Đề bài - thử tài bạn trang 112 tài liệu dạy – học toán 7 tập 2

Mặt khác: \({\widehat I_1} + {\widehat I_2} = {180^o}\) (hai góc kề bù). Nên \({\widehat I_1} = {\widehat I_2} = 90^\circ .\)

Đề bài

Điền vào chỗ trống để hoàn thành phần chứng minh định lí đảo.

Đề bài - thử tài bạn trang 112 tài liệu dạy – học toán 7 tập 2

Chứng minh:

Xét hai trường hợp:

* \(D \in AB\) (hình 45a): Vì DA = DB (gt)

Nên D là.của đoạn thẳng AB, do đó D thuộccủa đoạn thẳng AB.

* \(D \notin AB\)(hình 45b): Kẻ đoạn thẳng nối D với trung điểm I của đoạn thẳng AB.

Ta có \(\Delta DAI = \Delta DBI\,\,\left( {c.c.c} \right)\)

Suy ra \(\widehat {{I_1}} = ...........\)

Mặt khác: \(\widehat {{I_1}} + \widehat {{I_2}} = {180^o}\,\,\left( {........} \right)\)

Nên ..=.= 90o

Vậy..là đường trung trực của đoạn thẳng AB.

Lời giải chi tiết

Chứng minh:

* \(D \in AB\) (hình 45a). Vì DA = DB (gt)

Nên D là trung điểm của đoạn thẳng AB, do đó D thuộc đường trung trực của đoạn thẳng AB.

* \(D \notin AB\) (hình 45b). Kẻ đoạn thẳng nối D với trung điểm của đoạn thẳng AB.

Ta có \(\Delta DAI = \Delta DBI\,\,\left( {c.c.c} \right)\) \( \Rightarrow {\widehat I_1} = {\widehat I_2}.\)

Mặt khác: \({\widehat I_1} + {\widehat I_2} = {180^o}\) (hai góc kề bù). Nên \({\widehat I_1} = {\widehat I_2} = 90^\circ .\)

Vậy DI là đường trung trực của đoạn thẳng AB.