Đề bài - bài 37 trang 11 sbt toán 6 tập 2

Các kết quả của bạn Minh đúng một cách ngẫu nhiên nhưng không thể áp dụng cho phân số có dạng \(\displaystyle {{\overline {ab} } \over {\overline {bc} }}\).

Đề bài

Bạn Minh đã tìm ra 1 cách: "rút gọn" phân số rất đơn giản. Này nhé :

Đề bài - bài 37 trang 11 sbt toán 6 tập 2

("Rút gọn" cho \(6\))

Đề bài - bài 37 trang 11 sbt toán 6 tập 2

("Rút gọn" cho \(9\))

Em hãy kiểm tra xem các kết quả tìm được có đúng không?

Em có thể áp dụng phương pháp này để rút gọn các phân số có dạng \(\displaystyle {{\overline {ab} } \over {\overline {bc} }}\)hay không?

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Muốn rút gọn phân số ta chia cả tử và mẫu của phân số cho một ước chung khác \(1\) và \(-1\) của chúng.

Lời giải chi tiết

Ta có :

\(\dfrac{16}{64} =\dfrac{16:16}{64:16} = \dfrac{1}{4} \) \(\dfrac{26}{65} = \dfrac{26:13}{65:13}=\dfrac{2}{5}\)

\(\dfrac{19}{95} = \dfrac{19:19}{95:19}=\dfrac{1}{5}\) \(\dfrac{49}{98} =\dfrac{49:49}{98 :49} =\dfrac{1}{2}\)

Các kết quả của bạn Minh đúng một cách ngẫu nhiên nhưng không thể áp dụng cho phân số có dạng \(\displaystyle {{\overline {ab} } \over {\overline {bc} }}\).

Ví dụ : \(\dfrac{23}{32} = \dfrac{2\not{3}}{\not{3}2} = \dfrac{2}{1}\) là sai.