Đánh giá nguy cơ loét tỳ đè

Mặc dù có nhiều tiến bộ trong việc chăm sóc bệnh nhân có nguy cơ cao, nhưng điều trị loét do tì đè vẫn là vấn đề thách thức đối với y học.

Nguyên nhân loét do tì đè

Nguyên nhân là do thiếu máu trong quá trình tì đè kéo dài ở những bệnh nhân bị bất động lâu. Loét hay ở chỗ bị tỳ đè: xương cùng cụt, mấu chuyển lớn, mắt cá, gót, xương chẩm, sau đầu. Biến chứng loét xuất hiện sớm, nặng lên khá nhanh, đường kính có thể vài cm đến 20-25cm, sâu tới xương cùng.

Loét tì đè hay gặp ở những bệnh nhân:

· Liệt hai chi dưới do viêm nhiễm ở tủy, do tủy bị chèn ép, u tủy, gãy cột sống cổ, lưng gây liệt tủy…

· Hôn mê kéo dài, tai biến mạch máu não…

· Suy kiệt nằm lâu, gãy cổ xương đùi…

Đánh giá nguy cơ loét tỳ đè

Phân loại loét do tì đè

Phân loại theo vị trí: Loét vùng xương cùng cụt. Loét vùng gót chân. Loét vùng ụ ngồi. Loét vùng mấu chuyển lớn. Loét vùng đầu mặt. Loét hỗn hợp nhiều vùng. Loét theo tư thế nằm ngửa và nghiêng

Phân loại theo giai đoạn: Lét do tì đè được chia thành 4 giai đoạn từ nhẹ tới nặng

Giai đoạn 1: tổn thương lớp thượng bì, lớp bì. Da không bị mất, màu đỏ nhạt.Cứng và ấm hoặc lạnh hơn so với vùng da xung quanh.

Giai đoạn 2: tổn thương lớp thượng bì, lớp bì, lớp dưới da. Mất lớ da và một phần của lớp dưới da. Đáy của vết loét nông, khô, có màu hồng hoặc đỏ. Chưa có mô hoại tử.

Giai đoạn 3: tổn thương lớp thượng bì, lớp bì, lớp dưới da, lớp mỡ. Đáy ổ loét có ít mô hoại tử màu vàng. Phần lớp mỡ còn tốt.

Giai đoạn 4: Tổn thương ăn sâu xuống gân cơ, gây lộ xương. Đáy vết loát có mô hoại tử vàng hoặc xám.

Dự phòng loét do tì đè

Đánh giá các nguy cơ có thể xuất hiện loét do tì đè: cần chú ý tới những bệnh nhân có nguy cơ cao như bệnh nhân bị hôn mê, liệt, gãy cổ xương đùi… Xác định các dấu hiệu báo trước một tổn thương loét như vùng đỏ da, mảng da phù nề. Xoay trở bệnh nhân thường xuyên cách 1-2 giờ. Xoa bóp vùng bị tì đè, nhằm cải thiện tuần hoàn tại chỗ có nguy cơ bị loét.

Cho bệnh nhân nằm giường nệm khí, nước. Thay đổi áp lực các đệm hơi, nước, cứ 2 giờ đổi tư thế một lần. Luôn săn sóc, giữ cho da khô ráo. Giữ vệ sinh không để bẩn (phân, nước tiểu), xoa bóp để giảm thiểu dưỡng tại chỗ. Thuốc Sanyren xịt vùng tì đè ngày 4 lần.

Điều trị loét do tì đè

Loét giai đoạn 1,2 săn sóc lành được. Giai đoạn 3, 4 cần can thiệp phẫu thuật (một số trường hợp có thể lành được).

Điều trị nội khoa

· Kết hợp điều trị toàn thân với điều trị tại chỗ; giải quyết tốt các rối loạn về dinh dưỡng đảm bảo calories, protein 1-2g/kg/ngày, vitamin, điện giải, các ổ nhiễm trùng, đảm bảo không thiếu máu, giảm đau, vệ sinh sạch sẽ ổ loét và mô xung quanh, các nguồn lây nhiễm, chăm sóc tiêu tiểu không tự chủ…

· Giảm áp lực tì đè: xoay trở thay đổi tư thế mỗi 1-2 giờ, tập vận động, sử dụng giường, ghế đặc biệt để hổ trợ giảm áp lực tì đè.

· Chăm sóc tại chỗ nhằm loại bỏ tổ chức hoại tử, tổ chức mủ, tạo điều kiện cho quá trình liền sẹo tự nhiên: dùng các dung dịch có enzyme làm tan collagen và mô hoại tử, dung dịch povidone-iodin pha loãng, acetic acid (0,5%), natriclorid 0,9% để rửa vết loét. Có thể dùng thêm thuốc dạng gel hoặc bột như multidex, đắp gạc Hydrogel để hỗ trợ loại bỏ mô hoại tử.

· Kháng sinh nếu loét nhiễm trùng.

· Phương pháp khác như: hút áp lực âm VAC, oxy cao áp, yếu tố phát triển (chai xịt Easyf)

Điều trị ngoại khoa loại bỏ tổ chức hoại tử và đóng kín vết loét

Cắt lọc loại bỏ tổ chức hoại tử: Đây là bước chuẩn bị cho việc che phủ vùng loét tiếp theo. Có thể vô cảm toàn thân và tránh vô cảm tại chỗ. Cần xác định giới hạn của khoang tổn thương để loại bỏ toàn bộ tổ chức hoại tử đến tận ranh giới tổ chức lành. Có thể cắt xương trong trường hợp loét sâu và gây viêm xương.

Che phủ vùng loét:

· Các phương pháp tạo hình phải phù hợp với tình trạng chung của bệnh nhân. Việc lựa chọn kỹ thuật không chỉ phụ thuộc vào kích thước, vị trí, độ sâu của ổ loét mà còn phải tính đến các hậu quả có thể xảy ra .

· Khâu trực tiếp không phải là giải pháp tốt vì dễ để lại khoảng chết phía dưới, nguy cơ tái phát cao. Ghép da chỉ được áp dụng trong 30% trường hợp và tổn thương khu trú, nông.

· Các phương pháp chính vẫn là sử dụng các vạt da cân, vạt da cơ để che phủ các ổ loét rộng, ưu điểm của các vạt da cơ là cung cấp lượng lớn tổ chức có nguồn cấp máu nuôi tốt, tính chất tổ chức ổn định, giảm đến mức tối thiểu các biến đổi chức năng ở vùng kế cận.

Tại sao bị loét tì đè?

Loét do tì đè hay loét áp lực là vết loét sinh ra do điều kiện giữ nguyên tư thế ở một vị trí cố định trong một khoảng thời gian dài, thường do nằm viện lâu vì một bệnh lý nặng hay mạn tính. Nguyên nhân gây ra các vết loét là do thiếu máu đến nuôi dưỡng do áp lực tì đè.

Nằm lâu bị loét bôi thuốc gì?

Dung dịch Povidon iod 10%: Povidon iod là phức hợp của iod với polyvinylpyrrolidone. Tác dụng sát khuẩn, diệt khuẩn, nấm, bào tử, động vật đơn bào. Bôi trực tiếp dung dịch sát khuẩn lên vùng da bị tổn thương. Bôi 2 lần/ngày, có thể phủ gạc vô khuẩn lên vết loét để tránh.

Thang điểm Braden là gì?

Thang điểm Braden để dự báo nguy cơ loét áp lực. Bệnh nhân được đánh giá trong 6 loại: nhận thức cảm giác, độ ẩm, hoạt động, vận động, dinh dưỡng, ma sát và mài. Nguy cơ loét áp lực tăng lên khi điểm giảm: 15-16 = nguy cơ nhẹ; 12-14 = nguy cơ vừa phải; < 12 = nguy cơ nghiêm trọng.

Vết loét cùng cụt là gì?

Loét do tỳ đè là tình trạng da và các mô bên dưới bị tổn thương cục bộ, thường xảy ra ở những vùng cơ thể có xương nổi lên và tiếp xúc với mặt phẳng khác trong thời gian dài. Trong đó, loét tỳ đè vùng cùng cụt là tình trạng phổ biến nhất.