Đề thi vào lớp 10 môn văn chuyên sư phạm

Ngày 01/6/2023, Trường ĐHSP Hà Nội tổ chức Kỳ thi tuyển sinh lớp 10 Trường THPT Chuyên ĐHSP năm 2023 cho 5769 thí sinh trên tổng số 6113 học sinh đăng ký dự thi.

Mỗi thí sinh đã tiến hành bài thi viết 03 môn, bao gồm:

- Môn 1: Môn Toán chung, hệ số 1, thời gian thi 90 phút, dành cho tất cả thí sinh.

- Môn 2: Môn Ngữ văn chung, hệ số 1, thời gian thi 90 phút, dành cho tất cả thí sinh.

- Môn 3: Môn Chuyên, hệ số 2, thời gian thi 120 phút, gồm môn Toán cho thí sinh thi vào Chuyên Toán và Chuyên Tin học; môn Vật lí cho thí sinh thi vào Chuyên Vật lí; môn Hóa học cho thí sinh thi vào Chuyên Hóa học; môn Sinh học cho thí sinh thi vào Chuyên Sinh học; môn Ngữ văn cho thí sinh thi vào Chuyên Ngữ văn và môn Tiếng Anh cho thí sinh thi vào Chuyên Tiếng Anh.

Nhà trường công bố đề thi và đáp án các môn thi để thí sinh tra cứu câu hỏi, đáp án tương ứng và tự đánh giá kết quả làm bài của mình.

Chiều 17/6, các thí sinh dự thi vào lớp 10 trường THPT Chuyên ĐH Sư phạm Hà Nội đã hoàn thành bài thi môn Ngữ Văn chuyên kéo dài 120 phút. Nội dung đề thi và đáp án chi tiết như sau:

Đề thi vào lớp 10 chuyên Văn - THPT Chuyên Sư phạm 2021

Câu 2 (6,0 điểm)

Trong văn bản nghệ thuật, mối quan hệ giữa mở đầu và kết thúc là hết sức đa dạng và luôn giữ vai trò quan trọng làm nên ý nghĩa của tác phẩm.

Hãy giải thích và làm sáng tỏ nhận định trên qua hai bài thơ Ông đồ (Vũ Đình Liên), Bài thơ về tiểu đội xe không kính (Phạm Tiến Duật).

Sáng nay (17/6), các thí sinh tham dự kỳ thi tuyển sinh lớp 10 THPT chuyên Sư phạm Hà Nội làm bài thi môn Ngữ văn điều kiện. Xem đề thi và hướng dẫn làm bài của Tuyensinh247 dưới đây.

Đáp án đề thi vào lớp 10 THPT Chuyên Sư phạm - môn Văn chung 2021

Câu 2 (6,5 điểm)

Với truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa, nhà văn Nguyễn Thành Long đã đem đến cho bạn đọc một vẻ đẹp bình dị mà cao cả nơi Sa Pa “lặng lẽ”.

Hãy viết bài văn (khoảng 4 trang giấy thi) phân tích nhân vật anh thanh niên làm công tác khí tượng trong tác phẩm này (theo SGK Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2020) để làm sáng tỏ ý kiến trên.

Đề Văn chuyên trường THPT chuyên Đại học Sư phạm Hà Nội yêu cầu thí sinh bình luận về tình người, sự vô cảm; sức mạnh và giới hạn của văn chương.

Đề thi vào lớp 10 môn văn chuyên sư phạm

Viết được 10 mặt giấy thi, Vũ Thùy Linh, học sinh trường THCS Nghĩa Tân (Cầu Giấy, Hà Nội), cảm thấy tương đối hài lòng. Linh cho rằng đề thi Văn thiếu tính gợi mở khi yêu cầu cụ thể và quá rõ ràng. Những học sinh muốn sáng tạo và bay bổng một chút hoặc muốn đưa ra quan điểm khác biệt để phản biện đề bài sẽ không có nhiều đất diễn.

Tuy nhiên, nhờ việc yêu cầu cụ thể, Linh cho rằng đề Văn có thể hạn chế việc học sinh quá xa rời đề thi. Với câu nghị luận xã hội, nữ sinh làm tương đối tốt do dẫn chứng của đề bài rõ ràng. Ngược lại, phần nghị luận văn học hơi khó hiểu, Linh phải đọc lại vài lần mới có thể lập dàn ý làm bài. "Em nghĩ mình được khoảng 7 điểm cho đề bài này", Linh nói.

Còn Ngọc Hân (quận Cầu Giấy, Hà Nội) buồn bã vì cho rằng câu nghị luận văn học đã lựa chọn hai tác phẩm "Chiếc lá cuối cùng" và "Lặng lẽ Sa Pa" không liên quan nhiều đến nhau. "Em đã rất cố gắng liên kết hai truyện ngắn này, có lúc hơi ép ý một chút nên chưa ưng ý", Hân nói.

Đánh giá về đề Văn chuyên trường THPT chuyên Đại học Sư phạm Hà Nội, cô Đỗ Khánh Phượng, giáo viên Ngữ văn tại Hệ thống Giáo dục HOCMAI, cho rằng đề quen thuộc như mọi năm với hai câu nghị luận xã hội và nghị luận văn học. Phần nghị luận xã hội dài với hai dữ liệu nói về niềm hạnh phúc khi sống biết cho đi và sự thất bại của giáo dục tình người khi bệnh vô cảm ngày càng nhiều.

Dữ kiện thứ hai dường như không có giá trị nhiều, chỉ gây rối cho tư duy của học sinh bởi yêu cầu đề khá gọn gàng: niềm hạnh phúc khi được trao tặng một nụ cười và biểu hiện của sự vô cảm ngày một nhiều trong cuộc sống hiện nay. Hai vấn đề nêu ra đối lập, đòi hỏi học sinh phải biết thao tác lập luận so sánh. Đồng thời đề bài cũng đòi hỏi sự quan sát tỉ mỉ của học sinh từ thực tế và sự nhạy cảm trong tâm hồn.

Phần nghị luận văn học với hai tác phẩm "Chiếc lá cuối cùng" và "Lặng lẽ Sa Pa", chủ yếu hướng tới vai trò của người nghệ sĩ trong sáng tạo nghệ thuật, giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo của tác phẩm nghệ thuật. Đề yêu cầu cao về lý luận. Tuy nhiên, trong thời gian ngắn với quá nhiều yêu cầu đề: giá trị của nghệ thuật (Bơ-men đã tạo ra "kiệt tác" cứu sống một con người), của lao động nghệ thuật (sự bất lực của nghệ thuật, của hội họa), giới hạn trong việc phản ánh đời sống (tính hiện thực), sức mạnh trong việc tạo ra những giá trị nhân văn cao đẹp (giá trị nhân đạo) thì quả là quá sức với học sinh.

Các câu hỏi đều liên quan đến kiến thức đã được ôn luyện trong chương trình Ngữ văn THCS, tuy nhiên yêu cầu nâng cao là chủ yếu. Đây là một đề khó, nhất là trong việc xác định trọng tâm bài làm. Nếu học sinh không vững lý luận sẽ chỉ luẩn quẩn trong việc xác định giá trị hiện thực và nhân đạo của hai tác phẩm này.

Nhìn chung, đề thi vào chuyên văn Sư phạm (vòng 2) năm nay tập trung khá nhiều vào kỹ năng lập luận của thí sinh. Các câu hỏi vòng vèo, đòi hỏi học sinh phải phân tích đề kỹ càng. Muốn hoàn thành tốt bài làm, các em cần nắm chắc kiến thức lý luận văn học, thuộc những nhận định của các nhà phê bình là một lợi thế. Kỹ năng làm bài phải thành thạo, nhuần nhuyễn, nhất là tạo ra tính liên kết giữa các phần trong bài làm.

"Đề thi khó, nhiều học sinh sẽ lúng túng không biết mình làm đúng hay không khi ra khỏi phòng thi, điểm 6-7 sẽ phổ biến", cô Phượng đánh giá.

Năm 2020, trường THPT chuyên Đại học Sư phạm Hà Nội tuyển 305 chỉ tiêu hệ chuyên các lớp Toán, Ngữ văn, Tin học, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Ngữ văn, Tiếng Anh và có tuyển sinh lớp chất lượng cao. Số hồ sơ nộp vào trường là 4.860, giảm gần 200 so với năm ngoái, nhưng tỷ lệ chọi không biến động (từ 1/9,4 đến 1/29,25) do chỉ tiêu cũng giảm. Tỷ lệ chọi lớp chuyên Ngữ văn là 1/18,8.

Thí sinh dự thi phải làm ba bài thi gồm Toán chung, Ngữ văn chung và môn chuyên. Điểm xét tuyển là điểm môn chuyên nhân hệ số hai cộng điểm hai môn chung. Điểm từng môn phải lớn hơn 2.