Điểm giống nhau giữa hộ kinh doanh và công ty cổ phần

Hộ kinh doanh và doanh nghiệp tư nhân là hai loại hình kinh tế đơn giản trong các loại hình kinh tế. Phân biệt, phân tích sự khác biệt giữa hộ kinh doanh và doanh nghiệp tư nhân?

Cũng như các hoạt động khác trong đời sống xã hội, hoạt động kinh doanh cũng bắt nguồn từ hoạt động của các cá nhân. Khởi đầu chính là hoạt động kinh doanh của cá nhân, dần dần mở rộng và phát triển hơn với sự tham gia của hộ gia đình và các mô hình doanh nghiệp sau này. Cùng với sự ra đời của Hiến pháp năm 1992 đặt nền tảng cho các quy định của pháp luật về doanh nghiệp sau này đã đặt nền tảng về pháp lý cho việc phát triển của các mô hình kinh doanh vừa và nhỏ tại Việt Nam, đặc biệt là hình thức hộ gia đình và doanh nghiệp tư nhân. Với tính chất nền kinh tế đang trên đà phát triển của Việt Nam như hiện nay, các mô hình kinh tế vừa và nhỏ này là bộ phận quan trọng của nền kinh tế, góp phần quan trọng trong việc phát triển kinh tế, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đưa nền kinh tế Việt Nam hội nhập với nền kinh tế quốc tế. Thực tế cho thấy, hộ kinh doanh và doanh nghiệp tư nhân là hai hình thức kinh tế có nhiều nét tương đồng như không có tư cách pháp nhân, tự chịu trách nhiệm về hoạt động của mình bằng toàn bộ tài sản,…Tuy vậy, ở mỗi loại hình vẫn có những điểm đặc thù hoàn toàn khác biệt. Vậy những điểm khác nhau đặc trưng để phân biệt hình thức hộ kinh doanh với mô hình doanh nghiệp tư nhân là gì?

Luật Dương Gia sẽ cùng quý bạn đọc tìm hiểu vấn đề này.

1. Những điểm tương đồng giữa mô hình hộ kinh doanh và doanh nghiệp tư nhân

Hộ kinh doanh và doanh nghiệp tư nhân đều là những mô hình được quy định cụ thể trong Luật doanh nghiệp năm 2020 và Hướng dẫn tại Nghị định 01/2021/NĐ-CP, theo đó, hai hình thức này có những đặc điểm giống nhau như sau:

Thứ nhất, cả hai hình thức này đều là do cá nhân làm chủ, doanh nghiệp tư nhân và hộ kinh doanh đều là những hình thức mà theo đó tự chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của đơn vị mình bằng toàn bộ tài sản của mình. Chủ thể thành lập phải là công dân Việt Nam đủ 18 tuổi, có đầy đủ năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật.

Thứ hai, đối với doanh nghiệp tư nhân và hộ kinh doanh, pháp luật quy định không được phép phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.

2. Sự khác biệt giữa hộ kinh doanh và doanh nghiệp tư nhân

Thứ nhất, về chủ thể thành lập của doanh nghiệp tư nhân và hộ kinh doanh

Theo quy định tại Khoản Điều 188 Luật doanh nghiệp năm 2020 và Điều 79 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, chủ thể thành lập của doanh nghiệp tư nhân và hộ kinh doanh có những điểm khác biệt sau đây:

– Một là, đối với doanh nghiệp tư nhân chỉ duy nhất do một cá nhân thành lập và cá nhân đó phải chịu trách nhiệm mọi trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của chính mình. Trong khi đó, đối với hộ kinh doanh, do tính chất của hộ kinh doanh có thể do một cá nhân thành lập hoặc có thể là một nhóm, một hộ gia đình cùng thành lập. Do đó, việc chịu trách nhiệm đối với hộ kinh doanh cũng sẽ mang tính chất là trên cơ sở toàn bộ tài sản của cá nhân, của nhóm hoặc của hộ gia đình. Như vậy, mặc dù cùng tính chất là chịu trách nhiệm vô hạn của người thành lập đối với doanh nghiệp tư nhân và hộ kinh doanh. Tuy nhiên, nếu như doanh nghiệp tư nhân chỉ là trách nhiệm của một cá nhân thì ở hộ kinh doanh có thể là của một nhóm người hoặc của một hộ gia đình.

Xem thêm: Cần lưu ý những gì khi mở hộ kinh doanh cá thể?

– Hai là, về quyền góp vốn thành lập của chủ doanh nghiệp tư nhân và hộ kinh doanh: Theo quy định tại Khoản 4 Điều 188 Luật doanh nghiệp năm 2020, về nguyên tắc doanh nghiệp tư nhân sẽ không được thực hiện việc góp vốn thành lập cũng như việc mua cổ phần hoặc phần vốn góp với những mô hình công ty khác như công ty hợp danh, trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần. Trong khi đó, đối với hộ kinh doanh, theo quy định tại Khoản 2 Điều 80 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, cá nhân, hộ gia đình thành lập hộ kinh doanh lại hoàn toàn được quyền góp vốn, mua cổ phần trong doanh nghiệp với tư cách cá nhân.

– Ba là, đối với doanh nghiệp tư nhân, người thành lập doanh nghiệp tuyệt đối không thể đồng thời là chủ hộ kinh doanh hoặc thành viên trong những công ty hợp danh. Tuy nhiên, với hộ kinh doanh, vẫn có quy định ngoại lệ, theo đó cá nhân thành lập hoặc tham ga góp vốn thành lập hộ kinh doanh vẫn có thể đồng thời là chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh của công ty hp danh trừ trường hợp được sự nhất trí của các thành viên hợp danh còn lại (theo quy định tại Khoản 3 Điều 80 Nghị định 01/2021/NĐ-CP)

Thứ hai, về quy mô của doanh nghiệp tư nhân và hộ kinh doanh

– Doanh nghiệp tư nhân được thành lập với vốn đầu tư do chủ doanh nghiệp đăng ký, không giới hạn về quy mô, vốn và địa điểm kinh doanh. Ngược lại, đối với hộ kinh doanh lại có những giới hạn cụ thể, theo đó hộ kinh danh chỉ được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm, sử dụng dưới mười lao động. Đối với những hộ kinh doanh có quy mô lớn hơn phải thực hiện theo đúng quy định của pháp luật về việc đăng ký doanh nghiệp (Theo quy định tại Điều 66 Nghị định 78/2015/NĐ-CP). Hiện nay, theo quy định của Nghị định 01/2021/NĐ-CP không còn quy định những hộ kinh doanh có quy mô lớn hơn phải thực hiện theo đúng quy định của pháp luật về việc đăng ký doanh nghiệp.

Điểm giống nhau giữa hộ kinh doanh và công ty cổ phần

Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568

Thứ ba, về điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân và hộ kinh doanh

– Doanh nghiệp tư nhân: buộc phải đăng kí kinh doanh, được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, phải có con dấu trong quản lý được cơ quan công an cấp. Ngược lại, đối với hộ kinh doanh không phải trong mọi trường hợp đều phải đăng ký kinh doanh. Cụ thể đối với những hộ gia đình đang trực tiếp thực hiện việc sản xuất về nông nghiệp, lâm nghiệp, nghư nghiệp, muối hoặc thực hiện những hoạt động buôn bán như hàng rong, quà vặt, buôn chuyến, dịch vụ thu nhập thấp hoặc buôn chuyến thì trừ những ngành nghề có điều kiện sẽ không phải thực hiện đăng ký kinh doanh (Theo quy định tại Khoản 2 Điều 79 Nghị định 01/2021/NĐ-CP).

Xem thêm: Chủ doanh nghiệp tư nhân có được mở công ty trách nhiệm hữu hạn không?

3. Về ưu điểm, nhược điểm của mô hình kinh doanh doanh nghiệp tư nhân và hộ kinh doanh

Trên cơ sở những nhận định về đặc điểm đặc thù của từng loại hình kinh doanh kể trên có thể khẳng định, mỗi loại doanh nghiệp đều có những ưu điểm và nhược điểm khác nhau, cụ thể như sau:

Thứ nhất, đối với doanh nghiệp tư nhân: Đây có thể là một trong những mô hình kinh doanh thuận lợi trong việc quyết định các vấn đề của doanh nghiệp bởi chỉ có một cá nhân làm chủ. Đồng thời cũng là mô hình chủ động trong việc vay vốn bởi chế độ chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của chủ doanh nghiệp. Tuy nhiên bên cạnh đó, doanh nghiệp tư nhân lại không có tư cách pháp nhân, chế độ chịu trách nhiệm vô hạn về tài sản của chủ doanh nghiệp cũng được xem là một điểm rủi ro khi gặp khó khăn về kinh doanh đối với chủ doanh nghiệp.

Thứ hai, đối với hộ kinh doanh: Đây có thể nói là mô hình kinh doanh giản đơn, linh hoạt, phù hợp với cá nhân kinh doanh nhỏ lẻ. Tuy nhiên, chính vì không có tư cách pháp nhân và việc chủ hộ kinh doanh phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình với hoạt động kinh doanh của hộ bên cạnh bộ máy đơn giản khiến cho loại hình này có tính chất hoạt động manh mún, không chặt chẽ như loại hình kinh doanh khác.

2. Hiện tại tôi đang chuẩn bị thành lập một xưởng làm bánh mì với nhân công khoảng 10 người, trường hợp này tôi có đăng ký hộ kinh doanh được không? Trình tự đăng ký được thực hiện như thế nào?

Xem thêm: Tại sao doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân?

1. Cơ sở pháp lý

– Luật doanh nghiệp năm 2020.

– Nghị định 01/2021/NĐ-CP.

2. Luật sư tư vấn

Thứ nhất, về việc đăng ký kinh doanh đối với hộ gia đình nuôi trồng thủy sản:

Tại Điều  79 Nghị định 01/2021/NĐ-CP về hộ kinh doanh có quy định như sau:

“Điều 79. Hộ kinh doanh

Xem thêm: Chủ hộ kinh doanh là gì? Chủ hộ kinh doanh cá thể có được thành lập công ty không?

  1. Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh của hộ. Trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh thì ủy quyền cho một thành viên làm đại diện hộ kinh doanh. Cá nhân đăng ký hộ kinh doanh, người được các thành viên hộ gia đình ủy quyền làm đại diện hộ kinh doanh là chủ hộ kinh doanh.
  2. Hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối và những người bán hàng rong, quà vặt, buôn chuyến, kinh doanh lưu động, kinh doanh thời vụ, làm dịch vụ có thu nhập thấp không phải đăng ký hộ kinh doanh, trò trường hợp kinh doanh các ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quy định mức thu nhập thấp áp dụng trên phạm vi địa phương.”

Theo quy định này, hộ gia đình bạn đang sản xuất về ngư nghiệp, không nằm trong trường hợp ngành, nghề kinh doanh có điều kiện. Đồng thời quy mô của hộ kinh doanh gia đình bạn là dưới mười lao động. Do vậy, hộ gia đình bạn không phải đăng ký hộ kinh doanh theo quy định của pháp luật.

Thứ hai, về việc đăng kí kinh doanh đối với xưởng bánh mì của bạn

Theo quy định tại Điều 79 Nghị định 01/2021/NĐ-CP ở trên, trong trường hợp này bạn phải thực hiện đăng ký hộ kinh doanh theo đúng quy định của pháp luật. Việc đăng ký hộ kinh doanh được thực hiện theo quy trình quy định sau:

Điều 87. Đăng ký hộ kinh doanh

1. Đăng ký hộ kinh doanh được thực hiện tại Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đặt trụ sở hộ kinh doanh.

2. Hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh bao gồm:

a) Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh;

b) Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ hộ kinh doanh, thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh trong trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh;

Xem thêm: Phân biệt công ty TNHH một thành viên với doanh nghiệp tư nhân

c) Bản sao biên bản họp thành viên hộ gia đình về việc thành lập hộ kinh doanh trong trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh;

d) Bản sao văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh đối với trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh.

3. Khi tiếp nhận hồ sơ, Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện trao Giấy biên nhận và cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cho hộ kinh doanh trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ.

Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện phải thông báo bằng văn bản cho người nộp hồ sơ hoặc người thành lập hộ kinh doanh biết. Thông báo phải nêu rõ lý do và các yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ (nếu có).

4. Nếu sau 03 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh mà không nhận được Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh hoặc không nhận được thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh thì người thành lập hộ kinh doanh hoặc hộ kinh doanh có quyền khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.

5. Định kỳ vào tuần làm việc đầu tiên hàng tháng, Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện gửi danh sách hộ kinh doanh đã đăng ký tháng trước cho Cơ quan thuế cùng cấp, Phòng Đăng ký kinh doanh và cơ quan quản lý chuyên ngành cấp tỉnh.”