Đức pháp ý đình chỉ tiêm vaccine astrazeneca

Trong lúc hôm qua, thêm bảy nước châu Âu (gồm Đức, Pháp, Ý, Slovenia, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và Latvia) quyết định tạm ngừng sử dụng AstraZeneca, cũng ngày hôm qua, 15/03, Cơ quan Dược phẩm châu Âu thông báo trong khi cuộc điều tra đang diễn ra, EMA hiện vẫn giữ quan điểm là lợi ích của vac-xin AstraZeneca trong việc ngăn ngừa COVID-19 « lớn hơn nguy cơ tác dụng phụ ». Cơ quan Dược phẩm châu Âu (EMA) dự kiến sẽ phải sớm đưa ra quan điểm chính thức về hồ sơ này. Trả lời báo giới, bộ trưởng Y Tế Pháp Olivier Véran nhấn mạnh là ông hy vọng « cộng đồng khoa học châu Âu » sẽ có quyết định về vấn đề này vào chiều ngày thứ Năm 18/03 tới. Bộ phận phụ trách đánh giá các nguy cơ của dược phẩm của EMA có một cuộc họp hôm nay về chủ đề này.  

Về phản ứng của Tổ chức Y tế Thế giới, hôm nay, nhóm chuyên gia của WHO về tiêm chủng cũng có cuộc họp để xem xét về độ an toàn của vac-xin, « trong sự phối hợp chặt chẽ với với Cơ quan Dược phẩm châu Âu », theo tổng giám đốc Tedros Adhanom Ghebreyesus. Tuy nhiên, WHO khẳng định AstraZeneca an toàn, ngay sau khi hàng loạt quốc gia đình chỉ tiêm chủng vac-xin AstraZeneca. Thông tín viên Jérémie Lanche từ Genève cho biết cụ thể:

 « Tổ chức Y tế Thế giới ngay lập tức khẳng định : Không có lý do gì để không tiêm chủng Covid-19 với vac-xin AstraZeneca. Định chế y tế của Liên Hiệp Quốc nhắc lại rằng việc đình chỉ một dược phẩm do các hiệu ứng phụ không phải là chuyện bất thường. Và điều này thậm chí còn là bằng chứng cho thấy là hệ thống giám sát vận hành tốt. Ngoại trừ một thực tế là cho đến nay, chưa có bằng chứng nào cho thấy có liên hệ giữa chứng máu đông, ghi nhận ở một số người được tiêm chủng, và vac-xin AstraZeneca.  

Người phụ trách khoa học của WHO, bà Soumya Swaminathan, cho biết bà hiểu nỗi ngờ vực của các nước châu Âu, nhưng không đồng tình với việc ngừng chiến dịch tiêm chủng : ‘‘Ít nhất 2,6 triệu người chết do Covid-19. Trong lúc, trên tổng số 300 triệu liều vac-xin đã được sử dụng trên khắp thế giới, hiện không có bất cứ một trường hợp tử vong nào có liên hệ trực tiếp với một loại vac-xin, bất kể vac-xin nào. Như vậy, tôi tin rằng, nếu như một mặt, chúng ta phải theo dõi rất sát các diễn biến, mặt khác chúng tôi cũng không muốn làm cho mọi người phải hoảng hốt. Trong hiện tại, chúng tôi khuyến nghị các nước nên tiếp tục chương trình tiêm chủng với AstraZeneca. Chúng ta sẽ sớm có thông tin rõ ràng hơn’’. 

Tổng cộng cho đến nay, đã có khoảng hơn 10 nước đình chỉ tiêm chủng với vac-xin AstraZeneca. Một số nước chỉ đơn giản là tạm thời chưa sử dụng một số lô vac-xin bị nghi ngờ. Vấn đề này chỉ liên quan đến các nước châu Âu. Ngược lại, không hề có nghi ngờ nào về số vac-xin AstraZeneca được sản xuất tại Ấn Độ và Hàn Quốc. Chính hai quốc gia này là nơi sản xuất tuyệt đại đa số vac-xin AstraZeneca dành cho những nước nghèo trong khuôn khổ chương trình tiêm chủng Covax do WHO điều phối ».  

Vac-xin AstraZeneca, do tập đoàn AstraZeneca và đại học Oxford hợp tác chế tạo, tính đến nay đã được tiêm hơn 11 triệu liều. Trong lúc nhiều nước châu Âu ngừng tiêm AstraZeneca, Thái Lan hôm nay khởi sự trở lại chiến dịch tiêm ngừa với loại vac-xin này. Thái Lan là quốc gia ngoài châu Âu đầu tiên tạm đình chỉ việc tiêm AstraZeneca.

Ba nước lớn nhất châu Âu đồng loạt đình chỉ việc sử dụng vaccine Covid-19 của hãng AstraZeneca ngày 15/3 để đề phòng, trong khi chờ thêm báo cáo về nguy cơ đông máu.

Chính phủ Đức và Pháp và Italy ngày 15/3 đình chỉ việc sử dụng vaccine Covid-19 của hãng AstraZeneca do lo ngại nguy cơ gây đông máu của loại vaccine này, theo Guardian.

Bộ Y tế Đức cho biết quyết định đình chỉ nói trên được coi là "biện pháp phòng ngừa" và dựa trên khuyến cáo của Viện Paul Ehrlich, tức cơ quan quản lý vaccine quốc gia Đức.

Viện này đang kêu gọi điều tra thêm về các trường hợp xuất hiện tác dụng phụ khi được tiêm vaccine Covid-19 của hãng AstraZeneca, theo AP.

Trong tuyên bố, Bộ Y tế Đức cho biết Cơ quan Dược phẩm châu Âu sẽ quyết định “liệu ​​thông tin mới có ảnh hưởng đến việc cấp phép vaccine hay không và sẽ ảnh hưởng như thế nào".

Cùng ngày, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron thông báo nước này sẽ ngừng triển khai vaccine Covid-19 của AstraZeneca để chờ đánh giá từ Cơ quan Dược phẩm châu Âu (EMA), dự kiến được công bố ngày 16/3.

Cơ quan quản lý dược phẩm Italy (AIFA) cũng tuyên bố ngừng tiêm vaccine AstraZeneca trên cả nước. Đây là biện pháp tạm thời và để đề phòng trong khi chờ báo cáo của EMA.

Đức pháp ý đình chỉ tiêm vaccine astrazeneca

Một số quốc gia đã đình chỉ việc sử dụng vaccine Covid-19 của hãng AstraZeneca do lo ngại về tác dụng phụ. Ảnh: Reuters.

Trước đó, các nhà chức trách ở Ireland, Đan Mạch, Na Uy, Iceland và Hà Lan đã đình chỉ việc sử dụng vaccine Covid-19 của hãng này vì lo ngại nguy cơ đông máu.

Cho tới nay, 15 quốc gia tại châu Âu dừng tiêm toàn bộ hoặc một phần lô vaccine Covid-19 của AstraZeneca do lo ngại xảy ra tình trạng đông máu, đã được ghi nhận ở Đan Mạch và Na Uy.

Hôm 15/3, bộ trưởng Y tế Indonesia cho biết nước này sẽ trì hoãn việc sử dụng vaccine Covid-19 của hãng AstraZeneca và chờ đánh giá từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).

Cùng ngày này, chính phủ Thái Lan tuyên bố sẽ bắt đầu tiêm vaccine Covid-19 của AstraZeneca từ ngày 16/3, sau một thời gian ngắn lo ngại về mức độ an toàn của loại vaccine này. Những người được tiêm đầu tiên là Thủ tướng Prayuth Chan-ocha và các bộ trưởng trong nội các.

Đến ngày 14/3, hãng AstraZeneca cho biết đã thực hiện "đánh giá cẩn thận" dữ liệu từ hơn 17 triệu người được tiêm chủng ở Anh và Liên minh châu Âu, từ đó cho thấy "không có bằng chứng về việc tăng nguy cơ thuyên tắc phổi, huyết khối tĩnh mạch sâu hoặc giảm tiểu cầu".

Trải nghiệm được tiêm vaccine miễn phí của người Việt ở nước ngoài Mỹ và Nga đã sớm triển khai, vận động người dân tiêm ngừa Covid-19. Người Việt đang sống tại hai nước này có thể đăng ký để được tiêm vaccine miễn phí.

Đức pháp ý đình chỉ tiêm vaccine astrazeneca

Một người được tiêm vắc xin tại Anh (Ảnh: AFP).

"Theo khuyến cáo của Viện Paul Ehrlich, chính phủ đình chỉ tiêm vắc xin AstraZeneca để đề phòng", Bộ Y tế Đức ngày 15/3 thông báo.

Theo thông báo trên, Bộ trưởng Y tế Đức Jens Spahn sẽ cung cấp thêm thông tin chi tiết tại cuộc họp báo vào 4 giờ chiều 15/3 theo giờ địa phương.

Không lâu sau thông báo của Đức, Cơ quan quản lý dược phẩm Italy (AIFA) cũng thông báo dừng tiêm vắc xin AstraZeneca. AIFA cho biết đây là biện pháp "phòng ngừa và tạm thời" trong khi chờ báo cáo của Cơ quan Dược phẩm châu Âu (EMA).

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron ngày 15/3 cho biết nước này sẽ dừng tiêm vắc xin AstraZeneca trong lúc chờ đánh giá từ EMA. Đánh giá này dự kiến được công bố vào ngày 16/3.

Nhiều nước châu Âu thông báo tạm ngừng sử dụng vắc xin AstraZeneca, sau khi xuất hiện thông tin về một số trường hợp đông máu ở người tiêm vắc xin này. Tại châu Á, Indonesia cũng quyết định hoãn chương trình tiêm vắc xin AstraZeneca trong khi chờ xác nhận từ WHO.

Mặc dù vậy, Cơ quan Dược phẩm châu Âu và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đều nói rằng không có dấu hiệu nào cho thấy các trường hợp đông máu là do vắc xin AstraZeneca gây ra. Nhà sản xuất AstraZeneca cũng khẳng định không có bằng chứng cho thấy vắc xin của họ làm tăng nguy cơ xuất hiện các cục máu đông.

Vắc xin Covid-19 của AstraZeneca được nghiên cứu và phát triển dựa trên cơ sở hợp tác của hãng dược AstraZeneca với Đại học Oxford (Anh). Vắc xin AstraZeneca đã được phê duyệt sử dụng khẩn cấp hoặc lưu hành trên thị trường tại hơn 50 quốc gia. Đến nay, khoảng 17 triệu người ở Anh và châu Âu đã tiêm loại vắc xin này.

Thành Đạt

Theo Reuters

Ngày 15/3, Bộ Y tế Đức cho biết quốc gia này tạm ngừng sử dụng vaccine ngừa COVID-19 của AstraZeneca sau khi có thông tin về khả năng vaccine này gây ra chứng huyết khối tĩnh mạch (cục máu đông).

  • COVID-19 tại ASEAN hết 15/3: Xấp xỉ 56.000 ca tử vong; Philippines lập 'kỷ lục' ca mắc mới

  • Người tử vong sau khi tiêm vaccine AstraZeneca tại Hà Lan có dấu hiệu bất thường

  • Đại học Oxford khẳng định vaccine AstraZeneca không liên quan với bệnh huyết khối

Đức pháp ý đình chỉ tiêm vaccine astrazeneca
Vaccine ngừa COVID-19 của AstraZeneca. Ảnh: AFP/TTXVN

Trong một thông báo, bộ trên dẫn khuyến nghị của Viện Paul Ehrlich (PEI), cơ quan phụ trách về vaccine của Đức, nói rằng: "Sau các tin tức mới về hiện tượng huyết khối có liên quan đến tiêm vaccine ở Đức và châu Âu, PEI thấy rằng cần xem xét kỹ lưỡng hơn. Cơ quan quản lý được phẩm châu Âu (EMA) sẽ quyết định xem liệu các phát hiện mới sẽ ảnh hưởng thế nào đến việc phê chuẩn vaccine". Bộ Y tế Đức cũng khẳng định rất nghiêm túc với các báo cáo liên quan và thường xuyên kiểm tra tình hình dữ liệu. PEI và EMA cũng sẽ tổ chức các nhóm chuyên gia để "xem xét kỹ vấn đề".

Bộ trưởng Y tế Đức Jens Spahn cho biết có 7 hiện tượng bị huyết khối và cho dù đây là "rủi ro rất thấp" trong số 1,6 triệu mũi tiêm vaccine đã tiến hành ở nước này nhưng sẽ là cao hơn mức trung bình nếu được xác nhận liên quan đến vaccine AstraZeneca. Quan chức này cũng nhấn mạnh quyết định tạm ngừng sử dụng vaccine là một biện pháp "thuần túy mang tính phòng ngừa", đồng thời bày tỏ hy vọng EMA sẽ đưa ra hướng dẫn cụ thể trong tuần này sau khi xem xét kỹ lưỡng các trường hợp.

Tiếp sau Đức, hai quốc gia châu Âu khác là Pháp và Italy cùng ngày cũng đưa ra quyết định tương tự. Tổng thống Pháp Emmanuel Macron nói thêm rằng EMA dự kiến sẽ đưa ra hướng dẫn vào chiều 16/3 (theo giờ địa phương). Cơ quan dược phẩm Italy AIFA cũng nhấn mạnh việc ngừng sử dụng vaccine AstraZeneca là "mang tính phòng ngừa và tạm thời" trong khi chờ hướng dẫn của EMA.

Trước đó, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết nhóm cố vấn của cơ quan y tế lớn nhất thế giới này đang xem xét lại các báo cáo liên quan đến vaccine ngừa COVID-19 của AstraZeneca tuy chưa có bằng chứng cho thấy việc tiêm vaccine này gây ra bất kỳ sự cố nào đối với sức khỏe. WHO kêu gọi các nước trên thế giới không nên ngừng chương trình tiêm chủng sau khi một số quốc gia thông báo tạm ngừng sử dụng vaccine AstraZeneca do lo ngại về độ an toàn.

Ngày 11/3, Đan Mạch là nước đầu tiên đình chỉ việc tiêm chủng vaccine AstraZeneca viện dẫn một số trường hợp bị chứng đông máu nghiêm trọng sau khi được tiêm vaccine này. Tiếp đó, một số nước cũng ngừng tiêm vaccine AstraZeneca là Na Uy, Iceland, Bulgaria, Ireland và Hà Lan.

Tại châu Á, Bộ trưởng Khoa học, Công nghệ và Đổi mới Malaysia Khairy Jamaluddin, đồng thời là người điều phối chương trình tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 của nước này, cho biết quốc gia Đông Nam Á sẽ tiếp tục mua và đặt hàng vaccine của hãng AstraZeneca.

Phát biểu trong cuộc họp báo chiều 15/3, ông Khairy Jamaluddin cho hay hãng AstraZeneca đã thông báo cho Malaysia về tác dụng phụ của vaccine và chưa có dữ liệu nào cho thấy mối liên hệ trực tiếp giữa vaccine này và các báo cáo về bệnh huyết khối ở người. Bộ trưởng Khairy cũng khẳng định bộ này sẽ nghiên cứu dữ liệu lâm sàng về các sự cố đã xảy ra tại các quốc gia đã triển khai tiêm vaccine ngừa COVID-19 của AstraZeneca và đưa ra kết luận về việc sử dụng vaccine này.

Cùng ngày, một quốc gia Đông Nam Á khác là Thái Lan thông báo sẽ tiếp tục dùng vaccine AstraZeneca. Cụ thể, Thái Lan sẽ bắt đầu sử dụng vaccine AstraZeneca vào ngày 16/3 sau một thời gian ngắn tạm ngừng. Theo người phát ngôn Văn phòng chính phủ Thái Lan, Natreeya Thaweewong, Thủ tướng Prayuth Chan-o-cha và các thành viên nội các sẽ là những người đầu tiên được tiêm vào ngày 16/3.

Chương trình tiêm ngừa COVID-19 của Thái Lan phụ thuộc nhiều vào vaccine AstraZeneca. Nước này dự kiến bắt đầu sản xuất vaccine AstraZeneca từ tháng 6 để phân phối trong khu vực, với 61 triệu liều được dành cho nước này.

TTXVN/Báo Tin tức

Đức pháp ý đình chỉ tiêm vaccine astrazeneca

WHO khuyến nghị tiếp tục tiêm vaccine AstraZeneca

Ngày 15/3 (theo giờ địa phương), Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết các quốc gia nên tiếp tục sử dụng vaccine AstraZeneca ngừa COVID-19 từ bây giờ, sau khi một số quốc gia ngừng sử dụng loại vaccine này vì lo ngại nguy cơ sinh cục máu đông.

Chia sẻ:

Từ khóa:

  • COVID-19,
  • Đức,
  • Pháp,
  • Italy,
  • ngừng sử dụng vaccine AstraZeneca,
  • vaccine,
  • AstraZeneca,
  • chứng huyết khối tĩnh mạch,
  • cục máu đông,