu lực ràng buộc cho đến khi nó được 9 trên 13 tiểu bang phê chuẩn.

Bắt đầu từ ngày 07 tháng 12, năm bang – Delaware, Pennsylvania, New Jersey, Georgia và Connecticut – đã lần lượt nhanh chóng phê chuẩn Hiếp pháp. Tuy nhiên, các tiểu bang khác, đặc biệt là Massachusetts, phản đối văn kiện này, vì Hiến pháp không bảo lưu các quyền chưa được phân cấp cho các tiểu bang và thiếu cơ chế bảo vệ hiến định đối với các quyền chính trị cơ bản, chẳng hạn như tự do ngôn luận, tôn giáo và báo chí. Vào tháng 2 năm 1788, một thỏa hiệp đã đạt được, theo đó Massachusetts và các tiểu bang khác sẽ đồng ý phê chuẩn văn kiện này với điều kiện bảo đảm rằng các tu chính án sẽ phải được đề xuất ngay lập tức. Hiến pháp do đó đã được phê chuẩn với tỉ lệ phiếu chênh lệch sát sao tại Massachusetts, tiếp theo là Maryland và Nam Carolina. Vào ngày 21 tháng 06 năm 1788, New Hampshire trở thành bang thứ chín phê chuẩn văn kiện này, và sau đó chính phủ theo Hiến pháp Hoa Kỳ đã được thống nhất là sẽ bắt đầu hoạt động vào ngày 04 tháng 03 năm 1789. Vào tháng 6 năm đó, Virginia đã phê chuẩn Hiến pháp, tiếp theo là New York vào tháng 7.

Vào ngày 25 tháng 09 năm 1789, Quốc hội đầu tiên của Hoa Kỳ đã thông qua 12 tu chính án Hiến pháp – hay còn được gọi là Bản Tuyên ngôn Nhân quyền – và gửi đến các tiểu bang để phê chuẩn. Mười trong số các tu chính án này đã được phê chuẩn vào năm 1791. Vào tháng 11 năm 1789, Bắc Carolina trở thành tiểu bang thứ 12 phê chuẩn Hiến pháp Hoa Kỳ. Rhode Island, phản đối chính sách kiểm soát tiền tệ của liên bang và chỉ trích sự thỏa hiệp về vấn đề nô lệ, đã phản đối việc phê chuẩn Hiến pháp cho đến khi chính phủ Hoa Kỳ đe dọa cắt đứt quan hệ thương mại với tiểu bang này. Vào ngày 29 tháng 05 năm 1790, Đảo Rhode đã phê chuẩn văn kiện này với chênh lệch chỉ 2 phiếu, và cũng là tiểu bang cuối cùng trong số 13 thuộc địa ban đầu gia nhập Hợp chúng quốc Hoa Kỳ. Ngày nay, Hiến pháp Hoa Kỳ là bản hiến pháp thành văn lâu đời nhất vẫn còn hiệu lực trên thế giới.