Đề bài - bài 4 trang 43 sbt sử 12

- Phát triển khoa học - công nghệ chủ yếu trong lĩnh vực sản xuất ứng dụng dân dụng (đóng tàu chở dầu 1 triệu tấn, xây đường hầm dưới biển dài 53,8 km nối Honsu và Hokaido, cầu đường bộ dài 9,4 km)

Đề bài

Hoàn thành bảng hệ thống các giai đoạn phát triển về kinh tế, khoa học - kĩ thuật của Nhật Bản từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến năm 2000.

Các giai đoạn

Kinh tế

Khoa học - kĩ thuật

1945- 1952

1952- 1973

1973- 1991

1991-2000

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Xem lạiBài 8. Nhật Bản

Lời giải chi tiết

Các giai đoạn

Kinh tế

Khoa học - kĩ thuật

1945- 1952

SCAP tiến hành 3 cải cách lớn:

- Thủ tiêu chế độ tập trung kinh tế, giải tán các tập đoàn lũng đoạn "Dai-bát-xư".

- Cải cách ruộng đất, hạn chế ruộng địa chủ, đem bán cho nông dân.

- Dân chủ hóa lao động.

- Từ năm 1950 1951: Nhật khôi phục kinh tế. Kinh tế đạt mức trước chiến tranh.

1952- 1973

- 1952 - 1960: phát triển nhanh.

- 1960 - 1973 phát triển thần kỳ (tốc độ tăng trưởng bình quân là 10,8%/ năm). Năm 1968, vươn lên hàng thứ hai thế giới tư bản sau Mỹ (tổng sản phẩm quốc dân là 183 tỷ USD).

- Đầu những năm 70, Nhật trở thành một trong ba trung tâm kinh tế tài chính thế giới cùng với Mỹ và Tây Âu.

- Rất coi trọng giáo dục và khoa học- kỹ thuật, mua bằng phát minh sáng chế

- Phát triển khoa học - công nghệ chủ yếu trong lĩnh vực sản xuất ứng dụng dân dụng (đóng tàu chở dầu 1 triệu tấn, xây đường hầm dưới biển dài 53,8 km nối Honsu và Hokaido, cầu đường bộ dài 9,4 km)

1973- 1991

- Từ 1973, do tác động khủng hoảng năng lượng, kinh tế Nhật lâm vào những cuộc khủng hoảng và suy thoái ngắn.

- Từ nửa sau 1980, Nhật vươn lên trở thành siêu cường tài chính số một thế giới với dự trữ vàng và ngoại tệ gấp 3 lần Mỹ, gấp 1,5 lần CHLB Đức, trở thành chủ nợ lớn nhất thế giới.

1991-2000

Vẫn là một trong ba trung tâm kinh tế tài chính lớn của thế giới (năm 2000, GNP là 4746 tỷ USD, GDP bình quân là 37408 USD).

Phát triển ở trình độ cao. Năm 1992, phóng 49 vệ tinh nhân tạo, hợp tác với Mỹ, Nga trong các chương trình vũ trụ quốc tế.