Đề bài - bài 27 trang 69 vở bài tập toán 7 tập 1

\(P\) có hoành độ là tung độ điểm \(Q\), tung độ là hoành độ điểm \(Q\), hay các cặp điểm \(M\) và \(N\), \(P\) và \(Q\) có tính chất hoành độ điểm này là tung độ điểm kia và ngược lại.

Đề bài

a) Viết toạ độ các điểm \(M, N,P,Q \) trong hình 3.

b) Em có nhận xét gì về toạ độ của các cặp điểm \(M\) và \(N\); \(P\) và \(Q\).

Đề bài - bài 27 trang 69 vở bài tập toán 7 tập 1

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Cặp \(\left( {{x_0};{y_0}} \right)\) được gọi là tọa độ của điểm \(M \), trong đó \({{x_0}}\) là hoành độ và \({{y_0}}\) là tung độ của điểm \(M.\)

Kí hiệu \(M\left( {{x_0};{y_0}} \right)\)

Lời giải chi tiết

Trong hình \(3\) các điểm \(M,N,P,Q\) có tọa độ như sau:

a) \(M(-3; 2); N(2; -3);\)\(P(0; -2);\)\( Q(-2; 0)\)

b) Điểm \(M\) có hoành độ là \(-3\) tung độ \(2\).

Điểm \(N\) có hoành độ là \(2\) tung độ \(-3\).

Điểm \(P\) có hoành độ là \(0\) tung độ \(-2\).

Điểm \(Q\) có hoành độ là \(-2\) tung độ \(0\).

\(P\) có hoành độ là tung độ điểm \(Q\), tung độ là hoành độ điểm \(Q\), hay các cặp điểm \(M\) và \(N\), \(P\) và \(Q\) có tính chất hoành độ điểm này là tung độ điểm kia và ngược lại.