Đề bài - bài 222 trang 34 sbt toán 6 tập 1

Nếu mọi phần tử tập hợp \(A\) cũng là phần tử của tập hợp \(B\) thì tập \(A\) là tập con của \(B.\) Kí hiệu: \(A \subset B.\)

Đề bài

Gọi \(P\) là tập hợp các số nguyên tố,

\(A\) là tập hợp các số chẵn,

\(B\) là tập hợp các số lẻ.

a) Tìm giao của các tập hợp \(A\) và \(P, A\) và \(B.\)

b) Dùng ký hiệu \(\subset \)để thể hiện quan hệ giữa các tập hợp \(P, N, N^*.\)

c) Dùng ký hiệu \(\subset \)để thể hiện quan hệ giữa mỗi tập hợp \(A, B\) với mỗi tập hợp \(N,N^*.\)

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Cho hai tập hợp \(A\) và \(B\)

Giao của hai tập hợp \(A\) và \(B\) là tập hợp gồm các phần tử vừa thuộc \(A\) và vừa thuộc \(B.\)

Nếu mọi phần tử tập hợp \(A\) cũng là phần tử của tập hợp \(B\) thì tập \(A\) là tập con của \(B.\) Kí hiệu: \(A \subset B.\)

Lời giải chi tiết

Ta có \(P=\{2;3;5;7;11;...\};\) \(A=\{2;4;6;8;...\};\) \(B=\{1;3;5;7;9;...\};\)

\(N=\{0;1;2;3;4;5;...\};\) \(N^*=\{1;2;3;4;5;...\}\)

a) \(P \cap A = \left\{ 2 \right\};A \cap B = \emptyset \)

b) \(P \subset N;P \subset\) \(N^*;\) \(N^*\) \(\subset N\)

c) \(A \subset N;B \subset N;B \subset\) \(N^*\)