Đây nào gồm công thức Hóa học của các muối tan được trong nước

Vậy công thức hóa học của các hợp chấtAxit, Bazơ, Muối là gì, có tên gọi ra sao và được phân loại như thế nào, chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây và giải một số bài tập về Axit, Bazơ và Muối.

Công thức hóa học của Axit Bazơ Muối và bài tập thuộc phần:Chương 5: Hiđro - Nước

I. Axit - Công thức hóa học, tên gọi và phân loại axit

1. Axit là gì?

- Axit là hợp chất hóa học trong phân tử gồm có một hay nhiều nguyên tử hihdro liên kết với gốc axit (-Cl, =SO4, -NO3gạch ngang thể hiện hóa trị) các nguyên tử hidro này có thể thay thế bằng các nguyên tử kim loại

2. Công thức hóa học của Axit

- Công thức hóa học của axit gồm một hay nhiều nguyên tử H và gốc axit

3. Phân loại axit

*Có 2 loại axit, đó là:

- Axit không có oxi: HCl, H2S,...

- Axit có oxi: H2SO4, H2CO3,...

4. Tên gọi của axit

*Axit không có oxi

- Các đọc tên: Tên axit = axit + tên phi kim + hidric

Ví dụ: HCl: axit clohidric. Gốc axit tương ứng là clorua

H2S: axit sunfuhidric. Gốc axit tương ứng là sunfua

*Axit có oxi

+ Axit có nhiều oxi:

Tên axit = axit + tên phi kim + ic

Ví dụ: H2SO4: axit sunfuric. Gốc axit: sunfat

HNO3: axit nitric. Gốc axit: nitrat

+ Axit có ít oxi:

Tên axit = axit + tên phi kim + ơ

Ví dụ: H2SO3: axit sunfurơ. Gốc axit sunfit

II. Bazơ - Công thức hóa học, tên gọi và phân loại bazơ

1. Bazơ là gì?

- Bazơ là hợp chất hóa học trong phân tử gồm có một nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều nhóm hidroxit (-OH).

2. Công thức hóa học của bazơ

-Công thức hóa học của bazơ:M(OH)n, n: số hóa trị của kim loại

3.Tên gọi của Bazơ

- Tên bazơ = tên kim loại (kèm hóa trị nếu có nhiều hóa trị) + hidroxit

Ví dụ: Fe(OH)2: sắt (II) hidroxit;KOH: kali hidroxit

4. Phân loại bazơ

- Bazơ tan trong nước gọi là kiềm.

Ví dụ: NaOH - Natri hidroxit, KOH - kali hidroxit, Ca(OH)2 - Canxi hidroxit, Ba(OH)2- Bari hidroxit

- Bazơ không tan trong nước.

Ví dụ: Cu(OH)2 - Đồng(II) hidroxit, Fe(OH)2 - Sắt (II) hidroxit, Fe(OH)3 - Sắt (III) hidroxit.

III. Muối - Công thức hóa học, tên gọi và phân loại muối

1. Muối là gì?

- Muối là hợp chất hóa học trong phân tử muối có một hay nhiều nguyên tử kim loại liên kết với môht hay nhiều gốc axit

2. Công thức hóa học của Muối

- Công thức hóa học của muối gồm 2 phần: kim loại và gốc axit.

Ví dụ: Na2SO4 - Natri sunfat, CaCO3 - Canxi cacbonat

3.Tên gọi của Muối

- Tên muối = tên kim loại (kèm hóa trị nếu có nhiều hóa trị) + tên gốc axit

Ví dụ: K2SO4:kalisunfat;KHCO3:kali hidrocacbonat;FeSO4: sắt (II) sunfat; Na2SO3: natri sunfit

4. Phân loại Muối

- Muối trung hòa: là muối mà trong gốc axit không có nguyên tử hidro có thể thay thế bằng các nguyên tử kim loại

Ví dụ: Na2SO4, CaCO3,...

- Muối axit: là muối trong đó gốc axit còn nguyên tử hidro H chưa được thay thế bằng nguyên tử kim loại. Hóa trị của gốc axit bằng số nguyên tử hidro đã được thay thế bằng các nguyên tử kim loại.

Ví dụ: NaHSO4, NaHS, NaHSO3,...

IV. Giải bài tập về Axit - Bazơ - Muối

Bài 2 trang 130 sgk hóa 8:Hãy viết công thức hóa học của các axit có gốc axit cho dưới đây và cho biết tên của chúng: -Cl, =SO3, =SO4, -HSO4, =CO3, PO4, =S, -Br, -NO3.

* Lời giải bài 2 trang 130 sgk hóa 8:

- Công thức hóa học của các axit là:

HCl: axit clohidric.

H2SO4: axit sunfuric.

H2SO3: axit sunfurơ.

H2CO3: axit cacbonic.

H3PO4: axit photphoric.

H2S: axit sunfuhiđric.

HBr: axit bromhiđric.

HNO3: axit nitric.

Bài 3trang 130 sgk hóa 8:Hãy viết công thức hóa học của những oxit axit tương ứng với những axit sau: H2SO4, H2SO3, H2CO3, HNO3, H3PO4.

* Lời giải bài 3 trang 130 sgk hóa 8:

- Công thức hóa học của những oxit axit tương ứng với các axit là:

H2SO4oxit axit là: SO3.

H2SO3oxit axit là: SO2.

H2CO3oxit axit là: CO2.

HNO3oxit axit là: NO2.

H3PO4oxit axit là: P2O5.

Bài 4 trang 130 sgk hóa 8:Viết công thức hóa học của bazơ tương ứng với các oxit sau đây: Na2O, Li2O, FeO, BaO, CuO, Al2O3.

* Lời giải bài 4trang 130 sgk hóa 8:

- Công thức hóa học của các bazơ tương ứng với các oxit là:

NaOH tương ứng với Na2O.

LiOH tương ứng với Li2O.

Cu(OH)2tương ứng với CuO.

Fe(OH)2tương ứng với FeO.

Ba(OH)2tương ứng với BaO.

Al(OH)3tương ứng với Al2O3.

Bài 5 trang 130 sgk hóa 8:Viết công thức hóa học của oxit tương ứng với các bazơ sau đây: Ca(OH)2, Mg(OH)2, Zn(OH)2, Fe(OH)2.

* Lời giải bài 5 trang 130 sgk hóa 8:

- Công thức hóa học của oxit tương ứng với các bazơ như sau:

CaO tương ứng với Ca(OH)2.

MgO tương ứng với Mg(OH)2.

ZnO tương ứng với Zn(OH)2.

FeO tương ứng với Fe(OH)2.

Bài 6 trang 130 sgk hóa 8:Đọc tên của những chất có công thức hóa học ghi dưới đây:

a) HBr, H2SO3, H3PO4, H2SO4.

b) Mg(OH)2, Fe(OH)3, Cu(OH)2.

c) Ba(NO3)2, Al2(SO4)3, Na2CO3, ZnS, Na2HPO4, NaH2PO4.

* Lời giải bài 6 trang 130 sgk hóa 8:

- Đọc tên các chất

a) HBr - Axit bromhiđric,

H2SO3- axit sunfurơ,

H3PO4 - axit photphoric,

H2SO4 - axit sunfuric.

b) Mg(OH)2 - Magie hiđroxit,

Fe(OH)3 -sắt(III) hiđroxit,

Cu(OH)2 - đồng(II) hiđroxit.

c) Ba(NO3)2 - Bari nitrat,

Al2(SO4)3 - nhôm sunfat,

Na2CO3 - natri cacbonat,

ZnS - kẽm sunfua,

NaHPO4 - natri hiđrophotphat,

NaH2PO4 - natri đihiđrophotphat.

Công thức hóa học của Axit Bazơ Muối và bài tập -Hóa 8 bài 37được biên soạn theo SGK mới và được đăng trong mụcSoạn Hóa 8và giải bài tậpHóa 8gồm các bàiSoạn Hóa 8được hướng dẫn biên soạn bởi đội ngũ giáo viên dạy giỏi hóa tư vấn và những bài Hóa 8 đượcsoanbaitap.comtrình bày dễ hiểu, dễ sử dụng và dễ tìm kiếm, giúp bạn học giỏi hóa 8. Nếu thấy hay hãy chia sẻ và comment để nhiều bạn khác học tập cùng.