Điểm khác biệt của ngôn ngữ trong tác phẩm văn học với ngôn ngữ đời sống

Điểm khác biệt của ngôn ngữ trong tác phẩm văn học với ngôn ngữ đời sống

Như M.Gorki đã nói, Văn học chính là nhân học. Văn học ra đời như một trong những lĩnh vực nghệ thuật giúp chúng ta có những trải nghiệm sâu sắc hơn trong cuộc đời này. Hơn hết, nó là một hình thức truyền tải những suy nghĩ, tư tưởng, đạo lý của con người.

1. Đối tượng, chức năng của văn học

1.1. Đối tượng

Đối tượng của văn học, nó chính là hiện thực khách quan, là đời sống xã hội. Trong những hiện tượng muôn màu muôn vẻ của hiện thực khách quan thì vẫn có một đối tượng mà văn học nghệ thuật đặc biệt quan tâm hơn cả chính là con người.

Văn học Việt Nam lấy tính cách con người làm trung tâm của việc miêu tả phản ánh. Thật vậy, theo M.Gorki “Văn học là nhân học”. Điều đó có thể chứng minh rằng đối tượng mà văn học muốn hướng đến đó là tính cách, cảm xúc và hành động của con người trong những điều kiện lịch sử xã hội nhất định.

Có thể thấy, đối tượng của Văn học lấy con người làm trung tâm. Và từ đó mà có thể “phác họa” ra thêm nhiều điều, tạo ra những điều mới mẻ, sáng tạo trong lĩnh vực nghệ thuật thông qua ngôn từ.

1.2. Nội dung

Nội dung của văn học Việt Nam chính là những gì đã trải qua một quá trình trăn trở, dằn vặt, khát khao, hy vọng trong tâm hồn người nghệ sĩ. Điều đó có thể hiểu văn học không đồng nhất hay thống nhất với đối tượng mà nó nhắm đến.

Bởi lẽ phía sau bức tranh hiện thực được tái hiện bằng ngôn ngữ, nội dung của văn học bao giờ cũng chứa đựng những quan niệm, những cái nhìn hay những khát vọng…của người nghệ sỹ về cái đẹp, cái tốt, cái thiện cũng như là những cái xấu, các ác về những triết lý nhân sinh hay một lý tưởng cao cả nào đó được hướng đến. 

1.3. Chức năng

Có nhiều quan niệm, xét nhiều phương diện, chủ yếu qua 3 chức năng sau đây:

Văn học phản ánh đời sống xã hội của con người và giúp người đọc hiểu biết về cuộc sống và con người thông qua các tác phẩm. Văn học còn giúp con người tự nhận thức về bản thân mình.

Văn học giúp con người hình thành một khả năng nhận biết cái đúng – cái sai, cái đẹp – cái xấu, cái thiện – cái ác…trong cuộc sống.

Văn học có chức năng làm thỏa mãn những nhu cầu về cầu về cái đẹp, trau dồi năng lực và thị hiếu thẩm mĩ cho con người.

2. Hình tượng văn học, nhân vật văn học

Điểm khác biệt của ngôn ngữ trong tác phẩm văn học với ngôn ngữ đời sống
Hình tượng và nhân vật được thể hiện qua ngôn từ

2.1. Hình tượng

Hình tượng là một trong những phương thức phản ánh đặc thù của ý thức con người đối với hiện thực, là bức tranh sinh động và tổng hợp về cuộc sống con người, được dựng nên bằng hư cấu, trí tưởng tượng và có ý nghĩa mỹ học.

Hình tượng thường được dùng để xác định 2 đối tượng: Hình tượng toàn tác phẩm và hình tượng nhân vật. Qua đó mà có thể thấy hình tượng giúp chúng ta có thể hiểu được những ý nghĩ, thông điệp hay những triết lý mà tác giả muốn nhắn gửi thông qua một tác phẩm văn học nào đó.

Hình tượng văn học Việt Nam cũng có 3 đặc điểm chính:

Đầu tiên, hình tượng văn học là sự thống nhất biện chứng sinh động giữa mặt cá biệt – cảm tính và giữa cái cụ thể – khái quát. Đây được xem là đặc điểm cơ bản nhất của một hình tượng văn học.

Thứ hai, hình tượng văn học Việt Nam là sự thống nhất biện chứng giữa những cái chủ quan và khách quan. Giúp cho ta có cái nhìn đa chiều với mỗi nhân vật, mỗi câu chuyện trong một tác phẩm

Thứ ba, hình tượng văn học có sự thống nhất giữa cảm xúc và lý trí. Điều này có thể rất khó nhân ra những đa số một nhân vật được xem là hình tượng sẽ có những cảm xúc và lý trí đan xen với nhau hay một câu chuyện được xem là hình tượng thì nó sẽ đan xen những cảm xúc và sự lý trí của tác giả viết ra nó.

2.2. Nhân vật

Nhân vật văn học là hình ảnh về con người được các tác giả đưa vào những trang văn của mình, mỗi nhân vật văn học sẽ có những vai trò và vị trí nhất định trong một tác phẩm. Vì thế mà trong 1 tác phẩm sẽ có nhiều loại nhân vật khác nhau. Các loại nhân vật có thể là:

  • Nhân vật chính trong văn học Việt Nam là nhân vật quan trọng nhất, thường xuất hiện nhiều nhất trong tác phẩm. Trong tác phẩm văn học có nhiều nhân vật chính thì nhân vật chính nào quan trọng hơn cả được coi là nhân vật trung tâm.
  • Nhân vật phụ là nhân vật văn học mang một vai trò thứ yếu trong một tác phẩm, nhân vật phụ xuất hiện để góp phần triển khai và bộc lộ những tư tưởng thông điệp của tác phẩm 
  • Nhân vật chính diện là nhân vật có tính tích cực trong một tác phẩm, thường tượng trưng cho chủ đề của tác phẩm.
  • Nhân vật phản diện là nhân vật mang tính tiêu cực trong một tác phẩm, thường chống lại những lý tưởng trong chủ đề của một tác phẩm.
  • Nhân vật trữ tình là nhân vật có thể trực tiếp bộc lộ cảm xúc và ý nghĩa của mình trong một tác phẩm trữ tình.

3. Ngôn ngữ trong văn học

Điểm khác biệt của ngôn ngữ trong tác phẩm văn học với ngôn ngữ đời sống
Ngôn ngữ là yếu tố đầu tiên của văn học

3.1. Ngôn ngữ văn học là gì?

 Văn học là một ngành nghệ thuật lấy ngôn từ làm phương tiện để xây dựng hình tượng, phản ánh cuộc sống. Vì thế mà theo M.Gorki thì ngôn ngữ là yếu tố được coi là đầu tiên và quan trọng nhất của văn học.

Ngôn ngữ văn học sử dụng ngôn ngữ của toàn dân hay sử dụng ngôn ngữ phổ thông đã qua sự “chế biến” của nhà văn một cách sáng tạo và nâng cao nhất.

3.2. Đặc điểm ngôn ngữ văn học

  • Ngôn ngữ giàu tính hình tượng.

Với đặc điểm giàu tính hình tượng thì ngôn ngữ văn học được xem là một “chất liệu” để xây dựng hình tượng nghệ thuật. Hơn hết, ngôn ngữ văn học còn có khả năng diễn đạt, miêu tả và lột tả cụ thể.

Ví dụ: Xem xét các câu thơ trong truyện Kiều của Nguyễn Du

Người về chiếc bóng năm canh,

Kẻ đi muôn dặm một mình xa xôi.

Vầng trăng ai xẻ làm đôi,

Nửa in gối chiếc nửa soi dặm trường.

Ta như thấy hiện ra trước mắt cảnh chia ly đầy lưu luyến, xót xa giữa Thuý Kiều và Thúc Sinh: Kẻ ở – người đi đều lẻ loi đơn chiếc. Từng hình ảnh hiện lên như “chiếc bóng năm canh”, “một mình xa xôi”, “gối chiếc”, đặc biệt là hình ảnh “vầng trăng ” như bị ” Xẻ đôi”

Tính hình tượng của ngôn ngữ văn học chính là tính chất của các yếu tố ngôn ngữ có khả năng tưởng tượng, liên tưởng gợi lên được các hình ảnh, hiện thực về các sự vật, hiện tượng hay những nhân vật, con người được nhà văn miêu tả trong các tác phẩm văn học ấy.

  • Ngôn ngữ giàu tính chính xác cao

Văn học có nhiệm vụ xây dựng những vấn đề điển hình dựa trên thực tiễn cuộc sống, nó phản ánh hiện thực, giúp cho con người nhận thức sâu sắc hơn về cuộc sống này. Vì vậy, nhà văn phải sử dụng ngôn ngữ thật chính xác để diễn tả sự việc, hiện tượng của đời sống được chân thực và có nghệ thuật.

Ví dụ: 

Mặt trời xuống biển như hòn lửa,

Sóng đã cài then đêm sập cửa.

Hay 

Mặt trời đội biển nhô màu mới,

Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi.

 (Đoàn thuyền đánh cá)

  • Ngôn ngữ giàu tính cô đọng, súc tích

Tính cô đọng súc tích trong ngôn ngữ bài văn là sự biểu đạt ý nghĩa một cách kiệm lời. Sử dụng ngôn từ vừa đủ, vừa bao hàm được ý nghĩa cũng như tư tưởng trong một tác phẩm.

3.3. Tổ chức ngôn ngữ trong tác phẩm thơ

Một yếu tố quan trọng trong ngôn ngữ thơ chính là nhịp điệu. Nhịp điệu là một tính chất đặc thù và đặc trưng trong thể loại thơ của văn học.

Nhịp thơ cũng giống như hơi thở của con người, nó bao hàm những cảm xúc của tác giả sáng tác ra bài thơ ấy, hòa quyện với hơi thở của nhà văn để truyền tải những suy nghĩ, ý nghĩ của nhà văn thông qua các bài thơ.

Có thể nói, nhịp thơ là một yếu tố mang tính thẩm mỹ cao do con người sáng tạo ra nhằm thể hiện những tâm tư tình cảm của mình thông qua thể loại thơ ca.

3.4. Tổ chức ngôn ngữ trong tác phẩm văn xuôi

Ngôn ngữ văn xuôi có hai bộ phận: Ngôn ngữ nhân vật; Ngôn ngữ người kể chuyện

  • Ngôn ngữ nhân vật thường được thể hiện một cách trực tiếp (có thể bằng đối thoại hoặc độc thoại) của nhân vật. Vì thế mà các tác phẩm văn xuôi thường đậm chất lời kể của ngôn ngữ nhân vật.
  • Ngôn ngữ người kể chuyện đem lại cho người đọc một thái độ đối với những vấn đề mà tác phẩm đề cập đến, hướng người đọc tới những quan điểm thẩm mỹ mà tác giả đưa vào tác phẩm.

3.5. Tổ chức ngôn ngữ trong tác phẩm kịch.

Ngôn ngữ trong tác phẩm kịch luôn là những ngôn ngữ gần gũi với ngôn ngữ hàng ngày. Ngôn ngữ kịch thể hiện ở hai dạng chính: Đối thoại (chủ yếu) Độc thoại.

4. Đề tài, chủ đề và kết cấu trong văn học

Điểm khác biệt của ngôn ngữ trong tác phẩm văn học với ngôn ngữ đời sống
Xác định đề tài của một tác phẩm cần phải xem tác phẩm viết về cái gì

4.1. Đề tài

Là phạm vi cuộc sống mà nhà văn chọn lựa làm cơ sở sáng tác. Để xác định chính xác đề tài của một tác phẩm thì cần phải xem tác phẩm ấy viết về cái gì, vấn đề gì?

Ví dụ: Đề tài thường rất đa dạng: Cỏ cây, chim muông, con người nông thôn hay thành thị, là chiến tranh hay hòa bình…

4.2. Chủ đề – tư tưởng

Chủ đề là những vấn đề chủ yếu hoặc ý nghĩa cơ bản của đề tài hoặc được nhà văn thể hiện trong tác phẩm.

Với tư tưởng trong một tác phẩm được xem là cách nhìn nhận, quan sát, đánh giá của nhà văn đối với một chủ đề hay một đề tài nào đó mà tác phẩm đề cập đến. Cũng có trường hợp tư tưởng và cách giải quyết, là một lối thoát ra khỏi một vấn đề bất lực nào đó mà tác giả muốn hướng đến.

Ví dụ: Chủ đề của “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố là số phận cay đắng của người nông dân trước CMT8. Còn Tư tưởng của “Tắt đèn” thể hiện ở việc lý giải, chỉ rõ những nguyên nhân làm cho cuộc sống của người nông dân trở nên cùng cực, từ đó toát ý nghĩa: phải xoá bỏ cái chế độ bất công người bóc lột người tàn bạo ấy.

4.3. Kết cấu và bố cục

Bố cục là việc dàn dựng, sắp xếp phân bố từng phần, từng đoạn, từng chương của tác phẩm.

Kết cấu là hệ thống những vị trí, những điểm nhìn để giúp người đọc có thể nhìn ngắm, quan sát cả từ bên ngoài vào bên trong một tác phẩm nào đó. Và nhờ đó mà người đọc có thể tìm kiếm, khám phá ra những cái đẹp, điều hay thông qua hình tượng nghệ thuật được nhà văn sáng tạo ra và thể hiện trong một tác phẩm văn học. 

Văn học đóng vai trò không thể thiếu trong cuộc sống mỗi người. Nhờ có văn học mà tâm hồn con người trở nên đồng điệu, yêu đời, yêu cuộc sống.