Đánh giá trường đại học thiết kế đồ họa tp hcm

Thiết kế đồ họa được xem là một trong những ngành học "hot" nhất hiện nay. Vậy ngành này học những gì và đâu là các trường đào tạo ngành Thiết kế đồ họa tại Việt Nam?

Bảng xếp hạng các trường đại học
đào tạo ngành năng khiếu tại Việt Nam

Ngành Thiết kế đồ họa là gì?

Thiết kế Đồ họa chính là một loại hình nghệ thuật kết hợp giữa hình ảnh, chữ viết và các ý tưởng sáng tạo để tạo nên một thông điệp tổng thể nhằm truyền đạt thông tin hiệu quả qua các kênh trực tuyến hoặc ấn phẩm in ấn.

Thiết kế chính là xây dựng và tạo lập ý tưởng. Còn đồ họa được tạo nên qua sự kết hợp giữa thông tin và nghệ thuật. Đây chính là ngành học đòi hỏi khả năng cảm nhận thẩm mỹ cũng như đầu óc tư duy sáng tạo ở sinh viên.

Thiết kế đồ họa chính là một loại hình nghệ thuật kết hợp giữa hình ảnh, chữ viết và các ý tưởng sáng tạo

Thiết kế đồ họa chính là một loại hình nghệ thuật kết hợp giữa hình ảnh, chữ viết và các ý tưởng sáng tạo (Nguồn: AALPHA)

Học gì ở ngành Thiết kế đồ họa?

Đến với ngành học này, sinh viên sẽ được trang bị các kiến thức nền tảng về nghệ thuật, kỹ năng thiết kế, khả năng sử dụng và ứng dụng các phần mềm đồ họa…

Bên cạnh đó, sinh viên còn được cập nhật các xu hướng phát triển của các phần mềm đồ họa trong thời đại mới. Nhờ đó sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể đáp ứng được yêu cầu của nền công nghiệp sáng tạo trong tương lai.

Cơ hội nghề nghiệp rộng mở

Sau khi tốt nghiệp, sinh viên ra trường sẽ có các cơ hội làm việc ở các vị trí như: chuyên viên thiết kế, tư vấn thiết kế… tại các công ty truyền thông, quảng cáo, tổ chức sự kiện… Ngoài ra, sinh viên còn có thể trở thành một người làm việc tự do cung cấp các dịch vụ thiết kế cho các trung tâm, trường học… hoặc tư vấn và mở các lớp giảng dạy về thiết kế đồ họa.

Thiết kế Đồ họa là một ngành được xếp vào top công việc có thu nhập cao và ổn định trong xã hội hiện đại. Các kỹ năng sinh viên được học không chỉ có thể áp dụng với các công việc trong ngành mà còn có thể sử dụng linh động cho các lĩnh vực khác.

Sinh viên còn được cập nhật các xu hướng phát triển của các phần mềm đồ họa trong thời đại mới khi học ngành Thiết kế đồ họa

Sinh viên còn được cập nhật các xu hướng phát triển của các phần mềm đồ họa trong thời đại mới khi học ngành Thiết kế đồ họa (Nguồn: Freepik)

Danh sách các trường đào tạo ngành Thiết kế đồ họa

Tại miền Nam:

  • Đại học FPT TP.HCM
  • Đại học Kiến Trúc TP.HCM
  • Đại học Mỹ thuật TP.HCM
  • Đại học Công nghệ TP.HCM
  • Đại học Công nghệ Sài Gòn
  • Đại học Dân lập Văn Lang
  • Đại học Quốc tế Hồng Bàng
  • Đại học Nguyễn Tất Thành
  • Đại học Tôn Đức Thắng

Tại miền Bắc:

  • Đại học Kiến trúc Hà Nội
  • Học viện Thiết kế và Thời trang London (Ha Noi)
  • Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung Ương
  • Đại học Mỹ thuật Việt Nam
  • Đại học Sân khấu Điện ảnh
  • Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông
  • Viện Đại học Mở Hà Nội
  • Đại học FPT Hà Nội
  • Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội
  • Đại học Lâm nghiệp (Cơ sở 1)
  • Đại học Hòa Bình

Tại miền Trung:

  • Đại học Kiến trúc Đà Nẵng
  • Đại học Nghệ thuật – Đại học Huế
  • Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông – Đại học Thái Nguyên
  • Đại học Hòa Bình Phân hiệu
  • Đại học Huế tại Quảng Trị

Bạn nên tham khảo theo học ngành Thiết kế đồ họa nếu bạn là một người đam mê nghệ thuật và có khả năng sáng tạo

Bạn nên tham khảo theo học ngành Thiết kế đồ họa nếu bạn là một người đam mê nghệ thuật và có khả năng sáng tạo (Nguồn: howdesign)

Ngành Thiết kế đồ họa được xem là một ngành dẫn đầu trong lĩnh vực nghệ thuật ứng dụng. Tuy nhiên, đây là ngành đang khan hiếm nguồn nhân lực trong khắp cả nước. Nếu bạn là một người đam mê nghệ thuật và có khả năng sáng tạo cũng như tổ chức sắp xếp các ý tưởng thì Thiết kế Đồ họa chính là một lựa chọn nghề nghiệp bạn nên tham khảo.

Edu2Review mong rằng thông tin về ngành học và danh sách các trường đào tạo ngành Thiết kế đồ họa trên đây có thể giúp bạn cân nhắc chọn trường học phù hợp với nhu cầu và nơi bạn sinh sống.

* Bài viết được cập nhật vào tháng 6/2019, vui lòng liên hệ trường để biết thông tin mới nhất.

Kim Tuyến (Tổng hợp)

Đối tượng tuyển sinh:

Đối với ngành này, trường chia ra làm 3 phương thức xét tuyển với 3 đối tượng tuyển sinh khác nhau:

– Xét tuyển theo kết quả thi THPT Quốc gia:

Đối tượng: Mọi đối tượng trên toàn quốc có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông (hệ tập trung, hệ giáo dục thường xuyên), trung cấp chuyên nghiệp, trung cấp nghề.

Tổ hợp xét tuyển: V00(Toán, Lý, Vẽ), H02(Toán, Anh, Vẽ), H01(Toán, Văn, Vẽ), H06(Văn, Anh, Vẽ).

– Xét tuyển học bạ lớp 12 theo tổ hợp 3 môn:

Đối tượng: tốt nghiệp THPT hoặc tương đương và có tổng điểm 3 môn năm lớp 12 trong tổ hợp xét tuyển đạt từ 18 điểm trở lên.

Tổ hợp xét tuyển: V00(Toán, Lý, Vẽ), H02(Toán, Anh, Vẽ), H01(Toán, Văn, Vẽ), H06(Văn, Anh, Vẽ).

– Xét tuyển theo kết quả kỳ thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia TP.HCM:

Đối tượng: tốt nghiệp THPT, tham dự kỳ thi đánh giá năng lực do ĐHQG TP.HCM tổ chức và có kết quả đạt từ mức điểm xét tuyển do HUTECH quy định. Riêng đối với môn vẽ, thí sinh phải đạt từ 5 điểm trở lên.

Mục tiêu đào tạo:

– Trang bị kiến thức về nền tảng nghệ thuật và phương pháp thiết kế, các kỹ thuật ứng dụng và sử dụng công nghệ trong thiết kế đồ họa, xu hướng phát triển các ứng dụng đồ họa trên thế giới. Sinh viên tốt nghiệp có khả năng kết hợp giữa thiết kế với truyền thông, mỹ thuật, thương mại để đáp ứng tốt những yêu cầu của nền công nghiệp sáng tạo và giải trí hiện đại.

– Tạo điều kiện để sinh viên phát triển toàn diện các kỹ năng cần thiết: kỹ năng sáng tác và thể hiện, kỹ năng nắm bắt tâm lý khách hàng, kỹ năng đàm phán, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng làm việc độc lập...

Chuẩn đầu ra cho sinh viên:

Kiến thức:

– Hiểu biết về những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước Việt Nam.

– Có kiến thức trong các lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn: kiến thức về thẩm mỹ, nghệ thuật, lịch sử mỹ thuật Việt Nam và thế giới, nhận thức về văn hóa Việt Nam, văn hóa truyền thống phù hợp với chuyên ngành đào tạo.

– Có kiến thức về thiết kế đồ họa ứng dụng từ sáng tạo sản phẩm đến hoàn thiện; có kiến thức về các thể loại quảng cáo và truyền thông đáp ứng cho công tác quảng bá sản phẩm thương mại.

– Nắm được quy trình thiết kế sản phẩm từ phác thảo ý tưởng sáng tạo, thể hiện sản phẩm đến in ấn và hoàn thiện thành phẩm.

– Có kiến thức về nguyên lý, về cơ sở thiết kế thông qua cách nhìn và cảm nhận về thị giác trong lĩnh vực thiết kế đồ họa.

– Có kiến thức về các lĩnh vực: thiết kế quảng cáo, xây dựng thương hiệu, nghệ thuật thị giác, khả năng tạo hình. Có kiến thức về thẩm mỹ trong các thiết kế đồ họa: logo, sách, tạp chí, brochure, catalogue, bao bì sản phẩm công nghiệp và các hình thức đồ họa ứng dụng khác trong đời sống.

– Biết phân tích sản phẩm thiết kế về màu sắc, hình thể, không gian… kết hợp với tâm lý người sử dụng. Tiếp cận và nắm bắt những công nghệ mới trong lĩnh vực thiết kế đồ họa.

– Hiểu biết về sử dụng các phần mềm trong hệ thống thiết kế đồ họa Adobe Photoshop, Adobe Illustrator, Adobe Indesign, 3DsMax…

Kỹ năng:

– Có khả năng thuyết trình trước đám đông, thích ứng nhanh với môi trường làm việc một cách hiệu quả.

– Có kỹ năng thể hiện sản phẩm thiết kế, tư vấn khách hàng về thẩm mỹ và ứng dụng của hệ thống sản phẩm đồ họa trong đời sống, đồng thời có kỹ năng trong hoạt động quảng cáo xây dựng thương hiệu – thương mại đối với sản phẩm thiết kế.

– Có kỹ năng vẽ tay, linh hoạt và sáng tạo trong quá trình thiết kế, đồng thời rèn luyện kỹ năng thao tác, sử dụng thành thạo các phần mềm đồ họa; có kỹ năng vận dụng các kiến thức thẩm mỹ trong hệ thống thiết kế.

– Có khả năng giao tiếp thuyết phục khách hàng hay những đơn vị đa ngành có liên quan đến đồ họa quảng cáo – đồ họa ứng dụng.

– Có kỹ năng làm việc nhóm, đảm nhận các vai trò khác nhau: tổ chức, quản lý, triển khai các hoạt động chuyên môn.

Cơ hội nghề nghiệp:

Sinh viên ngành Thiết kế đồ họa sau khi tốt nghiệp có thể đảm nhiệm các công việc như:

– Chuyên viên thiết kế, tư vấn thiết kế tại các công ty quảng cáo, công ty thiết kế, công ty truyền thông và tổ chức sự kiện, studio nghệ thuật, xưởng phim hoạt hình và truyện tranh, các tòa soạn, nhà xuất bản, cơ quan truyền hình, báo chí…

– Tự thành lập doanh nghiệp, các công ty thiết kế, dịch vụ studio.

– Tư vấn – giảng dạy tại các trường học, trung tâm, câu lạc bộ về thiết kế đồ họa.